Saturday, January 29, 2011

6 năm đón tết xa nhà



Chỉ cái tiêu đề không đã nói lên tất cả những gì muốn nói.
Kể từ cái tết năm 2006, cái cảm giác tết xa quê hương đã trở thành thói quen, nó quen đến lạ. Nỗi nhớ nhà quay quắt, đau thắt tận tim gan. Càng về lâu, khoảng cách lại càng xa hơn.
Nhớ lắm cái cảnh quây quần cùng gia đình ăn bữa cơm thân mật. Thân mật bởi vì nó không cao sang, nhưng thắm đậm tình người. Cùng nhau trò chuyện, kể cho nhau nghe những chuyện xưa, chuyện nay. Cùng nhau sửa sang lại nhà, quét dọn, giặt giũ và bày mân ngũ quả cúng gia tiên .v.v.
Rất nhiều việc làm để sẵn sàng đón cái tết, chào năm mới. Ấy thế mà chẳng ai biết mệt, làm việc hăng say, háo hức chào đón tết.
Ngày đầu năm thì đi thăm bà con, bạn bè và .v.v.
Anyway, happy new year 2011!

Tuesday, January 25, 2011

Stop smoking

Những hình ảnh như thế này, luôn kè kè điếu thuốc trên tay, sẽ chỉ là dĩ vãng.





Không biết ba có nhớ lời mình dặn không?




Dặn ba rồi nhớ không hút thuốc nữa

Sunday, January 23, 2011

Tính cách tức thời, tại đây và bây giờ của Tịnh Độ tông

Tính cách tức thời, tại đây và bây giờ của Tịnh Độ tông


Giác Ngộ - Khi niệm Phật, quán tưởng, hồi hướng…, là chúng ta "đang sanh" vào Tịnh độ, đang đi vào Tịnh độ. Bằng những thực hành ấy, chúng ta đang đi sâu hơn vào Tịnh độ, hay nói cách khác, chúng ta đang đi lên các bậc Cửu phẩm ngay ở đây và lúc này.

Chánh niệm tỉnh giác với sự việc đang sanh này là niềm vui và hạnh phúc hiện tại của hành giả Tịnh Độ tông.

1. Tịnh Độ tông là Đại thừa

Ngoài ba kinh chuyên dạy về Tịnh độ của Phật A Di Đà (Kinh Phật Thuyết Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ PhậtKinh A Di Đà tiểu bản) thì nhiều kinh của Đại thừa như Hoa Nghiêm, Lăng Nghiêm, Bi Hoa… và các luận Đại thừa Khởi Tín, luận Ma ha Chỉ quán của Thiên Thai Trí giả… và các Bồ tát khởi xướng các tông chính của Đại thừa như Trung đạo, Duy thức và Mật giáo đều có chỉ dạy và hâm mộ Tịnh độ.

dangthe-1.gif

Từ xưa Phật giáo Việt Nam được xem là sự hòa hợp của Thiền, Tịnh, Mật, trong đó tùy căn cơ mỗi người, mỗi thời đại mà có một tông trội hơn. Cả ba đều là Đại thừa, có lẽ vì thế mà cả ba sống hòa hợp với nhau dễ dàng. Cũng bởi vì thế mà cả ba đều có thể được tìm hiểu, giải rõ thêm trong toàn cảnh phổ quát của Đại thừa. Nói cách khác, ba tông Thiền, Tịnh, Mật là đồng nguồn, đồng một con đường và đồng một mục đích. Thế nên chẳng phải vô ích khi dùng Thiền và Mật để làm rõ thêm những vấn đề mà chúng ta có thể còn chưa rõ ràng về Tịnh độ. Nếu có người vì hâm mộ tông mình mà không hiểu bỏ qua tông khác thì đó là một điều đáng tiếc.

Trong bối cảnh đó, ở đây chúng ta nói đến tính cách tức thời, tại đây và bây giờ của Tịnh Độ tông.

Thế nào là đồng nguồn, đồng con đường và đồng một mục đích? Đồng nguồn là "Tất cả chúng sanh đều có hạt giống Phật tánh", do đó đều có thể thành Phật, và sự thành Phật này sẽ dễ dàng hơn ở Tịnh độ Tây phương. Đồng con đường là tích tập công đức và trí huệ, với Mười địa là con đường căn bản để thành Phật. Ba kinh Tịnh độ đều nói đến A bệ bạt trí, tức là Vô sanh pháp nhẫn, đây là cấp độ Bất thối chuyển được nói đến trong cả ba tông. Cấp độ đầu tiên của Mười địa là Sơ Hoan hỷ địa được nói đến trong kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật. Từ bước đầu thực hành đến Hạ phẩm Hạ sanh đến Thượng phẩm Thượng sanh của kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật tương đương và đồng nhất với con đường chung Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa của Đại thừa. Kinh nói Hạ phẩm Thượng sanh là "được vào Sơ địa", nghĩa là ba cấp Thượng phẩm Thượng sanh chính là Mười địa của Đại thừa.

Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật nói: "Tưởng sanh của Hạ phẩm Hạ sanh thì liền được sanh về thế giới Cực lạc, ở trong hoa sen đủ mười hai kiếp mới nở, Bồ tát Quán Âm, Bồ tát Thế Chí với tiếng đại bi nói rộng cho nghe thật tướng của các pháp và cách diệt tội. Kẻ ấy nghe rồi vô cùng hoan hỷ, ngay đó phát tâm Vô thượng Bồ đề". Chúng ta thấy được sanh về Tây phương Cực lạc, dù ở cấp độ thấp nhất cũng phải học Đại thừa: Đại bi, Thật tướng của các pháp (trí huệ), cách diệt tội (tịnh hóa) và phát tâm Bồ đề.

Nếu Tịnh độ là Tín, Hạnh, Nguyện thì Đại thừa cũng là Tín, Hạnh, Nguyện. Các kinh điển của Đại thừa nhấn mạnh vào Tin: "tin hiểu, thọ trì". Chẳng hạn kinh Kim Cương: "Nghe những câu đoạn ấy, dù chỉ một niệm sanh niềm tin thanh tịnh, thì này Tu Bồ Đề. Như Lai thấy biết trọn vẹn rằng những chúng sanh ấy được vô lượng phước đức như thế". Kinh Hoa Nghiêm nói: ‘Tin là mẹ của các công đức’.

dangthe-3.gif

Niệm Phật là làm sống tâm đại bi qua thân, khẩu, ý - Ảnh: Giác Thông

Hạnh ở đây là hạnh Bồ tát, tích tập công đức và trí huệ. Kinh A Di Đà nói: "Không thể dùng ít thiện căn phước đức nhân duyên mà được sanh về cõi nước ấy". Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói:

"Bây giờ Thế Tôn nói với bà Vi Đề Hy rằng: Giờ đây ngươi có biết không? Phật A Di Đà cách đây không xa. Ngươi hãy buộc niệm quán kỹ nước ấy thì tịnh nghiệp thành. Nay Ta giảng rộng cho ngươi, cũng để tất cả các phàm phu đời sau muốn tu tịnh nghiệp sẽ được sanh cõi nước Cực lạc Tây phương. Muốn sanh nước ấy phải tu ba phước:

Thứ nhất: Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, tâm từ không giết hại, tu mười nghiệp thiện.

Thứ hai: Thọ trì Ba quy y, các giới cụ túc, không phạm oai nghi.

Thứ ba: Phát Bồ đề tâm, tin sâu nhân quả, đọc tụng Đại thừa, khuyên người khác tu hành tinh tấn.

Ba việc ấy gọi là tịnh nghiệp. Ba việc ấy là chánh nhân tu hành tịnh nghiệp của chư Phật ba đời quá khứ hiện tại vị lai".

Cũng kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật nói: "Nếu chúng sanh nào sáng suốt tin tưởng trí Phật là trí chẳng thể nghĩ bàn, cho đến là trí tối thắng…, tu các công đức và tín tâm hồi hướng phát nguyện về cõi ấy, thì chúng sanh này ngồi kiết già trong hoa sen bảy báu tự nhiên hóa sanh, trong khoảnh khắc thân tướng, quang minh, trí huệ, công đức đều thành như các Bồ tát".

Cõi Tịnh độ của Phật A Di Đà do hạnh nguyện, trí huệ và công đức của Tỳ kheo Pháp Tạng, là tiền thân của Ngài: "Trải qua năm kiếp, Ngài tư duy thâu nhiếp công hạnh trang nghiêm tịnh hóa cõi Phật". Khi đã thành tựu, Ngài lập ra cõi Tịnh độ Tây phương với Bốn mươi tám lời nguyện.

Phật A Di Đà đã tu Bồ tát hạnh và phát các đại nguyện bền vững muôn đời để tạo lập ra cõi Tây phương Cực lạc. "Cõi nước Phật ấy thành tựu các công đức trang nghiêm như vậy" (Kinh A Di Đà). Thế nên để tương ưng và sanh vào cõi ấy, và ở cấp độ cao hay thấp là do sự tích tập trí huệ, công đức của chúng ta tương ưng với công hạnh và đại nguyện của Phật A Di Đà nhiều hay ít. Điều chúng ta cần nhớ là sự tích tập trí huệ và công đức này hiện thời chúng ta chỉ làm được ở cõi Ta bà này, như ngày xưa Phật A Di Đà đã từng làm ở đây. Thế nên lơ là với sự tích tập trí huệ và công đức ở đây là chúng ta đã mất một cơ hội lớn đối với Hoa sen Chín phẩm của chúng ta.

Nguyện là làm mọi tịnh hạnh, mọi công đức để hồi hướng về Tịnh độ. Nhưng khi ở Tịnh độ đã được không thối chuyển thì trở lại cõi Ta bà hay cõi khác làm Phật sự. Tịnh Độ tông gọi sự sanh qua Tịnh độ là Vãng tướng, và sự trở lại cõi này hay cõi khác là Hoàn tướng. Như thế nguyện của một người tu Tịnh độ phải lần lần bao trùm cả pháp giới, như Đại hạnh nguyện của Bồ tát Phổ Hiền.

Quả của Tịnh độ là quả Phật. Rốt ráo người tu Tịnh độ sẽ thành Phật, tức là đạt đến và hoàn thiện cả ba thân của một vị Phật: Pháp thân, Báo thân và Hóa thân. Pháp thân vị ấy đồng nhất với Pháp thân của Phật A Di Đà và của tất cả chư Phật. Báo thân và Hóa thân của vị ấy thì căn bản đầy đủ công đức như của chư Phật, nhưng có sai khác tùy theo hạnh nguyện của vị ấy. Quả của người tu Tịnh độ là "trừ diệt tất cả nghiệp xấu trong vô số kiếp để sanh vào Cực lạc" (Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật). Một điều đặc biệt là người tu Tịnh độ y trên quả Phật đã thành của Phật A Di Đà mà tu hành, cho nên Tịnh Độ tông được xếp vào Quả thừa thay vì Nhân thừa.

Sự đồng nguồn, đồng con đường và đồng mục đích của Thiền, Tịnh, Mật, chúng ta trích đoạn kinh trong Quán Vô Lượng Thọ Phật:

"Tiếp theo là nên tưởng Phật. Tại sao phải tưởng Phật? Bởi vì chư Phật Như Lai là thân Pháp giới, vào trong tâm tưởng của tất cả chúng sanh. Thế nên khi tâm người ta tưởng Phật, thì ngay tâm ấy tức là 32 tướng, 80 vẻ đẹp tùy hình. Tâm ấy làm Phật thì tâm ấy là Phật. Biển Chánh Biến tri của chư Phật, từ nơi tâm tưởng mà sanh, bởi thế phải nên nhất tâm buộc niệm quán tưởng Đức Phật Như Lai ấy".

2. Ý nghĩa của sự việc ‘đang sanh’ về Tịnh độ

"Thân Pháp giới", "Tâm ấy là Phật", "Biển Chánh Biến tri của chư Phật", là Pháp thân đồng nhất, hoàn toàn không khác biệt của tất cả các chư Phật. Không có chuyện Pháp thân của Đức Phật này ‘to lớn’ hơn Pháp thân của vị Phật kia. Pháp thân là sự vô ngại tuyệt đối giữa các Đức Phật.

Nhưng Báo thân, Hóa thân của các Ngài thì có khác vì hạnh nguyện khi còn là Bồ tát thì khác nhau. Nhưng vì Báo thân và Hóa thân lưu xuất từ Pháp thân nên chúng vô ngại với nhau và vô ngại đối với mọi cõi. Một ví dụ là Đức Quán Thế Âm ở với Phật A Di Đà nơi Tịnh độ Tây phương, nhưng Ngài vẫn làm việc cứu độ ở cõi này một cách vô ngại. Như vậy Phật A Di Đà và Tịnh độ của Ngài vẫn vô ngại với cõi này. Ở đây chúng ta trích vài lời nguyện:

Lời nguyện thứ 12: Khi thành Phật, nếu quang minh thân tôi mà có hạn lượng, ít ra chẳng soi đến hàng trăm ngàn ức vô số cõi Phật, thì tôi sẽ không nhận ngôi Chánh giác.

Lời nguyện thứ 34: Khi thành Phật, những chúng sanh trong khắp mười phương vô lượng vô số thế giới nghe danh hiệu tôi mà chẳng chứng được Vô sanh pháp nhẫn và các môn tổng trì sâu xa của Bồ tát, thì tôi sẽ không nhận ngôi Chánh giác.

Lời nguyện thứ 45: Các chúng Bồ tát ở cõi nước khác nghe danh hiệu tôi thảy đều chứng được Tam muội Phổ đẳng, an trụ trong tam muội đó cho đến khi thành Phật, thường thấy vô lượng vô số tất cả chư Phật. Nếu chẳng như thế thì tôi chẳng nhận ngôi Chánh giác

Sự vô ngại giữa các cõi với nhau là điều được nói đến trong kinh điển Đại thừa. Tịnh độ Tây phương và Phật A Di Đà vô ngại với cõi này, nên chúng ta mới niệm Phật, quán tưởng, phát nguyện, lập hạnh, hồi hướng… để có thể tiếp thông được với Phật và Tịnh độ. Nếu không vô ngại thì niệm Phật và quán tưởng sẽ không có nền tảng nào để có hiệu quả.

Bốn mươi tám lời nguyện của Phật A Di Đà thể hiện sự vô ngại của Ngài và cõi Tịnh độ của Ngài đối với toàn bộ pháp giới. Bởi thế niệm Phật và quán tưởng Phật là dành cho chúng sanh ở mọi cõi. Chính sự vô ngại này cho phép chúng ta tiếp xúc được, kết nối được với Tịnh độ và sự tiếp xúc kết nối có thể trở nên trực tiếp. Ba thân của Phật A Di Đà là vô ngại với toàn thể pháp giới nên mỗi chúng sanh trong pháp giới đều có thể tiếp xúc, kết nối, tương ưng trực tiếp với ba thân ấy.

Niệm Phật, quán tưởng Phật…là đưa Phật A Di Đà và Tịnh độ vào trong thân tâm của chúng ta, tiếp nhận Phật và Tịnh độ vào trong thân tâm của chúng ta. Sự đưa vào, tiếp nhận này khiến cho chúng ta có được Tịnh độ. Đời sống ở cõi này của chúng ta ‘in hình’ Tịnh độ. Để hiểu ‘in hình’ là thế nào, chúng ta trích hai đoạn trong kinh Vô Lượng Thọ Phật:

"Dù mắt nhắm hay mở, không nên để (cho sự quán tưởng) tan mất, luôn luôn nhớ tưởng cõi Tịnh độ. Người quán tưởng được như vậy gọi là thấy thô sơ đất nước Cực lạc".

"Nay Như Lai dạy cho bà Vi Đề Hy và thảy hết chúng sanh đời sau quán tưởng thế giới Cực lạc Tây phương. Nhờ Phật lực mà sẽ thấy cõi nước thanh tịnh kia, như cầm cái gương sáng tự thấy mặt mình. Thấy các sự việc cực diệu cực lạc của cõi nước ấy, tâm rất hoan hỷ, liền ngay lúc ấy đắc Vô sanh pháp nhẫn".

dangthe-2.gif

Sống trong bổn nguyện của Đức A Di Đà - Ảnh: Giác Thông

Dù chỉ mới "thấy thô sơ cõi Cực lạc" trong hai pháp quán tưởng đầu tiên, Tịnh độ đã in hình vào trong tâm chúng ta, để từ đây chúng ta được chuyển hóa, được hưởng phần Tịnh độ. Tâm chúng ta bắt đầu thanh tịnh. Chúng ta bắt đầu thấy cuộc sống chung quanh, mọi người "thân thể đều đồng một sắc vàng" (Kinh Phật thuyết Vô Lượng Thọ Phật), "chim chóc cây cối đều thuyết pháp vì đều là báo thân của Phật A Di Đà" (Kinh A Di Đà). Cuộc sống chúng ta ở cõi này bắt đầu đi vào Tịnh độ. Tịnh độ bắt đầu nhiếp lấy cuộc đời Ta bà của chúng ta.

Nếu so sánh với Mật giáo, khi chọn Phật A Di Đà làm bổn tôn, thì sự quán tưởng là : thế giới sắc tướng chung quanh là mạn đà la của Phật A Di Đà, tất cả âm thanh là thần chú hay danh hiệu Phật A Di Đà, thân thể này cũng được quán tưởng là sắc thân của Phật A Di Đà….Tóm lại tất cả thân tâm và thế giới của chúng ta đều được A Di Đà hóa và Tịnh độ hóa để thành Tây phương Cực lạc.

Cõi Phật A Di Đà không ngăn ngại với chúng ta mà chỉ vì những phiền não chướng và sở tri chướng, gọi chung là nghiệp chướng (sự che chướng của nghiệp), của chúng ta ngăn che chúng ta với Tịnh độ. Thế nên một trong những mục đích của pháp quán tưởng của kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật là để "trừ diệt hết tội". Kinh cũng có tên là "Tịnh trừ nghiệp chướng, sanh chư Phật tiền" (Tịnh hóa và trừ diệt nghiệp chướng, sanh trước chư Phật).

Chúng ta cũng thấy mọi pháp tu của Đại thừa, của Thiền và Mật, đều là để diệt trừ hay tịnh hóa phiền não chướng và sở tri chướng, nghĩa là mọi nghiệp chướng, để thấy và chứng được Phật tánh, tức là thấy và chứng được "thật tướng của các pháp", hay còn được diễn tả là "thấy Như Lai" (trong kinh Kim Cương).

Vì bị trói buộc trong vô minh và những nghiệp chướng, bèn cho thời gian không gian là thật, là cứng chắc chướng ngại thật sự, không thể thấy tánh Không của chúng, nên người bình thường cho rằng Phật và Tịnh độ ở xa, xa lắm. Nhưng như Phật Thích Ca đã nói trong kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật đã trích dẫn ở trên: "Phật A Di Đà cách đây không xa".

Sự sanh vào Tịnh độ là một sự việc xảy ra ở hiện tại. Kinh A Di Đà nói: "Xá Lợi Phất! Nếu có người đã phát nguyện, đang phát nguyện, sẽ phát nguyện muốn sanh vào cõi nước Phật A Di Đà thì những người ấy đều được Bất thối chuyển nơi Chánh đẳng Chánh giác. Trong cõi nước ấy hoặc đã sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc đang sanh. Thế nên, Xá Lợi Phất, các thiện nam tín nữ hãy nên tin tưởng phát nguyện sanh vào cõi nước ấy".

Sự sanh vào là một dòng tương tục từ quá khứ đến tương lai và đang xảy ra trong hiện tại. Khi niệm Phật, quán tưởng, hồi hướng… là chúng ta "đang sanh" vào Tịnh độ, đang đi vào Tịnh độ. Bằng những thực hành ấy, chúng ta đang đi sâu hơn vào Tịnh độ, hay nếu dùng thuật ngữ Tịnh độ, chúng ta đang đi lên các bậc Cửu phẩm ngay ở đây và lúc này. Chánh niệm tỉnh giác với sự việc đang sanh này là niềm vui và hạnh phúc hiện tại của chúng ta.

Có người vì không hiểu Thiền, và do đó không hiểu cả Tịnh độ, khi đọc xong phần cuối của phẩm Quyết nghi trong kinh Pháp Bảo Đàn, cho rằng Lục tổ Thiền tông bác bỏ Tịnh độ Tây phương. Đọc kỹ chúng ta sẽ thấy Lục tổ không bác bỏ Tịnh độ mà ngài chỉ nói rằng cõi này và Tịnh độ không cách xa, cõi này và Tịnh độ dung thông vô ngại với nhau. Sự dung thông vô ngại này là do sự thanh tịnh của tâm. Ngài trích một câu của kinh Duy Ma Cật: "Tùy tâm mình thanh tịnh thì cõi Phật thanh tịnh". Ngài nói:

"Nếu tâm của Sử quân không điều gì chẳng lành, thì Tây phương cách đây chẳng xa. Nếu như ôm giữ cái tâm chẳng lành, thì dầu có niệm Phật, cầu vãng sanh cũng khó đến đó được… Nay ta khuyên các thiện tri thức trước phải trừ 10 điều xấu ác tức là đi được 10 vạn dặm, sau trừ 8 điều tà tức là qua khỏi 8 ngàn dặm. Niệm Phật thấy tánh (Phật tánh), luôn luôn thực hành cái tâm bằng phẳng, thì đi đến Tây phương nhanh chóng như khảy móng tay mà thấy Phật A Di Đà liền".

"Phật tánh giác ở trên cõi tự tâm, phóng ra ánh sáng lớn, ngoài soi sáu cửa thanh tịnh, phá hết các trời Lục dục, chiếu vào tự tánh, ba độc dứt liền, các tội địa ngục thảy đều tiêu diệt, trong ngoài sáng suốt không khác gì cõi Tây phương. Nếu chẳng tu theo pháp ấy thì làm sao đến cõi kia được!".

Quả thật, sự khó khăn ngăn ngại không phải ở phía Phật A Di Đà mà ở về phía chúng sanh chúng ta. Cũng như gã cùng tử lang thang lạc loài trong kinh Pháp Hoa, sự khó khăn ngăn ngại trong việc trở về với cha mình không phải về phía người cha trưởng giả giàu có an cư lạc nghiệp muôn đời, mà từ phía gã cùng tử. Sự khó khăn ngăn ngại xa cách của gã cùng tử này là sự nghi ngờ, mặc cảm, quen thói nghèo hèn lang thang, dơ bẩn, suy nghĩ lặt vặt, ti tiện, tà kiến… Chính những bệnh tật trong tâm này làm cho đường về trở nên khó khăn, chướng ngại, trong khi con đường vốn thông suốt, vô ngại.

3. Sống trong đại dương Bốn mươi tám lời nguyện

Con đường về ấy là dễ dàng. Chúng ta có thể tiếp xúc, kết nối, tương ưng với Ngài và Tịnh độ của Ngài, nghĩa là với Pháp thân, Báo thân và Hóa thân của Ngài. Pháp thân là tâm, Báo thân là ngữ và Hóa thân là thân của Phật A Di Đà. Pháp thân vô niệm, vô tướng, vô trụ của Ngài thì ở khắp tất cả. Báo thân và Hóa thân của Ngài là Tịnh độ và 48 lời nguyện trùm khắp vũ trụ. Thật ra chúng ta có là gì, đang ở đâu, như thế nào, chúng ta luôn luôn ở trong Pháp thân, Báo thân và Hóa thân của Phật A Di Đà. Và chúng ta có thực hành niệm Phật, quán tưởng, phát nguyện… như thế nào thì cũng là thực hành trên quả Phật đã thành, trên 48 lời nguyện đã thành của Đức A Di Đà.

Chúng ta có thể tiếp xúc trực tiếp, tức thời với Ngài và Tịnh độ của Ngài, không chỉ vì Tha lực trực tiếp tức thời của Ngài bao trùm cả vũ trụ, mà còn vì chúng ta cũng có các hạt giống hay tiềm năng Pháp thân, Báo thân và Hóa thân của mỗi chúng ta. Tiềm năng Pháp thân, Báo thân, Hóa thân này là tiềm năng tâm, ngữ, thân của chúng ta.. Có điều Pháp, Báo và Hóa thân của chúng ta chưa được khai mở, tịnh hóa và hoàn thiện, thành thử sự tương ưng, tiếp xúc, kết nối chưa có được hay có được thì lâu lâu mới thoáng qua một cách yếu ớt. Chính vì tiềm năng ba thân này, tiềm năng Phật tánh này nơi mỗi chúng sanh nên chúng ta mới đam mê, khát khao, tín ngưỡng Phật A Di Đà và Tịnh độ của Ngài đến như vậy.

Bằng việc niệm Phật, quán tưởng, làm các công đức, thân, ngữ, tâm chúng ta dần dần tương ưng với thân, ngữ, tâm của Phật A Di Đà. Bằng niệm Phật và quán tưởng, bằng tin, hạnh, nguyện, hồi hướng…, những chướng ngại ngăn che của chúng ta và do chúng ta khiến ngăn cách với Ba thân của Phật dần dần tan rã. thân, ngữ, tâm của chúng ta có thể tức thời trực tiếp tương ưng với thân, ngữ, tâm của Phật A Di Đà tùy theo sự trực tiếp tức thời, sự không bị che chướng của thân, ngữ, tâm chúng ta. Với sự dần dần tương ưng cõi Ta bà của chúng ta mà chúng ta đang sống sẽ dần dần ‘vô ngại’ với Cực lạc phương Tây.

Bằng niệm Phật, quán tưởng, tin, hạnh, nguyện, hồi hướng… trong Tha lực (48 lời nguyện đang bao quanh chúng ta), chúng ta nhanh chóng chuyển hóa, tịnh hóa thân tâm mình. Tùy thân tâm mình tịnh hóa đến đâu, chúng ta cảm nghiệm, tương ưng được với Tịnh độ đến đó. Cũng chính thân tâm thanh tịnh của chúng ta quyết định chúng ta sanh vào phẩm nào trong Chín phẩm, tương đương Mười địa chung cho cả Đại thừa.

Cho nên hãy đưa Phật A Di Đà và Tịnh độ vào trong thân, ngữ, tâm của chúng ta. Hãy tiếp nhận Phật A Di Đà và Tịnh độ vào trong thân, ngữ, tâm của chúng ta. Sự đưa vào đó, sự tiếp nhận đó, chính là Tự lực. Tự lực để sống trong Tha lực của Phật A Di Đà, tức là trong 48 lời nguyện đã thành. Trong nền tảng Phật tánh, Tự lực và Tha lực vốn không ngăn ngại, vốn tức thời, trực tiếp, tại đây và bây giờ.

Để mỗi tiếng niệm Phật là một lời ca hát của Cực lạc trong lòng chúng ta. Để mỗi quán tưởng là một hiện hình của Cực lạc trong lòng chúng ta...

Như thế chúng ta đã có Phật, có Tịnh độ. Như thế chúng ta đã bắt đầu kết nối với Phật và Tịnh độ. Và mở rộng Phật và Tịnh độ ở trong lòng chúng ta để cho Phật và Tịnh độ hiện hữu trong toàn bộ đời sống của chúng ta, phải chăng đó là công việc hân hoan "Tịnh trừ nghiệp chướng, sinh ra ở trước chư Phật"?

Nguyễn Thế Đăng

Saturday, January 22, 2011

Một vòng Orange Line Metro in Montreal


Leo lên metro làm một vòng xem Montreal thế nào. Nói thật chỉ đi mới một nửa của Orange line thôi và chỉ ghé vài trạm đi vòng vòng xem. Lý do đơn giản thời gian giới hạn.

Cảnh quan và kiến trúc thực sự ấn tượng. Nhìn là nhớ mãi. Đúng thật là kiến trúc của Tây phương! Hay đúng hơn là kiến trúc của Pháp. Mà hình như nước mình cũng bao nhiêu năm Pháp thuộc, sao những hình ảnh hay dấu ấn không lưu lại nhỉ. Nói đến đây mới nhớ, vào UQAM, khoa địa lý trưng một loạt bảng các nước, đại loại như là Tunisia, Thái Lan, Indonesia .v.v. Thế mà Việt nam không thấy. Không hiểu!

Tôi thì có sở thích tham quan về những cái dính líu tới tôn giáo. Vì nó liên quan đến đức tin. Hehe. Vua quan đôi lúc nhắc tới thì người dân không sợ, chứ nhắc đến Phật, Thánh, .v.v. thì họ lại sợ. Do đó, mình vào những nơi này sự an toàn có vẻ được đảm bảo. Có chuỵên thế này, thằng Canada ở chung nhà nó hỏi "Any religion you follow?", "No" tôi trả lời thế. Nó thắc mắc, nước của mày sao kỳ vậy. Tôi cũng thắc mắc sao mày kỳ vậy và hỏi "How about you? Which religion do you follow?". Nó nói "Muslim, I think you should believe something". "Actually, a lot of people follow Buddhist religion. However, my case is nothing to follow", tôi trả lời thế. Ngẫm nghĩ lại thì không lẽ có cái gì đó sai sai. Nhìn lại ở những nước phát triển thế này, những con người có đầu óc vĩ đại mà họ vẫn có niềm tin. Nếu nói họ mù quáng, mê tín dị đoan là không đúng. Nói thật mình có đủ thông minh hơn họ không để rồi nhận xét họ như thế. Cái đó chính là sự khập khiễng trong tư duy logic. Mình nói nothing thì có vẻ tự xếp mình vào cái level cao hơn họ chăng?

Và thú thật vào những nhà thờ này, xếp vào dạng khá lâu đời. Nơi đó không phải thứ cù bơ cù bất vào, rất nhiều người lịch lãm hẳn hoi. Còn kiến trúc, cách bài trí và hành lễ thì rất hoàn hảo và bài bản. Và đây cũng là lần đầu tiên tôi bước qua cánh cửa nhà thờ để vào xem nơi hành lễ. Không biết ở Việt Nam thế nào vì chưa bao giờ vào xem cả!

Trên đường đi cũng gặp một vài chuỵên cũng thú vị. Đang đi có thằng boy lại hỏi "Any money for food, (something like 3CAN$. I do not remember the number exactly!) ". Nghe âm thanh có vẻ lạ, tôi mới hỏi lại. Nó lại trả lời thế. Tôi khoát tay, "no". Thế là nó đi thẳng. Nói thế có nghĩa là ở đây vẫn có ăn mày, vẫn có homeless boys và đặc biệt có gangsters. Và có những vùng có safety cao và có những vùng cực kỳ dangerous. Dọc đường có những tên ăn mày cao to, nói theo kiểu funny bụi đời, "waiting here almost 1 hour but do not get enough 1K CAN$". Nghe thế nhưng cứ phớt tỉnh Angle mà go. Nhớ lại hôm Friday afternoon, đang đứng hút thuốc, có một nhóm boys (chắc là tụi High school) đi ngang ghé lại xin điếu thuốc. OK, it is good for your lung! Bên này tụi này không được phép mua thuốc, cứ cho nó hút cho nó bổ phổi thôi. Còn mình thì lại giảm hút. Haha. Cho nó một điếu là mình tăng thêm sức khỏe.

Quay lại chuỵên cũ, trên đường đi metro về, mệt và ngủ. Sao kỳ vậy, cái gì mà chùn chụt bên tai, mở mắt ra. Ái chà thằng Tây và con nhỏ Tây đang kiss. Cái đặc biệt của nó là thế. Ngay chỗ public, thế mà kiss theo kiểu đang trong a romantic bedroom, hừng hực lửa thế đấy. Thôi không phải chuỵên của mình, ngủ. Nhớ lại cái ngày mới chuyển tới nhà, cái con bé Maria cũng thế. Dân Tây nó không ngại ngùng chuỵên đó, dắt bạn trai tới ngay tại nhà. Cửa nẻo không khóa, xem như chốn không người. Thế nhưng nó có quy tắc của nó. Chứ không như kiểu Việt nam mình, làm mà thiếu hiểu biết. Hậu quả tỷ lệ nạo phá thai cao. Tụi nó thì làm mà không để lại hậu quả đau thương. Hehe. Cho nên cứ phớt tỉnh Angle mà sống là ok. Ăn Macdonald thì sống Mackeno.

Vài cái hình selected






Mô hình của khoa Human Science ở UQAM.























Qua McGill nghe các GS bên này giảng courses. Chỗ này thì khỏi nói, GS làm research có tiếng




The stuffs in my bedroom.








Nhà ga đối diện nơi làm việc. Cảnh chụp lúc ra ngoài hút thuốc



Con đường mòn tôi đi.


Sân sau nhà.


Le Thanh Tan


Wednesday, January 19, 2011

The new start

Finally, I capture the new technique and create the new idea. Now the time to implement and extend it.

You must be strong to be stronger!

Tuesday, January 18, 2011

The time to start

Yesterday, I lost the direction to return my home although I just chose the line of the metro.

Today's morning, after smoking 2 cigarettes, I plan for the future days. First of all, finishing the stuffs like reviewing the conference papers (5 manuscripts from SHUSER2011 and 2 ones from ICBEIA2011). Then prepare the idea for the target GLOBECOM2011 which has the deadline like March 1st.

Hope that everything will be fine.

Saturday, January 15, 2011

Ngày đầu tiên

Vừa đặt chân lên Canada, cảm giác lạnh, buồn nhưng tràn đầy hy vọng. Lạnh là hiển nhiên vì đất nước nằm ở Bắc cực. Buồn vì vợ con lại xa chồng cha nữa. Nhưng hy vọng thì luôn hiện hữu trong con người lạc quan như mình.

Mọi việc trên đất lạ cũng bắt đầu ok. Vào nhà mới, mọi thứ được sắp xếp sẵn. Phòng làm việc nói chung đầy đủ thứ mình cần.

Gs mời đi ăn sáng, dạo một vòng Montreal để làm quen. Gs nói thứ bảy nên mọi thứ đều bắt đầu muộn. Weekend mà. Thứ hai mới bắt đầu setup làm việc.

Giờ làm việc tại phòng vậy. Nghĩ cũng có cái thú. Ngồi làm việc bên trong, bên ngoài cửa sổ tuyết rơi. Cảnh đẹp.

Wednesday, January 12, 2011

CHỮ NHẪN TRONG ĐẠO PHẬT

Nghiên Cứu Phật Học - Phật Học Tổng Quát
Viết bởi Thích Tâm Hiền

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính thưa Chư Vị,

Đức Phật ra đời vì một đại sự nhân duyên “Khai Thị Chúng Sanh, Ngộ Nhập Phật Tri Kiến”, với ý nguyện cứu vớt chúng sanh đang bị vùi dập dưới những ngọn sóng Tham-Sân-Si, ngụp lặn trong biển sanh tử luân hồi, hay đang kêu la gào thét trong nhà lửa tam giới đầy bi kịch. Chính vì vậy mà sau khi chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác dưới cội bồ đề, Ngài đã đem giáo pháp ấy làm phương tiện đả thông bao sự mê mờ của chúng sanh, mở tung bao cánh cửa u minh, đem ánh sáng hạnh phúc cho muôn loài. Ngài là bậc Y Vương vì Ngài tùy bệnh mà cho thuốc. Lòng từ bi của Ngài không phân biệt người giàu sang hay cùng cực. Từ Bà La Môn, Sát Đế Lợi, cho đến Phệ Xá, Thủ Đà La thuộc giai cấp quyền quý, hay những bậc Quốc Vương thống nhiếp thiên hạ, cho đến những người bần cùng khốn khổ thuộc giai cấp thấp nhất của xã hội Ngài đều hóa độ tất cả những ai có duyên gặp Ngài. Để đối trị với tám vạn bốn ngàn trần lao nghiệp chướng của chúng sanh, Ngài đã có tám vạn bốn ngàn pháp môn tu học. Trong đó Nhẫn Nhục là pháp môn giúp cho hành giả đoạn trừ lậu hoặc một cách hoàn hảo, diệt trừ ngả chấp một cách rốt ráo và cuối cùng là đưa đến quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Để có hệ thống và dễ theo dõi, chúng tôi xin trình bày ba phần chính sau:

  1. Định nghĩa và phân tích các thành phần của nhẫn nhục
  2. Phải nhẫn nhục như thế nào cho đúng pháp
  3. Lợi ích của pháp tu nhẫn nhục

Thế nào là Nhẫn nhuc?

Trong kinh Hoa Nghiêm có câu "Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chứng môn khai ", nghĩa là "Một niệm sân hận khởi lên là mở cửa cho muôn ngàn nghiệp chướng". Thật vậy, lắm người vì không dằn được cơn tức giận mà gia đình tan nát, chồng vợ chia lìa, thầy trò xa nhau, bạn thân thành thù oán. Trong Phật Học phổ thông (quyển 1, trang 102 của HT. Thích Thiện Hoa), nhẫn nhịn được định nghĩa như sau:
"Nhẫn nhịn là chịu đựng những cảnh trái mắt nghịch lòng.
Nhục là điều sỉ nhục, điều xấu hổ và làm tổn thương đến lòng tự ái"

Nhẫn gồm có ba bậc: Sanh nhẫn, Pháp nhẫn, và Vô sanh Pháp nhẫn

Sanh nhẫn: hay còn gọi là hữu tình nhẫn, tức là không đem lòng giận dỗi với chúng sanh hữu tình, từ con vật nhỏ cho đến con người chúng ta.
Pháp nhẫn: hay còn gọi là phi tình nhẫn, tức là không đem lòng giận dỗi chúng sanh vô tình như cỏ cây, hoa lá, mưa nắng, nóng lạnh….
Vô sanh Pháp nhẫn: là đức nhẫn tự nhiên của bậc Bồ tát. Các ngài đã nhận chân được (của các Pháp) thật tánh, thật tướng ấy là duyên sanh tính hay vô ngã tính. Còn duyên thì hợp, hết duyên thì tan cho nên các Ngài không còn chấp mình, chấp người. Không còn oán một sinh mạng nào hay chấp một pháp thể nào cả.

Trong quyển "Phật và Thánh chúng" của TT. Minh Tuệ có dẫn một câu chuyện đại ý như sau: Một hôm, Xá Lợi Phất cùng La Hầu La vào thành Vương Xá khất thực thì gặp bọn du côn. Chúng hốt cát bỏ vào bình bát của Xá Lợi Phất và đánh La Hầu La một trận. Vì chưa dứt được phiền não tập khí dồn nén, nên La Hầu La bụm mặt khóc thảm thiết. Sau khi về đến Tịnh xá, Đức Phật hay chuyện gọi La Hầu La đến dạy rằng : "Này La Hầu La, nhẫn nhục là đức hạnh vô cùng cao quý trong các hạnh. Muốn thành Phật, thuận gần Tăng ông phải cố tu hạnh nhẫn nhục. Người biết nhẫn nhục tâm hồn luôn thư thái, an ổn, diệt trừ được cái họa và trí huệ được phát sinh. Trí huệ là gươm báu để ta cắt đứt mọi gốc rể của vô minh, tham si và chấp ngã. Nhẫn nhục là điều kiện làm tuyên dương chánh pháp, là tư lương để sớm được giải thoát luân hồi sanh tử."

Nhẫn gồm có 3 phần: Thân nhẫn, Khẩu nhẫn, và Ý nhẫn.

Thân nhẫn: khi thân đối diện với nghịch cảnh như : nắng mưa, nóng lạnh, đói khát hay bị đánh đập tra khảo làm đau đớn mà chịu đựng không chống cự là thân nhẫn.
Khẩu nhẫn: miệng không thốt ra những lời độc ác khi bị nhục mạ, mắng nhiếc là khẩu nhẫn.
Ý nhẫn: trong tâm không mang ý căm hờn, oán giận hay mưu hại trả thù kẻ hại mình là ý nhẫn.

Nhẫn nhục như thế nào là đúng Pháp:

Hầu hết mọi hành động trong đời thường đều được xây dựng trên bản ngã. Khi thấy mình lép vế, thấp cơ trước đối thủ thì họ thường rút lui. Nhưng lại chờ đợi khi đến thời cơ thì phản công lại hay trả thù. Như Hàn Tín phải chịu nhục chui lòn qua háng Ác Thiển giữa chợ trước mặt mọi người. Câu Tiển phải ngậm đắng nuốt cay nếm phân Ngô Phù Sai để chứng minh lòng trung thành của mình và lấy lòng tin của Ngô Phù Sai. Những nhẫn nhục trên là để chờ ngày phục thù, là chịu đấm ăn xôi chứ không phải là cái Nhẫn trong đạo Phật.

Trong đạo Phật trước hết phải mở rộng lòng từ bi, không muốn cho chúng sanh đau khổ, sân hận mà tranh đấu lẫn nhau. Thứ hai là do ý muốn diệt trừ sân hận, ngã mạn, kêu căn của bản thân mình mà trau dồi từ bi hỷ xả, để thành tựu tứ vô lượng tâm.
Trong luật sa di, mục Hạ thiên oai nghi, nhập chúng đệ tứ (phần phụ a), Phật có dạy: "Bất đắc nhân hiếu sự tranh chấp, nhược đại sự nan nhẫn giả, diệc tu tâm bình khí hòa, dĩ lý luận biện, bất tất tử nhi khứ, động khí phát thô, tức phi hão tăng giả" nghĩa là "Không được nhân việc nhỏ mà tranh chấp, nếu việc lớn khó nhẫn phải giữ tâm ý bình tỉnh ôn hòa, dùng lý lẽ để thảo luận, bằng không từ từ mà đi. Động một chút mà thô tháo thì không phải là tăng sĩ tốt."
Quả thật là vậy, vì người xuất gia đã từ bỏ tất cả, xa lìa song thân, làng xóm họ hàng mà còn ôm lấy chuyện trái ngang thì làm sao làm tăng tốt để quyết tu mà hoằng dương chánh pháp.

Trong sử Phật có dẫn câu chuyện về Ngài Phú Lâu Na xin Phật đi thuyết pháp để độ dân chúng xứ Duna như sau :

Đức Phật hỏi: Này Phú Lâu Na, giả sử ông đến xứ Duna bị người chửi rủa thì ông nghĩ sao và xử lý bằng cách nào?
Bạch Đức Thế Tôn, con nghĩ họ vẫn còn tốt đối với con, vì họ chỉ chửi mắng chứ họ chưa dùng gậy để đánh đập con.
Đức Phật lại hỏi: Vậy nếu họ dùng gậy để đánh đập ông thì ông nghĩ sao?
Bạch Đức Thế Tôn, con nghĩ họ vẫn còn lòng nhân từ, vì họ chưa đánh chết con.
Đức Phật lại hỏi: Vậy nếu họ dùng gậy đánh đập ông đến chết thì ông nghĩ sao?
Bạch Đức Thế Tôn, con nghĩ họ là ân nhân của con vì nhờ họ mà con bỏ đi được bọc da hôi thúi nầy, từ biệt được đời sống đau khổ nầy!
Đức Phật khen: Hay lắm! Ông nhẫn được như thế thì ông có thể qua xứ Duna mà thuyết pháp.
Chẳng bao lâu thì người dân ở xứ Duna đều quay đầu về với Tam Bảo. Đó chính là nhờ cái Nhẫn trong đạo Phật. Cái Nhẫn xuất phát từ lòng từ bi muốn cứu vớt tất cả chúng sanh thoát khỏi cảnh trầm luân sanh tử, nên cho dù thân mình có bị hại, bị giết đi nữa cũng vẫn vui vẻ. Cái Nhẫn đó có sức chuyển hóa đối phương mà không cần bạo lực.
Trong kinh Nhẫn Nhục, Đức Phật có dạy: "Bố thí mười phương tuy được phước lớn, nhưng phước đó chẳng bằng nhẫn nhục. Ôm nhẫn tu trí đời đời không oán hận, lòng dạ an nhiên trọn không độc hại. Nhẫn là áo giáp tránh được đao binh, Nhẫn là đại thuyền vượt qua bể khổ, Nhẫn là thuốc hay cứu sống muôn người."
Trong kinh Di Giáo, Đức Phật cũng dạy rằng: "Các ông phải chịu nhẫn đến nổi dù có ai đến cắt tay chân các ông đi nữa, các ông cũng chớ có giận dữ, cũng không được buông lời nói ác mà phải hoan hỷ như không."


Tám loại sức mạnh của bậc đại nhân được Đức Phật nói đến trong kinh Tăng Nhất A Hàm như sau:

Sức mạnh của trẻ thơ là tiếng khóc
Sức mạnh của đàn bà là phẩn nộ
Sức mạnh của người ăn trộm là vủ khí
Sức mạnh của vua chúa là quyền huy
Sức mạnh của kẻ ngu là áp đảo
Sức mạnh của bậc hiền trí là cảm hóa
Sức mạnh của người đa văn là thẩm sát
Sức mạnh của Sa Môn là Nhẫn Nhục

Vì sự quan trọng của pháp Nhẫn Nhục và để tránh sự bất hòa trong đại chúng, Đức Phật đã dạy pháp Lục Hòa. Sau nầy có người đã phổ thành thơ cho dễ học như sau:

Thân hòa chung ở cùng nhau
Khẩu hòa ăn nói trước sau dịu dàng
Ý hòa thảo luận suy bàn
Kiến hòa đồng giải hoàn toàn hiểu chung
Lợi hòa phân chia khắp cùng
Giới hòa cố giữ, nguyện chung tu từ.

Ngoài thế gian chúng ta cũng từng nghe ông bà cha mẹ dạy rằng: "Một sự nhịn chín sự lành." Vì mấy ai có thể khẳng định mình chưa bao giờ có một lần giận dữ, chưa bao giờ có một lần sân hận. Nếu đã có thì Nhẫn Nhịn là phương pháp sám hối thiết thực nhất. Để có nhẫn nhục ta phải biết xem tất cả mọi người hay nói rộng ra là tất cả các loài chúng sanh trong sáu nẻo luân hồi đều là bà con quyến thuộc. Coi những điều oan ức là quả mà nhân của nó là một hạt giống mà chính mình đả gieo trong đời quá khứ. Có như vậy người học Phật sẽ không sợ hãi trước hoạn noạn, không chùng bước trước khó khăn. Ngược lại người học Phật phải lấy đó làm bạn đồng hành, lấy đó làm lộ phí đường xa, lấy đó làm tư tưởng trên con đường tìm cầu chân lý.


Tất cả được đúc kết qua "Luận Bảo Vương Tam Muội"

Lấy bệnh khổ làm thuốc thần
Lấy hoạn nạn làm giải thoát
Lấy khúc mắt làm thú vui
Lấy ma quân làm đạo bạn
Lấy khó khăn làm thích thú
Lấy kẻ tệ bạc làm người giúp đỡ
Lấy kẻ chống đối làm nơi ngao du
Lấy thi ân làm đôi dép bỏ
Lấy sự xả lợi làm vinh hoa
Lấy oan ức làm cửa ngỏ đạo hạnh

Đây kết tinh của Pháp Nhẫn Nhục. Cho nên để có thể đứng vững trong thế gian mà "Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh" thì điều tiên quyết phải sử dụng thế tấn Nhẫn nhục. Thế tấn ấy là "Bát Phong Suy Bất Động", sẽ rèn luyện một con người bản lãnh, không bị lay động bởi những lời đàm tiếu. Để được như vậy họ phải luôn tranh đấu với chính bản thân mình hơn là tranh đấu với người. Họ khắc khe với mình mà rộng rãi với người, như tinh thần trong Kinh Pháp Cú (số 103):

"Dầu tại bãi chiến trường
Thắng hàng ngàn quân giặc
Không bằng tự thắng mình
Ấy chiến công vô địch"


Và như để sách tấn khuyên tu cho chúng đệ tử của mình, HT. Giác Nhiên Đăng có viết đoạn thi kệ trong Ánh Nhiên Đăng:

"Con người tu thì chi chi nhn hết
Nhn nhn hoài, nhn nhn mãi con ơi
Chng phi nhn có ba ln thôi
Mà nhn mãi đến khi thành Chánh Giác
Con nhn được dù thân con có thác
Thác thân con mà tâm được nh nhàng
Ci Tây Phương con chc chn bước sang
Bằng con đọa, Thầy nguyện ra chịu thế"

Lợi ích của pháp tu Nhẫn Nhục:

Nhờ đọc qua nhiều kinh sách chúng tôi có đúc kết lại nhưng lợi ích của pháp tu Nhẫn nhục như sau:

  1. Lửa sân hận được dập tắt, kiêu căng hay ngã mạn chấp thủ được diệt trừ
  2. Gia đình không ly tán, bạn hữu không chia ly. Thầy tớ không đoạn tuyệt, thế gian không chiến tranh.
  3. Tâm từ được chan chứa, tâm bi được tràn đầy. Tâm hỷ được mênh mông, tâm xả được hết thẩy. Tứ vô lượng tâm luôn được hiện tiền.

Kính thưa Chư huynh đệ, vì thấy công đức lớn lao đó của pháp Nhẫn nhục nên cố nhân đã nhắc nhở với người đời một cách mạnh mẽ rằng:


Nhẫn, Nhẫn, Nhẫn, trái chủ oan gia từ đây dứt
Nhịn, Nhịn, Nhịn, ngàn tai muôn họa đồng thời tiêu
Nín, Nín, Nín, vô hạn thân tiến từ đây được
Thôi công danh cái thế hết tự do


Để kết thúc chúng con xin tóm lại ở hai câu đối của HT. Thích Thiện Siêu để kết thúc bài viết chủ đề Nhẫn nhục:

"Một chút giận, hai chút hờn, lận đận cả đời ri cũng khổ,
Trăm điều lành, ngàn điều nhịn, thong dong tất dạ rứa mà vui."

Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát


TK. Thích Tâm Hiền

http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/sources/2009/08/30/06/45861251632994.jpg