(Youtube)
Wednesday, September 30, 2015
Saturday, September 26, 2015
Góc ban thờ những ngày cuối tháng bảy
Những tháng bận rộn
với công việc, mình hay dắt ông bà tổ tiên đi vòng quanh thế giới bằng
cách dâng cúng những đặc sản của các nước. Nghĩa là ban thờ thiếu vắng
những món cổ truyền đậm đà bản sắc quê hương Việt Nam dấu yêu.
Chẳng hạn tháng này, mình bê nguyên đặc sản xứ sở Trung Đông mà một
trong số nước đặc trưng của nó là đất nước Ba Tư (Iran). Đa phần là bánh
ngọt và salade từ những nước trong vùng này, chẳng hạn bánh Nammoura
của Lebanon, Basbousa của Somalia, Iranian pudding, Ranginak của Iran.
Nhắc đến Iran, có lẽ rất nhiều người nghĩ ngay đến vấn đề chính trị, và
những xung đột ở vùng Trung Đông. Hoặc giả chúng ta liên hệ ngay đến
truyện Alibaba và 40 tên cướp trong series truyện nghìn lẻ một đêm, bộ
truyện mà thời niên thiếu chúng ta hay giấu đầu giường để đọc lén ba mẹ.
Chính vì vậy, ít có ai nghĩ đến những món ăn truyền thống vùng này,
trong khi chúng được đánh giá là một trong những món ăn tuyệt vời của
thế giới. Kể ra thì nhiều món lắm, ví dụ món chế từ thịt gà, heo, bò,
cừu với các tên gọi như Tahchin, Persian Sabzi Polo, Persian Kabob, Jarjeer Salad, Fesenjan, Bademjan, Jeweled Rice, v.v.
Thực ra mình cũng vậy. Lúc mới qua Can, nghe tới Iran là ghét không
thèm nhìn chứ đừng nói là ăn. Hehe. Tình cờ mua chai nước uống, juice,
uống vào thấy khác nước uống thường ngày về hương vị. Tò mò xem thử nước
sản xuất mới biết là bác Ali baba. Và từ dạo ấy, món ăn Iran mới được
mình khám phá.
Cho nên để tìm hiểu về con người, xã hội hay văn
hóa của một xứ sở một cách sâu sắc, tốt nhất chúng ta nên gạt bỏ yếu tố
chính trị và phớt lờ hiệu ứng số đông được dẫn dắt bởi truyền thông.
P/S: con người Iran cũng có nhiều điều thú vị. Rảnh thì sẽ nói.
Friday, September 25, 2015
Bệnh
Mỗi dịp chuyển mùa, tâm thế luôn chuẩn bị sức khỏe dồi dào để phòng
tránh bệnh. Cẩn thận từ cái ăn đến cái mặc. Bởi kinh nghiệm những năm
trước cho thấy bệnh trong lúc giao mùa là không tránh khỏi, chỉ có điều
là nặng hay nhẹ mà thôi. Cho nên tụi Tây luôn chích ngừa cúm vào mùa
lạnh, mình thì không và có lẽ là không bao giờ.
Đầu thu năm ni,
ta nói nghe, ăn uống cẩn thận vô cùng. Mặc thì lúc nào cũng mang cái
khoác. Có bữa nóng kinh hoàng mà mình khoác cái áo lạnh giống như bị
khùng. Hehe. Bởi khí hậu Montreal dao động theo hình sin trong mỗi
tuần. Đôi ba bữa nóng còn lại là lạnh. Thế nên trên đường đi làm thể nào
ta cũng gặp đôi ba gã khùng nếu họ quên check thời tiết mỗi sáng.
Tính toán cẩn thận thế nhưng người tính không bằng trời tính. Hôm qua
ngẫu hứng vào quán tàu ăn cùng bạn bè và dính chưởng. Người tàu nấu món
chi cũng dầu ơi là dầu. Thậm chí luộc rau họ cũng luộc bằng dầu. Hehe.
Vậy là nguyên ngày hôm ni đầu đau như búa bổ bởi mình kỵ dầu ăn.
Để trường kỳ kháng chiến với mùa thu, ta tự tẩm bổ món mực xào chua
ngọt. Bài trí có vẻ không đẹp vì nhức đầu quá, nhưng chất lượng thì hơi
cao. Bằng chứng là nguyên nồi cơm không còn một hột. Hehe. Hy vọng cơn
nhức đầu sẽ tiêu tan trong ngày mai chứ hắn đừng kéo dài cả tháng như
mọi năm.
Người Việt ở Montreal
Chiều về ghé Dépanneur (dạng corner như
US hay tiệm tạp hóa ở Việt Nam) để mua vài thứ nước mát uống. Chủ tiệm
là hai vợ chồng người Hoa rất vui tính. Họ hỏi đủ thứ chuyện trên đời.
Mua có vài chai nước mà tám cả hơn hai tiếng đồng hồ. Mình có hỏi một
câu, người Hoa chúng mày có vẻ chiếm lĩnh cái nghề làm chủ tiệm tạp hóa ở
Montreal phải không? Họ trả lời đúng thế, và lý do có lẽ là họ giúp
nhau để truyền nghề này thì phải. Bởi lẽ không có cớ gì mà đi hết Montreal, tui chỉ thấy chủ là người Hoa, lâu lâu có vài tiệm của Đại Hàn.
Quay trở lại người Việt, họ nói người Việt chúng mày toàn làm bác sỹ và
dược sỹ thôi. Cái này có vẻ đúng. Hầu như ở đâu cũng có clinic hay
pharmacy của người Việt. Có nhiều người khá nổi tiếng và được tặng
huân/huy chương gì của nữ hoàng nữa. Rất nhiều bác sỹ Việt là trưởng
khoa của các bệnh viện. Một điều kiểm chứng nữa là mấy đứa bạn học (dân
Tây đàng hoàng nhe) có vợ đi đẻ, họ cũng chọn bác sỹ đỡ đẻ là người
Việt. Hehe. Tui có hỏi kiểm chứng vì răng mi chọn rứa thì chúng gọn lỏn
''họ giỏi''.
Về nguồn gốc xuất xứ/hoàn cảnh các bác sỹ, đa phần các bác sỹ là những người vượt biên trong những ngày bão lửa 30 tháng 4 năm 1975. Một phần nữa là các du học sinh thời 54-75, và khi biến cố 30 tháng 4 xảy ra, họ quyết định ở lại đất nước Canada sinh sống. Nói thế không phải mình đánh giá thấp thế hệ trẻ hiện nay, du học sinh hiện tại. Tuy nhiên, để khẳng định tên tuổi, chúng ta cần thời gian. Chỉ có thế hệ đó mới có thể được thời gian kiểm chứng, chứ nói thực các bạn mới ra trường thì tên tuổi ai mà biết.
Ngoài ra, các ngành khác cũng có chứ chẳng riêng gì bác sỹ. Có một số vị là giáo sư khá nổi tiếng ở đất Montreal. Ví dụ giáo sư Bùi Tiến Rũng, ông được nhiều lần vinh danh bởi chính phủ Canada. Văn thơ thì có cô Kim Thúy với tác phẩm Ru khá nổi tiếng. Kể ra thì nhiều lắm. Tuy nhiên, cái sự đời nó trớ trêu, cũng như đồng tiền hai mặt sấp ngửa, lắm người thành công thì cũng lắm kẻ thất bại. Đất Montreal cũng từng là nơi gây thất vọng cho bao người.
Chuyện lang bạt nơi đất khách với những nghề vất vưởng qua ngày của người Việt không phải không có. Chuyện này không có gì là xấu cả, vì mình không thích đi theo luồng suy nghĩ Á Đông, đó là người thành công phải là kỹ sư bác sỹ. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận người Việt tham gia trong giới giang hồ là khó chấp nhận được. Đặc biệt, trong đợt bố ráp gắt gao của Canada về nghề ''trồng cỏ'', một làn sóng tháo chạy lớn từ Vancouver về đất Montreal, thành phần thì đủ sắc dân trong đó có người Việt.
Nói chung thành công hay thất bại không phải là vấn đề lớn, bởi đó cũng là lẽ vô thường trong cuộc sống. Nhưng cố gắng để chứng tỏ mình thành công thể hiện qua việc có tiền có quyền mà bất chấp tất cả thì sự thành công ấy có ý nghĩa gì. Điều đáng sợ nhất là người Việt vốn có máu liều. Cái này thể hiện rõ nhất qua các cuộc chiến mà ai đã từng học qua lịch sử đều thấy. Đem cái máu liều ấy vào chuyện giang hồ cát cứ thì chúng ta thấy nó nguy hiểm dường nào.
Về nguồn gốc xuất xứ/hoàn cảnh các bác sỹ, đa phần các bác sỹ là những người vượt biên trong những ngày bão lửa 30 tháng 4 năm 1975. Một phần nữa là các du học sinh thời 54-75, và khi biến cố 30 tháng 4 xảy ra, họ quyết định ở lại đất nước Canada sinh sống. Nói thế không phải mình đánh giá thấp thế hệ trẻ hiện nay, du học sinh hiện tại. Tuy nhiên, để khẳng định tên tuổi, chúng ta cần thời gian. Chỉ có thế hệ đó mới có thể được thời gian kiểm chứng, chứ nói thực các bạn mới ra trường thì tên tuổi ai mà biết.
Ngoài ra, các ngành khác cũng có chứ chẳng riêng gì bác sỹ. Có một số vị là giáo sư khá nổi tiếng ở đất Montreal. Ví dụ giáo sư Bùi Tiến Rũng, ông được nhiều lần vinh danh bởi chính phủ Canada. Văn thơ thì có cô Kim Thúy với tác phẩm Ru khá nổi tiếng. Kể ra thì nhiều lắm. Tuy nhiên, cái sự đời nó trớ trêu, cũng như đồng tiền hai mặt sấp ngửa, lắm người thành công thì cũng lắm kẻ thất bại. Đất Montreal cũng từng là nơi gây thất vọng cho bao người.
Chuyện lang bạt nơi đất khách với những nghề vất vưởng qua ngày của người Việt không phải không có. Chuyện này không có gì là xấu cả, vì mình không thích đi theo luồng suy nghĩ Á Đông, đó là người thành công phải là kỹ sư bác sỹ. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận người Việt tham gia trong giới giang hồ là khó chấp nhận được. Đặc biệt, trong đợt bố ráp gắt gao của Canada về nghề ''trồng cỏ'', một làn sóng tháo chạy lớn từ Vancouver về đất Montreal, thành phần thì đủ sắc dân trong đó có người Việt.
Nói chung thành công hay thất bại không phải là vấn đề lớn, bởi đó cũng là lẽ vô thường trong cuộc sống. Nhưng cố gắng để chứng tỏ mình thành công thể hiện qua việc có tiền có quyền mà bất chấp tất cả thì sự thành công ấy có ý nghĩa gì. Điều đáng sợ nhất là người Việt vốn có máu liều. Cái này thể hiện rõ nhất qua các cuộc chiến mà ai đã từng học qua lịch sử đều thấy. Đem cái máu liều ấy vào chuyện giang hồ cát cứ thì chúng ta thấy nó nguy hiểm dường nào.
Thursday, September 24, 2015
Hòa Thượng Thích Trí Đức giảng về pháp môn Tịnh độ
Hòa Thượng Thích Trí Đức
Trụ Trì Đạo tràng Liên Trì Hải Hội
số 25185 Pierson Road
Homeland, CA 92548
Tele. (951) 325-8384
Email: lientrihaihoi@gmail.com
Web: lientrihaihoi.com
(Youtube)
Saturday, September 12, 2015
Friday, September 11, 2015
Saturday, September 5, 2015
Subscribe to:
Posts (Atom)