Wednesday, December 24, 2008

thấy hay hay - copy về xem chơi



Cuộc đời là bất phương trình
Bao nhiêu ẩn số bực mình bấy nhiêu

Cũng không rõ ai là tác giả câu thơ này, chỉ biết là ngay từ khi còn bé thấy mẹ thỉnh thoảng đọc vui. Còn một câu sau nữa nhưng ý nghĩa không tích cực lắm nên mình không thích. Hồi xưa còn bé thì mình chỉ nghĩ đây là một câu thơ tếu táo truyền miệng nhau từ cái thời mẹ còn là sinh viên ở Tây Bắc. Nhưng càng lớn, càng được học hành, càng được đi đấy đi đó, càng được gặp nhiều người mình lại thấy rất thích câu này.

Phương trình, bất phương trình, hệ phương trình, nói nôm na là ta có một ràng buộc và điều kiện của các ẩn số. Bằng các phương pháp giải khác nhau ta phải đi tìm đáp án của ẩn số, gọi là Nghiệm. Còn nếu không tìm được đáp án nào thỏa mãn thì ta gặp trường hợp Vô Nghiệm.

Vậy cuộc đời có phải là một hệ phương trình vô cùng lớn với rất nhiều ẩn số mà ta đi tìm ra Nghiệm hay không.

Tuổi còn thơ, ai mà chả ham chơi, nhưng mà bố mẹ thì lại bắt phải chăm học để được thứ hạng cao.
Vậy là ta có phương trình:

Thời gia Chơi + Thời gian Học + Thời gian Ngủ + Thời gian Linh Tinh = 24h
Phương pháp giải tìm Nghiệm thì đơn giản:
- Chơi chán thì đi học, không chơi không học thì đi làm việc khác.
- Bố mẹ bắt đi học thì đi học, không bắt học thì ta đi chơi.


Trong cuộc sống hằng ngày có chăng mọi việc đều có thể quy về một phương trình hay không. Nếu ta có thể đơn giản hóa sự việc thì không khó để quy về một phương trình, đôi khi lại là bậc nhất ấy chứ. Và khi quy về phương trình rồi thì ta sẽ áp dụng các phương pháp giải khác nhau: giải trực tiếp, biện luận, đoán nghiệm . . . để tìm Nghiệm. Nếu áp dụng tất cả các phương pháp mà vẫn không tìm thấy đáp án của ẩn số thì khi đó phương trình sẽ Vô Nghiệm. Trong trường hợp đấy thì tốt nhất ta đừng nên mất thời gian cho sự việc đấy nữa nếu có thể. Còn nếu không bỏ được sự việc đó thì sao nhỉ . . . Phải học cách chấp nhận thôi . . . Cuộc sống mà . . . Không phải sự việc nào cũng có thể giải quyết được . . .

Tuesday, December 23, 2008

Nhậu - Không nhậu

Sởn gai ốc mồi nhậu... chuột cống!
Thứ Hai, 22/12/2008 - 11:52 AM

Nhiều thiếu niên lang thang ở TPHCM đi săn chuột cống để bán cho quán nhậu. Khi đến với thực khách, nó đã trở thành món đặc sản chuột đồng.


Dưới gầm một cây cầu trên địa bàn quận Bình Thạnh, một nhóm thiếu niên lang thang cầm ná bắn tên sắt nhọn mon men tìm kiếm. Tân, một thành viên trong nhóm, cho biết các em đang “đi săn chuột cống bán cho quán nhậu”.
Cậu bật mí, trước đây 5 thành viên trong nhóm thường ra ngoại thành săn chuột đồng, sau đó làm sẵn, bán lại cho các quán nhậu đặc sản. Vì những cánh đồng ngoại thành giờ đã bị san lấp cất nhà, xây xí nghiệp nên chuột đồng ngày càng hiếm. Thiếu “hàng”, một số quán đã gợi ý thu luôn cả chuột cống với giá 10-15 nghìn đồng một kg, với điều kiện là cấm bép xép chuyện này, nếu không thì họ sẽ ngưng lấy hàng.
Tân hăm hở: “Nhiều lúc trúng chỉ cần năm con lớn, mỗi con gần hai kg là đủ rồi anh ơi”. Tân cho biết, những nơi cậu hay bỏ mối thịt chuột không phải ở các quận vùng ven mà là một số quán nhậu đặc sản nằm ở trung tâm thành phố.
Anh Lâm, từng là “bếp trưởng” của quán nhậu N.H. trên đường Xuyên Á, xác nhận rằng so với chuột đồng thì thịt chuột cống chẳng khác mấy. Trước khi mang ra bán, chuột nguyên liệu đã được “xử lý cơ bản” (lột da, ngâm nước sôi, ướp hương vị...) nên ít thực khách nào đủ tỉnh táo để phân biệt đâu là chuột đồng đâu là chuột cống.

Đồ ăn thừa (ảnh trên, phải) biến thành đĩa mới hấp dẫn (trên, trái). Chuột cống cũng biến thành mồi nhậu

Mang đồ ăn thừa cho khách
Không chỉ biến chuột cống thành chuột đồng, các quán nhậu TPHCM cũng giỏi biến hóa các nguyên liệu cũ, thức ăn thừa thành món ăn cho thực khách.
Tại một quán hải sản ở phố nhậu trên đường bờ kè Nhiêu Lộc, quận 3, khoảng 10h khuya, một nhóm thực khách có vẻ say vào gọi hai đĩa nghêu hấp lá gừng. Sau một hồi loay hoay, người phục vụ bưng ra ngay hai đĩa mà khi kiểm chứng lại toàn... vỏ nghêu là chính. Sò dương nướng mỡ hành chỉ là một cục mỡ heo nướng rồi cho vào vỏ sò đã sử dụng.
Tại quán nhậu A.T. trên đường Tây Thạnh, đêm 10/12, phóng viên cũng vào gọi một đĩa gỏi gà với giá 50.000 đồng cùng năm chai bia. Thấy khách có vẻ say bí tỉ, bà chủ quán cho nhân viên mang ra một đĩa xương... còn dính vài miếng da gà. Thấy khách phản ánh, chủ quán chạy ra dọa rằng nếu quậy sẽ gọi công an phường đến. Khi khách “chứng minh” bằng một cánh gà còn nguyên dấu răng của ai đó để lại trong đĩa gỏi thì bà chủ đành quay đi.
Trong tuần đầu tháng 10, trong vai một người xin việc làm bán thời gian, phóng viên đã có ba ngày phục vụ trong quán nhậu B.A. gần khu công nghiệp Tân Bình. Bà chủ, một người miền Trung mập mạp mà mọi người thường gọi là bà Chín, phân công nhiệm vụ cho "lính mới" là rửa bát và... phân loại thực phẩm thừa.
Sau khi dọn bàn, thức ăn thừa sẽ được mang xuống sàn rửa bát để phân loại. Loại một quăng vào thùng rác, loại hai để bán cho những người thu gom đem về nuôi gia súc, loại ba là những thức ăn thừa chưa dùng đến được mang lại cho nhà bếp tái chế. Nhiều lúc tàn thuốc, tăm xỉa răng được nén đầy trong phần thức ăn còn lại nhưng sau khi lựa ra xong, cho lên bếp thì đồ nhậu vẫn nóng hổi như thường.
Nạn nhân của những quán kiểu này thường là các thực khách vào muộn (khi quán gần đóng cửa) hoặc khách đã quá say. Ba đĩa thức ăn thừa có thể “gộp” lại thành một đĩa mới.
Theo một cán bộ ngành y tế, hiện nay quán nhậu tràn lan dẫn đến mất kiểm soát về vệ sinh. Ngoài một số ít quán, nhà hàng lớn đã được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, phần lớn những điểm nhậu đều mất vệ sinh nghiêm trọng. Thực tế cho thấy, mặc dù đã có khá nhiều trường hợp mất mạng sau chầu nhậu nhưng chưa thấy cơ quan chức năng làm rõ và quy trách nhiệm cho hàng quán nào gây ra hậu quả này.
Luật cũng chưa có điều khoản ràng buộc, xử lý rõ ràng đối với những trường hợp đã xác định chủ thể gây ra vụ việc. Do đó, các vụ ngộ độc gây hậu quả nghiêm trọng đã xảy ra nhưng vẫn không có người chịu trách nhiệm.
Theo Công an TPHCM/Tin tức online
http://dantri.com.vn/Sukien/Son-gai-oc-moi-nhau-chuot-cong/2008/12/265659.vip

Sunday, December 21, 2008

Lãng đãng một tí

Anh, nghiêng nhẹ đời em, rót vào niềm hạnh phúc. Em, nghiêng nhẹ môi mềm, uống cạn những ngày xa

Saturday, December 20, 2008

Hãy làm đi - Tôi đang chờ đấy!

Hiệu trưởng quyết định trả lương cho giảng viên: Nhiệm vụ “bất khả thi”?
15-12-2008 16:05:49 GMT +7
Theo ANH NHI ( SGGP)
Đầu năm 2008, để cải thiện chất lượng giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT đưa ra chủ trương “Hiệu trưởng có quyền quyết định trả lương cho giảng viên” để có thể giữ được cán bộ và thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy.

Gần 1 năm trôi qua, chủ trương này vẫn chưa thể triển khai vì các cơ chế chính sách liên quan đến tự chủ tài chính, giao quyền cho hiệu trưởng, cơ chế tài chính cho giáo dục đại học vẫn chưa được ban hành.

Không dám “vượt rào”

ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) – đơn vị được giao thí điểm đã “gây sốc” bằng đề án “Hiệu trưởng định mức thu nhập cho cán bộ công nhân viên” với mức lương giảng viên lên tới 4.000 – 5.000 USD/tháng, dự kiến thực hiện trong tháng 9-2008. Nhưng rồi, đề án này đã phải dừng lại vì “nhạy cảm”.

Hiệu trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, lý do Bộ GD-ĐT dừng đề án này là để đợi một số trường cùng làm và rút kinh nghiệm. Nhưng đây là đề án thí điểm nên sẽ có nhiều vấn đề “vượt rào” và “chạm” vào một bộ phận cán bộ công chức nên khá nhạy cảm. “Hiệu trưởng sẽ phải chấp nhận hy sinh, tuyên chiến với những tư duy bao cấp” – ông Phùng Xuân Nhạ nói.

Theo dự kiến của ĐH Kinh tế, định mức thu nhập của cán bộ, giảng viên sẽ gồm 4 phần: thứ nhất là lương cơ bản theo thang bậc quy định của Nhà nước, thứ hai là theo vị trí công việc, thứ ba là năng lực chuyên môn, thứ tư là căn cứ vào hiệu quả công việc thông qua các bộ tiêu chí đánh giá.

Nếu đề án được triển khai, thu nhập của mọi người đều tăng lên, nhưng sẽ ở mức độ khác nhau: Giảng viên ở mức cao được trả từ 4.000 - 5.000 USD/tháng, còn mức bình quân khoảng 1.000 USD, cũng sẽ có mức thấp hơn (700 – 800 USD/người/tháng).

Tán thành với chủ trương này, nhưng GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội (nguyên Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội) băn khoăn: Hiệu trưởng quyết định trả lương cho giảng viên không dễ thực hiện bởi nó bị ràng buộc ở rất nhiều quy định khác nhau; ngay cả nguồn trả lương cũng phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả hoạt động.

“Tôi được biết, ở một số ngành hiện nay trong ĐH Quốc gia, giảng viên có thu nhập rất khá, 20 triệu đồng/tháng trở lên, nhưng mặt bằng chung cũng chỉ được trả 1,5 - 2,5 lần mức lương cơ bản” – GS Đào Trọng Thi cho biết.

Như vậy, nhìn ở bình diện tổng thể, cơ chế đãi ngộ đối với cán bộ, giảng viên các trường ĐH đến lúc phải thay đổi. “Chúng tôi đã có sự chuẩn bị, vấn đề là Bộ GD-ĐT có cho làm hay không. Vì cho làm là phải đối mặt với nhiều lực cản từ tư duy bao cấp, sẽ chạm đến một đội ngũ cán bộ công chức có “sức ỳ” – ông Phùng Xuân Nhạ nói.

Vướng mắc từ nguồn trả lương

Khi xây dựng đề án “trả lương ngàn đô”, ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) có điều kiện thuận lợi trong việc “tạo nguồn” bởi đã có thị trường, có khách hàng là những doanh nghiệp, công ty, ngân hàng. Nhưng với nhiều trường ĐH khác, đặc biệt là những trường ĐH nghiên cứu cơ bản thì việc tạo nguồn để tăng thu nhập cho cán bộ giảng viên là chuyện không dễ thực hiện.

Theo GS Nguyễn Viết Thịnh, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội, khi hiệu trưởng quyết định trả lương cho giảng viên thì một vấn đề đặt ra là phải có nguồn thu. Nhưng thu đến đâu, trong cái thu đó thì cái nào phải theo đúng quy định của Nhà nước, cái nào do trường tự chủ - rất phức tạp và dễ bị rơi vào “lạm thu”.

“Nói thì vậy thôi, chứ bây giờ có cho phép trường trả gấp 2-3 lần lương cơ bản thì vấn đề là lấy tiền ở đâu ra. Học phí cũng chỉ đủ trang trải một phần chi phí, cũng không thể lấy tiền ngân sách rót cho nhà trường làm những nhiệm vụ khác để trả lương. Một khó khăn nữa là liệu hiệu trưởng có dám quyết cho một giảng viên trẻ lương cao hơn so với một giảng viên lâu năm không” – GS Nguyễn Viết Thịnh băn khoăn.

Thừa nhận những bất cập trong cơ chế trả lương và đãi ngộ người tài, TS Trần Thị Hà, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), khẳng định, trong Đề án Đổi mới cơ chế tài chính cho giáo dục ĐH sẽ có những quy định liên quan tới chế độ đãi ngộ bởi cho đến nay, các trường hầu như chưa được tự quyết về mức chi tiêu, đều phải theo định mức quy định.

Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Văn Ngữ cũng thừa nhận, nguồn thu của các trường ĐH chủ yếu là từ học phí nhưng cho đến thời điểm này, học phí vẫn thực hiện theo Nghị định 70, với mức tối đa 180.000 đồng/tháng. Vì vậy, muốn tăng thu từ học phí cũng rất khó, trừ khi có sự điều chỉnh. Ngoài ra các trường còn một số nguồn thu từ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ nhưng còn rất hạn chế.

Vì vậy để thực hiện được cơ chế này, ông Nguyễn Văn Ngữ cho biết, sắp tới sẽ phải điều chỉnh một số chính sách để tăng quyền cho hiệu trưởng. Cụ thể như hiệu trưởng có quyền trả lương cho giảng viên theo năng lực, đóng góp...

Với tôi: Trắc nghiệm là con đường không êm ả. có thể gọi là tự sát

"Dàn trận" kiểm tra học kỳ
16-12-2008 15:18:16 GMT +7
Bảo Anh (VietNamNet)

HS thích làm bài thi trắc nghiệm vì "nhanh - gọn - nhẹ", trường học hoặc là chờ chỉ đạo từ Sở GD-ĐT, hoặc chuẩn bị cả hai phương án. Bộ GD-ĐT không cấm thi trắc nghiệm nhưng cũng không khuyến khích. Đó là tình trạng chuẩn bị cho thi học kỳ 1 ở các trường phổ thông.

Trắc nghiệm Toán: Không thấy được tư duy học trò
Nữ sinh Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ trong ngày khai giảng năm học 2008 - 2009. Ảnh: Bảo Anh

Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) kiểm tra cả trắc nghiệm và tự luận theo hình thức tập trung ở 3 khối lớp.

Cụ thể, các môn Văn, Toán, Sử, Địa khối 12 sẽ làm bài tự luận 100% và các môn Lý, Hóa, Sinh kiểm tra 100% trắc nghiệm. Đối với khối 10, 11, các môn trên sẽ kiểm tra theo hình thức 30% trắc nghiệm, 70% tự luận. Riêng môn tiếng Anh sẽ làm trắc nghiệm 100% ở cả 3 khối.

Hiệu trưởng Nguyễn Quốc Bình cho biết, đề trắc nghiệm có tối thiểu 4 phiên bản, đề tự luận có 2 phiên bản.

Kiểm tra bằng tự luận đòi hỏi HS tư duy logic tốt hơn. Tuy nhiên, theo yêu cầu thi là trắc nghiệm nên trường phải kết hợp. Hơn nữa, trong quá trình học, kiểm tra 15 phút, 1 tiết, trường đã yêu cầu giáo viên phải kết hợp 2 hình thức này.

Khi kiểm tra, mỗi lớp sẽ chia thành 2 phòng, một phòng là HS khá trở lên và phòng kia là những HS còn lại.

Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Đông, Hà Nội) chia 1.787 HS của 3 khối theo thứ tự A, B, C. Ông Trần Ngọc Năm, Phó hiệu trưởng cho biết, trường kiểm tra đề chung các môn đều theo hình thức tự luận theo thời gian 45 phút, riêng môn Văn, Toán là 60 phút.

"Rèn kỹ năng thi trắc nghiệm không mất nhiều thời gian mà chủ yếu rèn kiến thức", ông Năm nhấn mạnh. Thậm chí, năm trước, trường đã kiểm tra học kỳ môn Toán 100% trắc nghiệm; môn Văn 30%. Nhưng thi trắc nghiệm Toán thì tư duy của học trò không được bộc lộ.

Chờ chỉ đạo

Trường THPT Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội) đang chờ chỉ đạo của Sở GD-ĐT về việc thi theo đề chung hay riêng. Tuy nhiên, nhà trường đã lên các phương án chuẩn bị để nếu không thi đề chung, trường đã có sẵn đề riêng.

Hiệu trưởng Cao Bạch Vân cho biết, nếu tổ chức riêng, trường sẽ kiểm tra 4 môn trắc nghiệm. Đây là nhu cầu của HS để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp cũng như tuyển sinh vào ĐH.

"Có thể HS thông minh sẽ giải được bài theo nhiều cách, nhưng HS trong trường đa số là mức trung bình, nếu bỏ qua không cho làm trắc nghiệm HS sẽ không biết cách làm", bà Vân giải thích.

Nhóm HS Trường THPT Việt Đức, HN cho biết, mục tiêu lớn nhất là vào ĐH nên hình thức thi tuyển như thế nào HS sẽ học theo như vậy.

Một số HS lớp 12 Trường THPT Quang Trung cho hay, phần lớn các em rất thích làm bài trắc nghiệm vì 3 tiêu chí: nhanh - gọn - nhẹ. Theo Nguyễn Thị Oanh, một số bài kiểm tra như Hóa 15 phút, 1 tiết cũng được làm trắc nghiệm.

Tăng tải

Không có trong yêu cầu thi trắc nghiệm nhưng thời gian và chương trình học Toán khiến cô Lê Thị Hà, giáo viên Toán, Trường THPT Quang Trung lo lắng. Theo cô Hà, chương trình Toán mới tăng thêm 2 chương (ở lớp 11, 12) nhưng cấu trúc đề thi không bỏ phần nào. Như vậy là tăng tải so với chương trình cũ và nặng với HS.

Hiện nay, vẫn chưa ôn tập kiểm tra học kỳ mà vẫn phải chạy theo đúng phân phối chương trình. Đầu vào trường thấp, với thời lượng hiện nay, HS không theo được, cô Hà nêu ý kiến.

Băn khoăn trước thực trạng HS học lệch, cô Nguyễn Thị Tuyết Mai, giáo viên Địa lý (Trường THPT Việt Đức) nhận xét, HS học các môn phụ hoàn toàn đối phó để lấy thành tích nhất định. Những môn văn hóa như Sử, Địa ít được chú trọng nên sẽ hạn chế phông kiến thức của HS.

Ông Nguyễn Quốc Bình lo lắng, với HS lớp 12, đây là năm đầu tiên thi tốt nghiệp theo chương trình và SGK mới, nhiều kiến thức mới và khó. Dù đã được tập huấn nhưng việc nắm chắc kiến thức không phải mọi giáo viên đều làm được; việc đổi mới phương pháp dạy học cũng chưa được nhuần nhuyễn.

Bỏ lối mòn "thi gì, học nấy"

Theo ông Nguyễn Thành Kỳ, Trưởng phòng Giáo dục phổ thông, Sở GD-ĐT Hà Nội, bài kiểm tra cuối kỳ có hệ số cao, giúp HS cải thiện điểm số của môn học trong một học kỳ nên khá quan trọng. Tuy nhiên, không nên đặt quá cao vào hình thức trắc nghiệm vì ra đề, tráo đề không đơn giản. Còn thi trắc nghiệm mà chỉ có một mã đề duy nhất thì càng không ổn.

Do đó, có thể lồng ghép khoảng 20-30% nội dung trắc nghiệm để HS có thể làm quen.

Trước phản ánh của nhiều giáo viên về tình trạng "chỉ đạo thi học kỳ bằng tự luận nhưng thi ĐH lại có cả trắc nghiệm", Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng không nên phụ thuộc lối mòn thi gì học nấy.

"Mỗi hình thức thi đều có ưu nhược điểm riêng, nên cần chọn hình thức thi hoặc kiểm tra phù hợp với mục đích của từng phần nội dung, từng môn học cũng như giai đoạn học", ông Hiển nói.

Kiểm tra học kỳ có ý nghĩa đối với việc rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời quá trình dạy học. Còn thi tốt nghiệp phổ thông chỉ có 1 lần cuối cấp trung học. Đây là kỳ thi toàn quốc, chủ yếu đánh giá kết quả học tập. Do đó, thi và kiểm tra không nhất thiết phải có kiến thức giống nhau.

Với bài kiểm tra học kỳ Bộ không cấm thi trắc nghiệm, nhưng cũng không khuyến khích.

my friend's life style

It seems I don't get many replies to my forum posts so I'll try with this one. I am
interested to hear about people's life styles, how expensive things are for you
and how you handle your money.

I am not rich so I keep a certain amount of money saved for emergencies. When an emergency happens and it take a big bite out of my savings then I stop spending money for a until I have enough saved again in case of another emergency.

When I first start in life and I was young I was terrible with money and never had any because I'd spend all as soon as I got it. I could never afford nice things because I didn't how to save money. I was this way until I lived with a Chinese Malay friend who was so cheap he bought new underwear once every 2 years, seriously.

He got me interested in travel and to travel I needed lots of money so when I decided I wanted to leave Canada for the first time and take a trip to Indonesia I started saving all of my receipts and going over them to analyze my spending habits.

In a short period I realized my #1 expense was cigars, my #2 expense was buying drinks, potato chips, candy and other things when I went to get my cigars and my #3 was going to the store in the morning to buy cigars and then buying breakfast, coffee and lunch to take with me to work. So I decided to stop smoking and when my next pay cheque came in, I had nothing to spend it on because I had stopped going to the store.

Now each year I predict how much money I'll need for the entire year for all bills, rent, transportation and other necessary items. Once I have that figured out then I start aggressively saving all of my available income until I reach that goal, sometimes putting the majority in stocks. During this time I live without any extra luxury and don't go to restaurants or shops or buy useless things and instead I spend the minimum possible and just eat tuna, noodles, carrots or other inexpensive food.

After I have achieved my goal and I feel comfortable then I start spending all my available income on eating at nice places and buying gifts. I don't buy myself very many things because I've always been accustomed to not buying myself stuff so instead I spend money on my friends and family.

That's how I do it, how do you do it?

Lại một bài hay về giáo dục - Tầm vĩ mô

"Giáo dục cho hơn 70 triệu người chưa được 1 dòng"

Cập nhật lúc 10h10, ngày 20/12/2008

Góp ý dự thảo chiến lược GD 2008-2020. Ảnh Nguyễn Dũng

Hanoinet - Theo GS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội khuyến học Việt Nam, không nên nói "đào tạo theo nhu cầu xã hội" chung chung mà phải xác định đột phá ở đào tạo ĐH và dạy nghề. Bởi, năng lực cạnh tranh xuất phát từ đào tạo ĐH chứ không phải tiểu học. Cần nhanh chóng đào tạo lao động tri thức.



SOS chuyện tụt hậu nguồn nhân lực; đổi mới quản lý quan trọng nhất phải tạo được môi trường dân chủ; dự thảo chưa thấy cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý... Đây là các ý kiến từ buổi góp ý cho dự thảo chiến lược giáo dục 2009 - 2020 của các đại biểu từ các đoàn thể, hội nghề nghiệp do Bộ GD-ĐT tổ chức tại Hà Nội ngày 19/12.



"Giáo dục cho hơn 70 triệu người chưa được 1 dòng"



Lý giải hiện tượng có quá nhiều bức xúc của xã hội về giáo dục, GS Vũ Dương Ninh, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng do nguồn nhân lực chưa theo kịp được yêu cầu của công cuộc đổi mới.



"Nếu tạm so sánh, với các ngành kinh tế, ít nhất cũng thấy đưa được nền kinh tế đi lên. Còn ở ngành giáo dục, Ban Bí thư đặt vấn đề ”giáo dục là quốc sách hàng đầu", nhưng chưa thấy giáo dục đi đầu trong việc đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.



Theo GS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội khuyến học Việt Nam, không nên nói "đào tạo theo nhu cầu xã hội" chung chung mà phải xác định đột phá ở đào tạo ĐH và dạy nghề. Bởi, năng lực cạnh tranh xuất phát từ đào tạo ĐH chứ không phải tiểu học. Cần nhanh chóng đào tạo lao động tri thức. Như vậy, chuyển mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình xã hội học tập, hướng vào mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có năng lực sáng tạo và khả năng học hỏi không ngừng trong suốt đời.



Chia sẻ với ông Dong, GS Nguyễn Hữu Tăng, Liên hiệp Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam thấy rằng các giải pháp và mục tiêu trong dự thảo nói về lâu dài, nhưng việc chuẩn bị nguồn nhân lựclà "những việc cần làm ngay".



Theo ông Dương Văn Sao, Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động Việt Nam, hiện nay, vấn đề ĐH "nóng" là do quá tải, mở trường nhiều, giáo viên chạy sô không còn thời gian nghiên cứu.



Nhiều điểm trong chiến lược chưa có, thuật ngữ "xây dựng xã hội học tập", "xây dựng nền kinh tế tri thức" không thấy nêu lên cụ thể. Hiện nay, giáo dục trong nhà trường mới có 22 triệu HSSV, còn hơn 70 triệu người ngoài nhà trường. Giáo dục suốt đời ở đâu, trong dự thảo nói về giáo dục ngoài nhà trường chưa được 1 dòng... GS Nguyễn Mậu Bành, Phó Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam phân tích.



"Khi xây dựng chiến lược, cần dự báo phát triển dân số và nguồn nhân lực, nhu cầu phát triển kinh tế, từ đó mới gắn sang giáo dục", ông Sao đặt vấn đề.



Trả lời các nội dung này, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân thông tin, sắp tới sẽ có hội nghị doanh nghiệp tham gia đào tạo. Hiện nay, đang xây dựng cơ sở dữ liệu dự báo nhu cầu nguồn nhân lực. Tuy nhiên, không phải nội dung nào cũng dự báo được, chẳng hạ như vấn đề cơ cấu.



Môi trường dân chủ



"Nhà trường không dân chủ thì giáo viên không dân chủ được. Không thể để hiệu trưởng áp đặt", GS Nguyễn Hữu Tăng góp ý về giải pháp đổi mới quản lý giáo dục.



Về điều này, GS Vũ Dương Ninh thấy "phải nhấn mạnh tới đội ngũ quản lý giáo dục bởi nhiều việc không phải thầy cô quyết định. Chúng ta nói trẻ ngồi nhầm lớp nhưng thật ra, các cháu bị xếp nhầm lớp, bởi chỉ đạo của Ban giám hiệu về tỷ lệ học sinh lên lớp. Ban giám hiệu lại chịu sự chỉ đạo của Phòng, Sở...".



Anh Nguyễn Đắc Vinh, Bí thứ TƯ Đoàn đề xuất cần có giải pháp thu hút lưc lượng lớn tiến sĩ, nhà khoa học người Việt về nước, bổ sung cho nguồn lực giáo dục. So sánh với chính sách thu hút Hoa kiều về công tác khi đi thực tế tại Trường ĐH Đông Nam (Trung Quốc), anh Vinh thấy rằng, để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao này, không phải trả bao nhiêu mà quan trọng tạo môi trường, cách ứng xử cho người trở về như khi họ được sống ở nước ngoài.



Theo GS Dong, nếu đặt vấn đề cải cách sư phạm, thì phải cải cách ngay từ đội ngũ giáo viên dạy chính trị. Hiện nay số giờ học môn chính trị nặng, cách dạy khô cứng. "Không thể cắt hoàn toàn các môn học này, nhưng có thể đổi mới theo hướng dạy các vấn đề mang giá trị nhân sinh".



Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân, văn hóa của ta là văn hóa tập thể. "Đâu là giải pháp mới về chất, chúng tôi sẵn sàng nghe". Ông Nhân cũng cho biết, qua một số cuộc trao đổi, chưa nhận được giải pháp đột phá mới.



Tam giác thiếu đỉnh



"Tôi đọc đi đọc lại, thấy chuẩn bị công phu, nhưng nhiều vấn đề dàn trải, có cảm giác như cái gì cũng muốn làm. Một số nội dung ở phầnmục tiêu lặp lại ở phần giải pháp", GS Vũ Dương Ninh nhận xét.



Bởi vậy, cần xác định mục tiêu ngắn nhưng cơ bản, đồng thời, cấu trúc lại nội dung. Chiến lược phải định ra được các bước đi. Ví dụ, trong 3 năm đầu, trọng tâm chấn chỉnh cái đang có.



GS Nguyễn Mậu Bành thì thấy cần thiết phải làm rõ cơ sở của những chỉ tiêu đặt ra. Với mục tiêu 450 SV/1 vạn dân, tức là quy mô khi đó sẽ vào khoảng 4,5 triệu SV thì cần giảng viên, tiến sĩ? Trong 12 năm tới có kịp đào tạo không? Mục tiêu dạy ngoại ngữ, đến 2020 có đủ giáo viên ngoại ngữ không?



"Trong 3 đỉnh tam giác, Bộ mới nêu được 2 đỉnh là giáo viên và quản lý, còn một đỉnh để trống là vấn đề tài chính. Theo dự kiến, đến 2020 chi cho giáo dục chiếm 21% ngân sách, nhưng nếu thế cũng chỉ thêm được khoảng 12 USD cho một người đi học. Với ngần đấy tiền thì không thể làm được nhiều việc như chiến lược đã nêu".



Cần phải tính toán để đảm bảo 3 chân kiềng được vững chắc. Nếu không phải lùi mục tiêu bởi đặt ra mà không đạt được thì sẽ khó.



Trong tháng 11, các nhóm chuyên gia của hội đồng tư vấn khoa học thuộc Mặt trận Tổ quốc đã nhóm họp. GS Dong cho biết ông đã đọc văn bản của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị dừng chiến lược lại để làm cải cách giáo dục. Còn đại diện Mặt trận thông tin, các nhà khoa họccho rằng, để Bộ tự làm dự án thì chưa thu hết ý kiến chuyên gia.



Trả lời các vấn đề mà đại biểu nêu, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nhân cho biết, sau buổi gặp này, Bộ GD-ĐT sẽ làm bản tóm tắt giới thiệu những điểm mới, đột phá trong dự thảo; có bộ số liệu minh họa tại sao lại chọn các giải pháp; làm rõ nhu cầu tài chính; phối hợp với các tổ chức hội để giới thiệu sâu hơn bản dự thảo. Ông Nhân cũng giải thích dự thảo đã xác định "3 chặng đi" tới đích năm 2020, trong đó xác định từ nay đến 2011 là giai đoạn quá độ.

Theo Hạ Anh/VNN

Wednesday, December 17, 2008

Admission results from Ulsan University in Korea

http://ulsan.ac.kr/eng/communication/notices.aspx?o=R&a_no=25
Admission Result for 2009 Spring Semester

No. Course Major Name
1 Master's Law BARO MYER CEN
2 Master's Business Administration TRAN THIEN THANH
3 Master's Business Administration JIN CHANGFU
4 Master's Business Administration FAN YOUMING
5 Master's Business Administration LIN GUOHUA
6 Master's Business Administration LI XIAOYING
7 Master's Business Administration DELEG AMARTUVSHIN
8 Master's Business Administration VU THI MY DUNG
9 Master's Physics DUONG VAN THIET
10 Master's Biological Science NGUYEN NGOC QUANG
11 Doctorate Biological Science ATEF ISMAIL MOHAMED OMAR
12 Combined Biological Science CHU DINH TOI
13 Master's Food & Nutrition ZHAO JIE
14 Combined Food & Nutrition TU THAI HIEN
15 Combined Mechanical & Automotive Engineering DOAN NGOC CHI NAM
16 Doctorate Mechanical & Automotive Engineering LE THANH DANH
17 Doctorate Mechanical & Automotive Engineering TANG XIAOLIN
18 Doctorate Mechanical & Automotive Engineering ERDENESUREN NARANBAATAR
19 Combined Mechanical & Automotive Engineering DANG DOAN NUOI
20 Doctorate Mechanical & Automotive Engineering NGUYEN MINH PHU
21 Master's Naval Architecture RAHEEL RASOOL
22 Doctorate Electrical Engineering KIEU XUAN THUC
23 Doctorate Electrical Engineering LE THANH TAN
24 Doctorate Electrical Engineering NGUYEN THANH NGHI
25 Doctorate Electrical Engineering MOHAMMAD MOZAMMEL HOQUE CHOWDHURY
26 Master's Electrical Engineering TRINH THANH TUNG
27 Doctorate Electrical Engineering TRAN THANH VU
28 Combined Electrical Engineering TRINH QUOC NAM
29 Doctorate Electrical Engineering LE MY HA
30 Master's Electrical Engineering HENDARMAWAN
31 Doctorate Chemical Engineering WANG DENGFEI
32 Doctorate Chemical Engineering NGUYEN TUAN ANH
33 Doctorate Chemical Engineering DU WEI
34 Combined Biotechnology & Environmental Engineering PHAM NGOC TU
35 Doctorate Computer Engineering KIEU HUU THU
36 Doctorate Computer Engineering LE TRAN SU
37 Doctorate Computer Engineering LE DUC HAU
38 Doctorate Information Technology Engineering HOANG VAN PHUC
39 Doctorate Materials Science Engineering TRAN VU DIEM NGOC
40 Master's Materials Science Engineering VU THI DUNG
41 Doctorate Environmental Engineering NGUYEN LE MANH HUNG
42 Doctorate Environmental Engineering MOHAMMAD SUJAUDDIN
43 Master's Environmental Engineering VU VAN TUAN
44 Master's Instrumental KIM AERYEONG
45 Doctorate Medical Science NGUYEN THANH TIEN



* Office of International Affairs & Education will be sending over documents for visa application to each student by early January, 2009.
http://ulsan.ac.kr/eng/communication/notices.aspx?o=R&a_no=25

Friday, December 12, 2008

Thư của một cậu học trò

kukuoc 1604
to me

show details 7:00 AM (8 hours ago)


Reply


thay oi!em khong biet la cac ban khac phan anh the nao nhung hom nay em dung tren hai phuong dien mot la mot hoc sinh va hai la mot nguoi ban de tro chuyen voi thay co duoc khong?
neu em dung tren vai tro cua nguoi hoc sinh,tat nhien la em hieu duoc ban than em va con nhieu ban khac nua ai cung muon yeu cau quyen loi chinh dang cua minh,tui em hoc trong truong nay gap rat nhieu thay co roi,moi nguoi mot tinh cach,mot cach day va chinh dieu do khien tui em thay kho khan khi ma lo nhu gap mot thay nao do kho kho mot ti(nhu thay chang han).
La sinh vien em chi co the dung ve mat tich cuc ma noi(tat nhien em chi dat minh vao vai mot sinh vien cham chi neu khong thi khong co gi de noi o day nua roi ),tui em hoc nhieu mon hau nhu thoi gian chia deu cho tat ca cac mon do,co nhieu mon kien thuc rat nang vi tui em deu vo chuyen nganh het rui,hoc ki nay ca nhung ban cham chi nhat cung da thay rat vat va,da hoc thi phai co gang het suc,dieu do em biet,nen nhieu khi cac asignment thay giao ve nghien cuu lam tui em mat rat nhieu thoi gian phai noi la rat nhieu thay ah,tuy nhien tui em van hoan thanh!Thay biet khong?asignment 1 tui em lam xong nhung khi ma biet diem tui em thay nan lam thi diem thap nhu the ma,nhung den asignment 2 tui em da lam tot hon dau tu nhieu hon,tuy nhien co mot vai truc trac nao do lam cac file khong chay duoc hoac la gui ma cac file khong den du,lai diem thap!ki nay lai them cai quy che 43 gi gi do nua,tui em ai cung sap chet hoang len rui,thay hay mot lam dat minh vao tui em thi thay moi cam nhan duoc net lo lang den muc nao tren guong mat cua moi nguoi.
Bay gio em dat minh vao vi tri cua thay,em cung di day them nen cung coi nhu la da lam thay roi.khi minh truyen dat kien thuc trong long minh chi nghi la lam sao cho hs minh hieu nhung gi minh noi,nhieu khi nhieu hoc sinhluoi bieng trong long minh thay rat buon roi den nhieu khi noi ma nguoi ta khong hieu trong long em luc do dat ra cho minh la tai sao minh noi de hieu nhu the ma van khong hieu,bay gio lai bi phan hoi nhu the lai cang buon hon.hoc sinh khong hieu minh va minh cung khong hieu hoc sinh,Thay tro khong hieu nhau that kho!
em biet matlab rat can cho tui em nhung chuong trinh thi khong day,thay day cho tui em biet matlab,bay gio co nhieu ban noi la"trong chuong trinh khong co thi thay day lam gi?"nhung ma khi den sau nay cac ban ay se noi la"nho co thay ma minh biet matlab chu neu khong lam sao lam duoc nhung thu nay?"cho nen "thay dung trach tui em"nhieu khi tui em vo tu qua noi ra tat ca nhung gi minh nghi nhung ma vo tu qua lai tro thanh vo tam ma khong hay!
em chao thay!chuc thay suc khoe

Friday, December 5, 2008

Phản hồi ý kiến Sinh Viên Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM

Câu thứ nhất
"Môn Xử lý tín hiệu tương tự lớp 061170 do thầy Tân đứng lớp: Bài giảng của thầy không bao quát và cụ thể trong giáo trình -> SV không nắm được lý thuyết và đây là môn học có tỷ lệ rớt cao (viễn thông 051170 đậu rất ít) lý do của môn học này là quá trừu tượng hay do năng lực khả năng của SV viễn thông quá kém hay vì một lí do nào khác? "
Thứ nhất, "Bài giảng của thầy không bao quát và cụ thể trong giáo trình ". Bài giảng như thế nào là bao quát. Trên lớp chỉ tóm tắt lại trong giáo trình không lẽ phải dở giáo trình ra đọc chép từng chữ. Ví dụ: trong phần biến đổi Laplace, sinh viên đã học trong môn "Số phức và biến đổi Laplace", GV chỉ nhắc lại, ở đây GV phải mở rộng thêm trong chuyên ngành chứ không thể nói trong lý thuyết.
Thứ hai, "đây là môn học có tỷ lệ rớt cao (viễn thông 051170 đậu rất ít)". Xin hỏi ngược lại người hỏi là SV lớp 05 hay lớp 06. Lý do, lớp 05 rút môn học và không chịu học. Nói thẳng không nghe lời GV đứng lớp.
Câu thứ 2
"Môn Lý thuyết tín hiệu thầy Tân bắt SV sử dụng phần mềm chưa học bao giờ (Matlab). Chỉ đưa tài liệu Matlab mà không hướng dẫn. SV hỏi bài trên lớp thì thầy yêu cầu đưa câu hỏi lên mạng mới trả lời, thái độ giảng dạy coi thường SV"
thứ nhất, "Môn Lý thuyết tín hiệu thầy Tân bắt SV sử dụng phần mềm chưa học bao giờ (Matlab)". Nếu hỏi thế này, GV xin hỏi ngược lại, trong đề cương môn học có dạy Matlab không? Và trong môn học này, Matlab là tự SV học để làm công cụ để mô tả các phần trong môn học. Cụ thể, trong đề cương môn học đề nghị. GV không bao giờ tự ý sáng tác để làm khó SV.
thứ hai, "Chỉ đưa tài liệu Matlab mà không hướng dẫn". Xin hỏi ngược lại, SV có đi học không? Cụ thể, những buổi đầu, GV có dạy matlab, và có soạn những phần cơ bản trong files gởi cho SV trên Group. Mỗi bài assignment, GV có sửa bài và phản hồi cho SV
Thứ hai, "SV hỏi bài trên lớp thì thầy yêu cầu đưa câu hỏi lên mạng mới trả lời". Xin hỏi hoàn cảnh và tình huống hỏi của SV. Ví dụ, SV hỏi bài Matlab mà lúc GV tắt máy tính thì thử hỏi GV trả lời thế nào. Hoặc là, khi SV hỏi Matlab mà hoàn toàn không đem theo code, không nhớ rõ lỗi lúc chạy chương trình báo cái gì thì không có GV nào trả lời được. Thế thì SV phải copy hết bỏ lên trên web la đúng rồi. Lúc đó GV chỉ cần copy và sửa lại. Như vậy đúng hay sai?
thứ ba, "thái độ giảng dạy coi thường SV". Chưa rõ tình huống mà SV nói. Thái độ cuả GV coi thường như thế nào. "Bất cần", "chửi rủa", hay "văng tục" .v.v. trước mặt SV. Sinh viên phải nói rõ. Nếu thực sự, GV có thái độ không đúng mực như trên thì sẵn sàng chịu kỷ luật trước trường, GV sẽ tự ý rời bỏ trước chứ không cần đợi nhắc nhở. Đây là một câu hỏi đặc biệt nghiêm trọng. Vì câu hỏi này nói đến thái độ cũng chính là đạo đức của GV
Câu thứ ba
"Đối với môn Xử lý tín hiệu tương tự: đề nghị Khoa, GV quan tâm đến phương pháp giảng dạy và cách thi: SV học nhưng không hiểu bài; Đã có ý kiến đề nghị với thầy nhưng vẫn không thay đổi gì cả"
Xin góp ý: Môn học này kiến thức Toán rất nhiều. GV ngay từ đầu đã cảnh báo SV phải tập trung. Bản thân GV cũng từng là một SV và trải qua môn này và có cách khắc phục làm sao dễ gần với SV. Chuyển sang mô tả trong Matlab là một phần giảm tải môn học. GV xin lấy ví dụ: Nếu tính biến đổi Laplace thuận nghịch bằng tay, chắc chắn kiến thức Toán rất nặng, chuyển sang trong lập trình Matlab sẽ nhẹ nhàng hơn. Phần lập trình, GV cũng cung cấp , có chỉ trực tiếp trên lớp. Còn phương pháp giảng dạy, xin hỏi lại cho rõ các SV muốn đề cập đến vấn đề gì chứ nghiên cứu về phương pháp thì rất nhiều chủ đề chứ không chỉ nói suông là phương pháp.
Vê “cách thi”: Môn này thi chưa? Không hiểu rõ câu hỏi. Nếu nói đề thi thì GV chịu trách nhiệm, chứ cách thi thì đã có người gác thi rồi.
Tóm lại, GV đã trả lời và nếu có gì thắc mắc, GV xin sẵn sàng hợp tác. Nhưng có đi thì phải có lại, những điều SV thắc mắc GV đã trả lời thì những gì GV thắc mắc kính xin đề nghị SV phải trả lời. Đặc biệt là câu "thái độ giảng dạy coi thường SV". Lý do, người ta chỉ xếp loại hạnh kiểm một con người chứ chưa bao giờ dám xếp loại đạo đức con người. GV cũng chỉ là một con người bình thường nên chỉ đòi hỏi những gì của con ngừơi bình thường. Dân chủ thì điều cả nhân loại đã đang và sẽ hướng tới. Nhưng dân chủ tùy thuộc từng nơi. Dân chủ Á Đông khác với dân chủ Tây Phương. Chứ cái thứ dân chủ xô bồ Âu Mỹ mà đem áp dụng tại Việt Nam là không phù hợp.

Thursday, December 4, 2008

Làm giảng viên đại học - thỉnh thoảng nhận được email như thế này

Cũng khá lâu mình mới nhận được phản hồi như thế này. post lên để cùng xem và nhận xét.

2008/12/4 Nam Nam
thưa thầy ,ở đây em cần là sự công bằng trong kiễm tra đánh giá.một quy định ngay từ khi thầy đưa ra đã không công bằng nhưng mà vẩn cứ áp dụng.sự áp đặt từ trên đưa xuống.
em cũng không còn gì để nói .em xin chào thầy.
.tan le đã viết:

Một team group hoàn hảo chứ không phải là đề cao cá nhân, mục đích của bài assignment la thế. Nếu em bỏ công sức một mình em chỉ có thể giải một bài tập. Nhưng nếu trong team group bạn cũng giải một bài nhưng hiểu được năm bài từ những ngừơi trong nhóm.
Nhóm là do em thành lập, thầy không chia nhóm. Mọi chuyện trong nhóm phải phối hợp. Một kết quả giữa học kỳ là kết quả của cả sự phối hợp các thành viên trong nhóm và cả kết quả làm việc.
Khi đã thành lập nhóm, em phải hiểu và giúp đỡ cho những ngừơi cùng nhóm nữa.
Còn việc công bằng, em nghĩ như thế nào khi ngay từ đầu đã quy ước điểm chấm theo nhóm. thì bây giờ điểm vẫn chấm theo nhóm. Bài làm là của cả nhóm. Chúng ta dang làm đúng với những gì đã quy định. Không lẽ giờ phải chấm cho từng người à?

2008/12/2 Nam Nam

em chào thầy !
thưa thầy em đã nhận được điễm quá trình ,sau khi nhận được điễm em thật sự thất vọng về cách tính điễm quá trình của thầy.em nghỉ cách tính điễm quá trình dựa vào bài tập về nhà thật sự không công bằng chút nào hết.khi mà bài tập thầy giao về nhà và các thành lập nhóm khoảng 5 người .như vậy thầy có đảm bảo là tất cả các thành viên trong nhóm điều tham gia đầy đủ không ? hay chỉ có 1 hoặc 2 người làm còn tất cả những thành viên khác chỉ ngồi chơi để nhận được những điễm số mà không thuộc về mình trong khi những người làm hết sức cố gắng thì nhận được điễm tương đương với người không làm( mặc dù bài làm không được tốt ) hoặc thậm chí điễm thấp hơn ( vì trong quá trình làm em có lên bảng làm toán và đã dược thầy cho điễm A) .
thưa thầy bài làm không được tốt có nhiều lí do
-thứ nhất do trình độ hạn chế (điễm này em không nói )
-thứ hai số lượng thành viên không tham gia.
khi mà trong 1 nhóm nhiều thành viên tham gia thì có phải công việc sẻ nhẹ nhành và kết quả sẻ tốt hơn không thầy ?\
thầy củng từng là sinh viên chắc thầy củng biết, khi thầy chấm điễm chúng em không thể nói bạn này không làm chỉ có mình em làm được vì sẻ rất phiền phức và đụng chạm rất nhiều bạn.
hôm nay em nói những lời như vầy không phải để điễm em được chấm lên ,chỉ vì em muốn sự công bằng và em củng mong muốn thầy xem xét cách chấm điễm của thầy có công bằng không ? có làm cho những sinh viên điễm thấp tâm phục hay không ? và những sinh viên chỉ ngồi chơi mà nhận điễm cao sẻ như thế nào ,liệu họ có xem nhẹ môn học này không ? nếu mà tất cả những môn học khác đều như thế thì kết quả đầu ra được đánh giá công bằng hay không ? em sẳn sàng học lại nếu như những kiến thức và công sức em bỏ ra được đánh giá 1 cách công bằng .em đã xem tất cả những điễm số của tất cả các bạn trong lớp em,thưa thầy những bạn nào học khá,siêng năng em hoàn toàn biết nhưng mà điễm số thì hoàn toàn ngược lại.còn những bạn học lực chỉ trung bình,yếu thì chỉ việc tham gia vào nhóm có sinh viên giỏi thì điễm số rất lớn.
em biết là bây giờ chúng em có nói như thế nào đi nửa thì vẩn bảo vệ quan điễm của thầy.nhưng mà em vẩn phải nói vì thật sự em rất búc xúc.
mong thầy xem xét lại
em chào thầy
Bạn có ý kiến về Cẩm Ly? Hãy cùng chia sẻ với mọi người tại Yahoo! Việt Nam Music
Tìm nghe những ca khúc mới nhất? Hãy vào Yahoo! Việt Nam Music.




--
Best wishes!
Le Thanh Tan,
Cell-phone: +84-903-177-323
email: thanhtantp@yahoo.com
thanhtantp@gmail.com
Homepage: http://groups.google.com/group/caohocdien2007
Address: Ho Chi Minh City University of Technical Education, Telecommunication Engineering Department, Electrical and Electronic Engineering Faculty, No 1, Vo Van Ngan St, Thu Duc Dist., Ho Chi Minh City, Viet Nam

Tuesday, December 2, 2008

Tấm gương anh hùng - Người cùng lớp Đại Học

Close the Calendar
Today is Wednesday, 3 December 2008
Nhịp sống trẻ
Thứ Bảy, 23/12/2006, 11:58 (GMT+7)

Thí sinh Việt Nam đoạt giải cao nhất cuộc thi IEEE 2006 tại Hàn Quốc

Dương Quang Trung, một nghiên cứu sinh người Việt tại Khoa Điện - Điện tử Trường Đại học Kyung Hee (Hàn Quốc) vừa được trao giải Bài luận xuất sắc nhất (giải cao nhất) trong cuộc thi Bài luận dành cho sinh viên của Liên hiệp các Viện Kỹ sư Điện - Điện tử khu vực Seoul năm 2006 (2006 IEEE Seoul Section Student Paper Contest).

Bài luận của Dương Quang Trung với đề tài: MIMO Cooperative Deversity with Nonregeneative Relays (Áp dụng mã khối không gian và thời gian vào hệ thống tiếp sức trong thông tin di động) đã vượt qua một số lượng lớn các bài luận dự thi của các sinh viên, nghiên cứu sinh đến từ các trường đại học, học viện kỹ thuật điện - điện tử lớn của Hàn Quốc, lọt vào tranh giải chung kết.

Cùng với 13 thí sinh khác (chỉ có hai người nước ngoài) trong vòng thi chung kết, thuyết trình về bài luận (tổ chức tại khuôn viên trường Đại học Yonsei, Seoul, Hàn Quốc chiều 20-12-2006), Dương Quang Trung đã vinh dự nhận giải thưởng cao nhất - The Best Paper Award-First class. Và bài luận của anh cũng được chọn tham dự tiếp lên cuộc thi này tại IEEE vùng Châu Á - Thái Bình Dương (IEEE Region 10) trong năm tới.

IEEE (the Institute of Electrical and Electronics Engineers,Inc.) là Liên hiệp các Viện Kỹ sư Điện - Điện tử với trên 360.000 thành viên tại khoảng 175 quốc gia. Hiện tại, IEEE Seoul Section (IEEE khu vực Seoul, Hàn Quốc) với khoảng 3.000 thành viên (bao gồm cả thành viên sinh viên) là một trong những khu vực lớn nhất của IEEE Region 10 (vùng Châu Á - Thái Bình Dương).

Một số thông tin về Dương Quang Trung:

- Tốt nghiệp trường ĐH Bách khoa TP.HCM năm 2002, sau đó làm giảng viên của Khoa Điện - Điện tử Trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM.

- Năm 2003, nhận học bổng học Thạc sĩ toàn phần của Chính phủ Hàn Quốc dành cho sinh viên quốc tế theo học chuyên ngành về công nghệ thông tin và điện - điện tử (Korean Government IT Scholarship Program for International Graduate Students).

- Năm 2005, tốt nghiệp thạc sĩ, được cấp tiếp học bổng học lên tiến sĩ. Hiện đang là nghiên cứu sinh tại Khoa Điện - Điện tử, Trường ĐH Kyung Hee (Hàn Quốc). Lĩnh vực nghiên cứu là Cooperative Diversity - một trong những đề tài được quan tâm nhất trong lĩnh vực thông tin di động.

Theo Lê Phương Anh (Thanh Niên

Một bài báo hay về giáo dục - xin copy về đọc đỡ buồn

Việt Nam đang giáo dục... ngược?
09:15' 03/12/2008 (GMT+7)

- Điều nhân loại cần để xem xét một con người văn minh, trước hết là sự vượt trước về tri thức chứ không phải so sánh ai sống lâu hơn hay ai đủ tuổi, ai có “nhiều năm công tác” hơn. Nhưng chính sách giáo dục, chế độ tuyển dụng và đãi ngộ nhân tài của chúng ta lại như vậy.

(Bài tham gia diễn đàn Cùng VietNamNet góp ý chấn hưng giáo dục Việt Nam)

Mục đích của giáo dục là đào tạo ra những chủ nhân tương lai – những người nắm vững, biết vận dụng và luôn chủ động, sáng tạo, làm giàu thêm kho tàng tri thức nhân loại rồi hiện thực hóa thành của cải vật chất cũng như tinh thần dồi dào cho bản thân, gia đình và xã hội.

Để “làm chủ” được phải nâng dần mức độ tự chủ, tự giác, tự mày mò nghiên cứu…, nghĩa là “tự giáo dục”. Có như vậy con người mới tách xa được phần “con”, tiến gần tới phần “người” và chúng ta mới có thể tự hào mình là chủ nhân đích thực, là đại diện ưu tú nhất của muôn loài.

Giáo dục, theo cách nói của Hồ Chủ tịch, là phấn đấu “tăng năng suất trồng người” vì lợi ích của cả “trăm năm” sau. Nghĩa là càng có nhiều học trò sớm đủ hành trang bước vào đời, sớm rời xa ghế nhà trường, sớm sống được mà không còn lệ thuộc vào “bầu sữa” của thầy, cô… thì càng tốt.

Vì thế, giáo dục không phải là “phương tiện” mà là “mục đích” của một nhà nước nói chung cũng như những người làm giáo dục nói riêng.

Thầy, cô không phải giáo dục để sống mà là sống để giáo dục

Mục tiêu của giáo dục là tạo ra những con người chủ động, sáng tạo. (Ảnh VNN)

Giáo dục vụ lợi, viết sách để đánh bóng tên tuổi là hỏng, học để lấy bằng là hỏng, đến trường để đối phó thầy, cô là hỏng. Giáo dục bắt buộc thì không phải là giáo dục, học trò không dám hoặc không biết phản biện thầy hay thầy không dám hoặc không muốn nghe học trò phản biện là hỏng…



Song, thật đáng tiếc, những điều phổ biến của giáo dục Việt Nam hiện nay lại ngược (hỏng) nhiều so với giáo dục đúng nghĩa. Dạy thêm (có thể sau khi “giấu bài” trên lớp) tràn lan là vụ lợi. Một bộ phận giáo viên dạy qua quýt để lấy “năm công tác”, lấy “sổ hưu” rồi “chạy sô” là vụ lợi. Thầy đọc, trò chép là một bước lùi; gian lận thi cử, mua bán bằng cấp; gia đình phó mặc hay phụ huynh “phong bì” cho thầy, cô để con cái mình “được, bị” giáo dục là hỏng; sinh viên ra trường cần “giáo dục lại” hay bổ túc thêm là kém hiệu quả…

Nhưng hãy đi sâu hơn vào một “khuôn mẫu” vô lý của giáo dục Việt Nam. Quy định về tuổi trong các cấp học, bậc học chẳng hạn. Tại sao lại cứ nhất thiết từ 6 tuổi trở lên mới được học cấp 1, từ 11 tuổi trở lên mới được học cấp 2. Tại sao cứ phải học lớp 11 hoặc 12 mới được dự thi quốc gia, quốc tế mà không có cả lớp 10 như hầu hết các nước phát triển hàng đầu?

Như trường hợp của sinh viên Trần Quang Khải (Nhị Chiển, Kinh Môn, Hải Dương) cách đây gần chục năm là một ví dụ. Khi còn học lớp 11, anh đã đi thi và thừa điểm trúng tuyển ĐH Bách khoa Hà Nội, tất nhiên anh không “đủ tuổi” vào đại học. Năm sau đó, lớp 12, anh trở thành thủ khoa đầu vào (vẫn ĐH Bách khoa Hà Nội) và được sang Nhật Bản du học ngay sau năm đầu tiên. Tuy đây chỉ là trường hợp cá biệt, nhưng chẳng phải xã hội luôn cần, đất nước luôn cần, nhân loại luôn cần ngày càng nhiều hơn những “cá biệt” để trở thành “không cá biệt” như một sự kiện đáng mừng này hay sao?

Đầu vào như vậy nên đầu ra cũng vẫn vậy. Nhất thiết phải 5 năm tiểu học, 4 năm trung học, 3 năm PTTH, từ 4 đến 5 năm đại học,… thì “mới được cấp bằng”. Sau đó, kết hợp với “nạn chuộng bằng cấp” khi lập nghiệp nữa thì con người, dù có tri thức, dù có muốn cũng không thể thoát khỏi những “vòng kim cô” của ngành giáo dục nói riêng và “cơ chế” của Nhà nước nói chung. Và như thế, những GS, TS mới 19, 20 tuổi bên Anh, Úc, Nhật, Mỹ,… nếu như được công nhận và chào đón nồng nhiệt ở khắp các trường đại học danh tiếng và hầu hết các quốc gia (trong đó có Việt Nam và là niềm ao ước của Việt Nam) thì lại trở thành “cá biệt”, thậm chí còn là “phạm pháp” ở Việt Nam.

Nghịch lý ở chỗ, chúng ta cần, chúng ta mong những tài năng trẻ như vậy nhưng chúng ta lại cứ xây dựng nên những “cơ cấu, cơ chế” kìm hãm nó, không cho phép nó xuất hiện, rồi lại phải bỏ tiền, rất nhiều tiền ra “mời” họ sang đất nước mình. Nói như các cụ xưa kia thì đó là kiểu tính toán “vào lỗ hà, ra lỗ hổng”.

Đánh giá, tuyển chọn dựa trên tri thức chứ không phải tuổi tác

Điều nhân loại cần để xem xét một con người văn minh, trước hết là sự vượt trước về tri thức chứ không phải so sánh ai sống lâu hơn hay ai đủ tuổi, ai có “nhiều năm công tác” hơn. Nhưng chính sách giáo dục, chế độ tuyển dụng và đãi ngộ nhân tài của chúng ta lại như vậy.

Đáng lẽ ra, độ tuổi hay số năm công tác chỉ là một yếu tố phụ để đánh giá thì chúng ta lại đưa lên đầu tiên thành một thước đo cứng nhắc, sáo rỗng. Thế nên mới có chuyện “ma cũ bắt nạt ma mới”; mới có bệnh quan liêu, trông chờ vì quyền lợi, nghĩa vụ cứ “đến hẹn lại lên”; mới ăn sâu bám rễ tư tưởng “cấp trên luôn luôn đúng” hay “thầy, cô luôn luôn đúng”; và tuổi trẻ, tài cao, tâm huyết lại phải xếp hàng sau lưng “trì trệ nhưng có thâm niên”.

Đã “chặn đầu” trí thức như vậy rồi, chúng ta lại “khóa đuôi” bằng quy định về độ tuổi nghỉ hưu (nam 60, nữ 55). Chúng ta lấy lí do để dành chỗ cho thế hệ sau tiến lên. Lý do nghe có vẻ xác đáng nhưng thực chất lại là một sai lầm khác: sai lầm do duy ý chí, nóng vội, cào bằng tất cả mà quên đi tính đặc thù cá nhân hay sự khác nhau giữa người này với người kia.

Chúng ta quên rằng có nhiều người trẻ tuổi tài cao và cũng có nhiều người cao tuổi sung sức, đầu óc minh mẫn, nhiệt huyết không hề suy giảm. Chúng ta đã sai lầm khi đánh đồng trình độ theo lứa tuổi ở đầu vào, nay chúng ta tiếp tục lặp lại sai lầm đó một lần nữa ở đầu ra. Rốt cuộc, muốn cống hiến sớm cũng khó mà muốn tiếp tục cống hiến cũng không được.

Đó là sự lãng phí ghê gớm về nhân tài, vật lực; là cách nhanh nhất tạo ra những con người thụ động, quen ỷ lại, cầu may và chộp giật cơ hội, ích kỷ và vô cảm, gián tiếp làm gia tăng tệ nạn xã hội. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy giảm nhiệt huyết, niềm tin, sức sáng tạo. Và đáng buồn, đáng lo nhất khi con người nhìn nhau với ánh mắt nghi ngờ, thủ thế, hằn học không khí cạnh tranh không khoan nhượng.

Một khuôn giáo dục cứng nhắc, thiếu linh hoạt sẽ tạo ra nhiều kẽ hở, và là mảnh đất màu mỡ để “chủ nghĩa cá nhân” lên ngôi. Theo cách nói của K.Marx thì nó sẽ tạo ra tình trạng “hỗn loạn” trong dạy, học, lao động, tìm kiếm và tận dụng cơ hội. Và việc nở rộ các loại hình đào tạo, văn bằng, chứng chỉ ở nước ta hiện nay nhưng trường lớp không ra trường lớp, thầy không ra thầy, trò không ra trò, đen trắng lẫn lộn, thật giả khó lường,…

Vậy, chẳng phải giáo dục Việt Nam đang… ngược hay sao?

*
Đào Anh Dũng, Hà Nội





height=26 width=132 alt="Google Groups">

cungcapdien
Ghé thăm nhóm này










height=26 width=132 alt="Google Groups">
Đăng ký vào cungcapdien
Email:

Ghé thăm nhóm này