Saturday, April 30, 2011

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 1

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 2

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 3

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 4

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 5

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 6

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 7

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 8

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 9

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 10

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 11

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 12

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 13

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 14

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 15

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 16

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 17

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 18

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 19

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 20

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 21

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 22

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 23

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 24

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 25

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 26

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 27

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 28

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 29

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 30

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 31

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 32

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 33

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 34

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 35

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 36

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 37

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 38

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 39

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 40

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 41

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 42

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 43

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 44

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 45

Kinh Nghiệm Niệm Phật và Những Chuyện Luân Hồi 46

Cậu bé chăn bò đi thi Olympic quốc tế

Đọc bài này làm tôi nhớ đến một cậu bé chăn bò khác, Lê Minh Phiếu. Đất Phú nghèo thế mà vẫn có nhiều người vượt lên chính khó khăn để đạt được mục đích của mình. Không dám đi lui lại quá khứ nữa, bởi lui lại quá sâu thì sẽ gặp một người rất tài hoa ở đất Phú và tên ông khiến nhiều người phải giật mình. Bởi tiếng vang của ông không chỉ dừng lại ở thuộc địa Đông Dương mà còn cả thế giới!

Chông chênh giấc mơ đi thi quốc tế

TT - Cậu học trò nghèo trường huyện Võ Văn Huy bất ngờ được triệu tập vào đội tuyển Olympic toán quốc gia, chuẩn bị dự thi Olympic quốc tế. Thế nhưng Huy lại đang đối diện với nguy cơ phải ở nhà vì gia đình khó khăn.

Mỗi buổi sáng, sau khi chở em từ nhà đến trường, Huy phải cõng em lên tận lớp - Ảnh: Hồng Ánh

"Bài làm của Huy có độ chuẩn cao. Rất có hi vọng!"

GS-TS Nguyễn Văn Mậu
(phó chủ tịch
Hội Toán học Việt Nam)

Tin cậu học trò Võ Văn Huy, học sinh lớp 12A1 Trường THPT Lê Hồng Phong, được gọi vào đội tuyển Olympic toán quốc gia chuẩn bị dự thi Olympic quốc tế không chỉ khiến xóm Soi (xã Hòa Bình 2, huyện Tây Hòa, nơi Huy ở) mà cả tỉnh Phú Yên xôn xao.

Niềm vui xen lẫn nỗi lo

Thế nhưng với riêng gia đình Huy, niềm vui chẳng kéo dài được lâu. Sáng 28-4, nhận giấy báo triệu tập học sinh về dự lớp tập huấn thi Olympic quốc tế từ tay con trai, niềm tự hào trên nét mặt bà Nguyễn Thị Kim Loan (mẹ Huy) nhanh chóng thay bằng nét lo lắng. “Được tin con vậy mừng lắm, cũng mong con tiến lên hơn nữa. Nhưng hoàn cảnh gia đình vầy lo lắm. Chi phí cho con đi một phần, rồi ở nhà không ai làm” - bà Loan nói.

Học sinh trường huyện

Huy là một trong 42 học sinh được Bộ GD-ĐT chọn để sát hạch lựa chọn sáu gương mặt vào đội tuyển dự thi toán quốc tế. Trong kỳ sát hạch này cùng với năm học sinh khác, Huy được chọn vào đội tuyển toán quốc gia dự thi Olympic quốc tế. Tất cả học sinh còn lại đều đang học ở các trường chuyên nổi tiếng trong nước. Chỉ riêng Huy là một học sinh trường huyện.

Căn nhà nhỏ, mái tôn nóng hầm hập theo câu chuyện của mẹ Huy. Bà bị sỏi mật khi Huy học lớp 8, đã phẫu thuật hai lần nhưng vẫn không khỏi. Những cơn đau đột ngột khiến bà nhiều lần lịm đi.

Giờ đây bà như người mất sức, ở nhà nhận bóc vỏ thuê hạt điều cho một công ty. Cha Huy, ông Võ Văn Mười, làm phụ hồ nhưng bữa có bữa không. Nhà có ba anh em, Huy là con đầu, em út của Huy là Võ Thị Bích Chi học lớp 6 (Trường THCS Nguyễn Tất Thành, xã Hòa Bình 2) bị chứng u mạch máu, liệt chân phải từ nhỏ.

“Bây giờ Huy đi tập huấn đến hơn hai tháng (4-5 đến 12-7), ở nhà xem như mất một lao động chính, rồi không biết ai đưa đón con Út đi học đây” - ông Võ Văn Mười bày tỏ. Nghe cha phân vân, mắt Huy đỏ hoe. “Nếu vì hoàn cảnh mà ba không cho đi thì em cũng đành chấp nhận thôi. Bất đắc dĩ mà” - Huy tâm sự.

Cách đây ba năm, cũng từng vì hoàn cảnh Huy đã phải từ bỏ giấc mơ vào học trường chuyên. Thời điểm đó là đầu năm học 2008-2009, Võ Văn Huy thi vào Ttrường chuyên Lương Văn Chánh (TP Tuy Hòa, Phú Yên). Theo thầy Huỳnh Tấn Châu - phụ trách đội tuyển toán của Trường chuyên Lương Văn Chánh, kết quả kỳ thi tuyển năm ấy Huy nằm trong tốp năm học sinh dẫn đầu lớp chuyên toán, nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên Huy không theo học được, đành xin chuyển về học ở Trường THPT Lê Hồng Phong. Huy nhớ lại: “Ngày ấy em buồn lắm, nhưng vì hoàn cảnh gia đình phải chịu thôi”.

Vừa chăn bò vừa học bài là những công việc hằng ngày của Huy - Ảnh: Hồng Ánh

Lao động chính

Ông Nguyễn Văn Tá (giám đốc Sở GD-ĐT Phú Yên):

Tạo mọi điều kiện cho Huy

Ngành giáo dục Phú Yên sẽ tạo mọi điều kiện để em Võ Văn Huy tham gia đội tuyển quốc gia thi Olympic toán quốc tế. Đây là vinh dự của cả tỉnh, không lẽ nào để em thiệt thòi. Tôi đã ký quyết định thưởng nóng cho em Huy 1 triệu đồng. Hội Khuyến học Phú Yên cũng thưởng em 1 triệu đồng. Một số cơ quan, đơn vị, cá nhân cũng hỏi thăm để động viên em.

Về học trường huyện gần nhà, Huy vừa là học sinh vừa là lao động chính trong nhà. Lịch học và làm việc mỗi ngày của Huy luôn xếp kín: 3g30 dậy vệ sinh và ôn tập bài; 5g30 cắt cỏ cho bò; 6g đưa em út tới trường, cõng em lên lớp; 6g45 vào lớp; 11g30 đến cõng em xuống sân trường để đèo về. Buổi chiều Huy chăn bò hoặc phụ mẹ bóc vỏ hạt điều. Buổi tối cơm nước xong, Huy lại phụ mẹ bóc vỏ hạt điều; 22g ngồi vào bàn học; 24g đi ngủ.

“Suốt ba năm học phổ thông, Huy chưa bao giờ bỏ học hay đi trễ, nhưng cũng chẳng bao giờ đến lớp sớm. Em sắp xếp lịch công việc thế nào mà cứ 6g45 trống đánh vào giờ học là em lại có mặt ở lớp” - thầy Huỳnh Ngọc Thoại, chủ nhiệm lớp 12A1 Trường THPT Lê Hồng Phong, kể. Thầy Huỳnh Tấn Châu tấm tắc: “Tôi chỉ tiếp xúc với Huy trong thời gian ngắn khi bồi dưỡng để em thi học sinh giỏi quốc gia nhưng tôi phải nể sự vượt khó của em”.

Về thành tích của Huy thì không cần phải nói thêm. Trong căn phòng chưa đến 4m2, nơi học và ngủ của cả hai anh em Huy, bằng khen suốt 12 năm học được chất thành chồng trong thùng đựng quần áo. Riêng năm lớp 12, ngoài giải nhất cấp tỉnh môn toán với điểm tuyệt đối 20/20, giải nhất giải toán trên máy tính cầm tay cấp tỉnh, giải nhì giải toán trên máy tính cầm tay cấp quốc gia khu vực miền Trung - Tây nguyên, Huy còn đoạt giải nhì học sinh giỏi quốc gia môn toán.

HỒNG ÁNH

Friday, April 29, 2011

Đôi điều về bài toán lớp 3 gây xôn xao dư luận

Mấy ngày nay trên các trang mạng xã hội xôn xao với bài toán lớp 3: "6/2*(2+1)=?". Có hai phe, một phe là khẳng định bằng 9, một phe còn lại khẳng định là 1. Ngay cả báo chính thống của nhà nước lại đăng lên với cái tít rất giật gân: Đại loại là cầu viện tới GS Ngô Bảo Châu để phân thắng bại. Đã thế họ còn đưa ra những dẫn chứng rất hùng hồn rằng: có người đã thử trên một số máy tính cầm tay và cho ra kết quả của họ. Bên còn lại thì nói trên google cũng cho kết quả của mình.

Ngồi đọc và ngẫm nghĩ hoài. Không lẽ một việc đơn giản cực kỳ như thế mà lại gây ra một làn sóng dữ dội vậy sao. Đời sao lại oái ăm thế không biết! Có những cơn sóng cần nổi dậy thế mà nó lại lặng im cả ngàn thu. Ngược lại, một chuyện tiếu như vậy lại tạo sức cuốn hút dữ dội vậy.

Cái nực cười ở chỗ: Không có ai lấy cái gốc của vấn đề mà suy luận kết quả của mình đúng. Làm khoa học thì chúng ta thường hay lấy cái chân hay gốc của vấn đề mà nói. Tui đưa ra kết luận cuối cùng bằng 9 và không dám nhắc lại vì sự nhục. Lý do tại sao? Nhục ở chỗ cái quy tắc cộng trừ nhân chia ấy, chúng ta phải nằm lòng và nếu ai quên thì cố gắng dở lại sách lớp 3 mà học lại cho bớt nhục.

Còn vấn đề mà một số bạn tranh luận khi xài máy tính ra kết quả không như ý. Lý do đơn giản các bạn sử dụng mà không xem hướng dẫn của máy tính, đơn giản thế thôi. Một điều cực kỳ giản dị là máy tính kia có được cũng từ lập trình mà ra. Và điều đơn giản là người lập trình đang diễn tả lại phép tính đó bằng cái máy. Thế thôi. Và một khi diễn tả thì họ có cách riêng của họ. Nhưng chốt lại là họ có phần hướng dẫn cho người sử dụng. Chúng ta cứ theo hướng dẫn mà làm.

Cũng có những ý kiến về dấu chia "\". Thế thì lại không đúng vì đơn giản đây là một phép tính mới không theo quy tắc truyền thống. Và nếu xài nó thì ta lại phải định nghĩa nó trước. Và cái này nó lại hội tụ ở đoạn trên, nghĩa là được giải thích. Nhân tiện xin kể ra đây câu chuyện về cậu sinh viên ngành kỹ thuật: Ngày ấy mới đặt chân giảng đường đại học, cậu ấy học về môn kỹ thuật số, 1+1=10, chẳng hạn. Cậu về quê đem đố cho các bạn bè ở quê. Ai cũng trả lời 1+1=2. Chỉ có mình cậu ấy cho kết quả là 10. Nói ít hiểu nhiều, và ai muốn hiểu sao thì hiểu.

Quay trở lại vấn đề, các phe cùng hè nhau cầu viện GS Ngô Bảo Châu. Đọc xong tôi cứ ôm bụng cười. Sao chúng ta lại làm khó nhau chi vậy? Việc này mà đem một GS ra giải, cứ bình thường đi, mời thầy giáo cấp 1 ra chỉ lại. GS toán học, học cao thế kiến thức "căn bản" chắc "quên rồi". Haha. Mà vả lại, ông Ngô Bảo Châu kia cũng có là cái gì đâu mà phải thần thánh hóa lên thế. Chúng ta là con người thì không tin chính mình mà đi tin vào người khác một cách mụ mị như vậy là không ổn. Một giải Fields chỉ là bước khởi đầu, và ông còn phải struggle nhiều đi tiếp trên chặng đường dài đầy chông gai. Vậy cớ gì chúng ta cứ tạo thêm khó khăn cho ông bởi những việc quá đơn giản như vậy? Có đáng không?

Một điều chót là chúng ta không tin bất cứ điều gì. Bởi thấy số đông đang quá dựa dẫm vào công nghệ. Bấm máy cái là ra kết quả, thấy sai la làng lên. Thế cái đầu tư duy chúng ta đang để ở đâu?
Viết xong lại thấy tiếc. Tiếc vì đã quá phí thời gian cho một việc quá "giản dị".

Wednesday, April 27, 2011

PHẦN THỨ HAI

Duy Thức Học Nhập Môn
Ngài THIÊN THÂN Bồ Tát tạo luận
Ngài HUYỀN TRANG Pháp sư dịch chữ Phạn ra chữ Hán
Sa môn THÍCH THIỆN HOA dịch lại chữ Việt và lược giải.

PHẦN THỨ HAI
NÓI "KHÔNG THẬT" (VÔ NGÃ)

Chánh văn

Nói "không thật" (vô ngã), tóm có 2 loại:

Nhơn (người ) không thật.

Pháp (vật) không thật.

Người đời chấp tất cả các pháp thật có, tức là chấp Ngã (Thật). Chấp Thật (Ngã) có hai:

1. Nhơn (người) thật.

2. Pháp (vật) thật.

Chấp thân này thật có, gọi là Nhơn thật. Chấp núi sông tất cả các cảnh vật bên ngòai thật có, gọi là Pháp thật.

Do chấp thật có (ngã) nên sanh ra tham, sân, si rồi tạo ra các nghiệp, sanh tử luân hồi trong lục đạo. Bởi thế nên Phật nói:

"Tất cả Pháp không thật".

Nói "Tất cả pháp" tức là bao trùm cả loài hữu tình và vô tình. Loài hữu tình không thật có là "Nhơn không thật". Loài vô tình như hoàn cảnh, sự vật không thật có, là "Pháp không thật".

KẾT LUẬN

Từ trước đến đây, lược nói 100 pháp thì đã bao trùm Nhơn và Pháp. Phàm phu chấp cả Nhơn và Pháp đều thật có. Tiểu thừa chỉ chấp Pháp là thật có.

Trong luận này nói: 8 món Tâm vương là tự thể của thức và hơn tất cả (nhứt thế tối thắng cố). 51 món tâm sở là phần sở hữu và tương ưng của thức (dữ thử tương ưng cố). 11 món sắc pháp là phần hình bóng, do Tâm vương và Tâm sở hiện ra (nhị sở hiện ảnh cố). 24 món Bất tương ưng hành là do ba phần: tâm vương, tâm sở và sắc pháp, phân chia ngôi thứ sai khác mà giả lập (tam, phận vị sai biệt cố). 6 món vô vi là do 4 món hữu vi trên (tâm vương, tâm sở, sắc pháp và bất tương ưng hành) diệt hết mà hiện bày ra, tức là thật tánh của thức (tứ, sở hiển thị cố).

Bởi thế nên biết: Người đời chấp "Nhơn thật có" và "Pháp thật có" đều không ngoài thức. Do đó mà đức Thế Tôn nói:

"Tất cả Pháp không không thật" (Vô ngã).
Và "Muôn Pháp Duy thức".

BÀI THỨ MƯỜI

Duy Thức Học Nhập Môn
Ngài THIÊN THÂN Bồ Tát tạo luận
Ngài HUYỀN TRANG Pháp sư dịch chữ Phạn ra chữ Hán
Sa môn THÍCH THIỆN HOA dịch lại chữ Việt và lược giải.


BÀI THỨ MƯỜI
IV. TÂM BẤT TƯƠNG ƯNG HÀNH PHÁP (Có 24 món)

Tâm bất tương ưng hành pháp, gọi tắt là "Bất tương ưng hành". Chữ "Hành pháp" là những pháp thuộc về "Hành uẩn". Hành uẩn là một trong năm uẩn.

Chữ "Hành" là sanh diệt dời đổi; chữ "Uẩn" là chứa nhóm. Hành uẩn có 2 loại:

1. Tương ưng hành uẩn, tức là các tâm sở (51 món). Chữ "Tương ưng" là ưng thuận với Tâm Vương.

2. Bất Tương ưng hành uẩn, tức là 24 món "Bất tương ưng hành" sau đây; 24 món này không tương ưng với tâm, chúng chỉ y ba phần: Tâm Vương, tâm sở và sắc pháp mà giả thành lập.(Tam, phần vị sai biệt cố).

1. Đắc: Được, trái với mất. Thí như "Tôi được đồng xu", cố nhiên phải có đồng xu là "sắc pháp", và nhãn thức để thấy, ý thức để phân biệt là tâm pháp, cùng với các tâm sở chung khởilà tâm sở pháp; phải đủ cả ba phần như thế, mới thành nghĩa "được".

2. Mạng căn: Thân mạng. Do nghiệp đời trước kéo dẫn, làm cho thần thức thọ thân, sống trong một thời gian hoặc lâu hay mau, gọi là "mạng căn".

3. Chúng đồng phận:Cũng như chữ "đồng loại". Các loại chúng sanh hoặc hữu tình hay vô tình, loài nào đồng với loài nấy. Như loài người đồng với người; loài vật đồng với vật.

4. Di sanh tánh: Những loài sanh ra khác với Thánh nhơn, tức là phàm phu;chỗ khác gọi "Phi đắc": Chúng phàm phu không được Thánh quả. Bởi thế nên gọi "Di sanh tánh" hay "phi đắc" đều được cả.

5. Vô tưởng định: Định này diệt hết các tâm vương và tâm sở của 6 thức trước. Song đây chỉ gọi "Vô tưởng" là vì "tưởng" làm chủ động vậy.

6. Diệt tận định: Định này không những diệt hết các tâm vương và tâm sở của 6 thức trước, mà diệt luôn cả phần tạp nhiễm của tâm vương tâm sở về thức thứ Bảy.

Vô tưởng định là định của phàm phu; còn Diệt tận định là định của Thánh nhơn.

7. Vô tưởng báo: Người ở cõi Dục tu Vô tưởng định, sau khi mạng chung, đặng báo thân ở cõi trời Vô tưởng.

8. Danh thân: Tên hay danh từ. Có danh từ đơn và danh từ kép.

9. Cú thân: Câu. Do ráp nhiều tiếng thành câu; câu có ngắn và dài.

10. Văn thân: Chữ. Chữ là chỗ y chỉ của danh từ và câu.

11. Sanh: Sanh ra. Nghĩa là từ hồi nào đến giờ không có, nay mới có.

12. Trụ: Ở. Những vật đã sanh ra rồi, còn lưu lại trong một thời gian , chưa diệt.

13. Lão: Già, suy yếu gần chết.

14. Vô thường: Không thường, biệt danh của chết.

15. Lưu chuyển: Xoay vần, nhơn quả trước sau nối nhau không dứt.

16. Định vị: Nhơn quả lành, dữ kkhác nhau, không lộn lạo.

17. Tương ưng: Ưng thuận với nhau. Như nhơn nào quả nấy, cân xứng với nhau.

(Hỏi: Cả 24 món, đều gọi là "Bất tương ưng hành" tại sao món thứ 17 này lại gọi là "Tương ưng"?_Đáp: Nói "Bất tương ưng" là để phân biệt 24 món này, không phải là tương ưng tâm sở.còn về món thứ 17 này mà gọi là "Tương ưng", là do Sắc, Tâm và Tâm sở hoà hợp mà nói, nên không đồng với "Tương ưng tâm sở" trước).

18. Thế tốc:Các pháp hữu vi xoay vần mau lẹ như chong chóng.

19. Thứ đệ:Thứ lớp, trật tự không có lộn lạo.

20. Thời: Thời gian: quá khứ, hiện tại và vị lai.

21. Phương: Không gian: Đông, tây, Nam, Bắc, tứ duy, thượng hạ.

22. Số: Số lượng. Như: một, hai, ba, bốn cho đến trăm, ngàn ..

23. Hoà hợp tánh: Các duyên hoà hợp không có trái nhau.

24. Bất hoà hợp tánh: Những pháp chống trái, không hoà hợp với nhau.

Nói tóm lại, từ trước đến đây đã kể 94 pháp: 8 món Tâm vương, 51 món Tâm sở, 11 món Sắc pháp, 24 món Bất tương ưng hành, đều thuộc về pháp hữu vi có sanh diệt biến đổi. Sáu pháp sau đây thuộc về vô vi.

Chữ "hữu vi" là những gì có tạo tác, có sanh diệt, không thường còn. "Vô vi" là những gì không tạo tác, không sanh diệt, không tăng giảm, vắng lặng thường còn.

***

V. VÔ VI PHÁP
(CÓ 6 MÓN)

Pháp Vô vi không sanh diệt, không biến đổi, không phải như các pháp hữu vi là Tâm vương, Tâm sở, Sắc pháp, Bất tương ưng hành có sanh diệt biến đổi. Do các pháp hữu vi (94 món) diệt rồi, thì pháp vô vi mới hiện bày (Tứ, sở hiển thị cố).

Thật ra, vô vi không phải có 6 pháp, song vì theo từng khía cạnh của nó để giải thích, nên đặt ra 6 tên.

1. Hư không vô vi: Chơn như hay Pháp tánh, không thể dùng ý thức suy nghĩ hay lời nói luận bàn được. Nó phi sắc, phi tâm, không sanh diệt, không cấu tịnh, không tăng giảm nên gọi là "Vô vi".

Bởi nó không ngã, không pháp, rời các cấu nhiễm, rỗng rang như hư không, nên gọi là "Hư không vô vi".Đây là theo thí dụ mà đặt tên.

2. Trạch diệt vô vi:Do dùng trí huệ Vô lậu, lựa chọn diệt trừ hết các nhiễm ô, nên chơn như vô vi mới hiện. Vì thế nên gọi là "Trạch diệt vô vi".

3. phi trạch diệt vô vi:Vô vi không cần lựa chọn diệt trừ các phiền não. Có hai nghĩa:

a) Tánh chơn như vốn thanh tịnh, không phải do lựa chọn diệt trừ các phiền não nhiễm ô mới có, nên gọi là "Phi trạch diệt".

b) Các pháp hữu vi tạp nhiễm, vì thiếu duyên không sanh khởi, nên pháp vô vi được hiện. Bởi thế nên gọi "Phi trạch diệt".

4. Bất động diệt vô vi: Đệ tứ thiền đã lìa được ba định dưới, ra khỏi tam tai (đao binh tai, hỏa tai, thuỷ tai) không còn bị mừng, giận, thương, ghét ...làm chao động nơi tâm, nên gọi là "Bất động diệt".

5. Thọ tưởng diệt vô vi: Khi được Diệt tận định, diệt trừ hết "thọ" và "tưởng" tâm sở nên gọi là "Thọ tưởng diệt vô vi".

6. Chơn như vô vi: Không phải Vọng, gọi là Chơn (không biến kế sở chấp); không phải điên đảo gọi là Như (không y tha khởi), tức là thật tánh của các pháp (Viên thành thật).

Trong luận Đại thừa trăm pháp này, ngoại nhơn hỏi hai câu:

Tất cả pháp là gì?

Thế nào là không thật (vô ngã)?

Từ trước đến đây, Luận chủ lược nói 100 pháp, để trả lời câu hỏi thứ nhất rồi, sau đây trả lời về câu hỏi thứ hai.

BÀI THỨ CHÍN

Duy Thức Học Nhập Môn
Ngài THIÊN THÂN Bồ Tát tạo luận
Ngài HUYỀN TRANG Pháp sư dịch chữ Phạn ra chữ Hán
Sa môn THÍCH THIỆN HOA dịch lại chữ Việt và lược giải.

BÀI THỨ CHÍN
G. BẤT ĐỊNH TÂM SỞ (Có 4 món)

Bốn món Tâm sở này không nhất định thiện hay ác, nên gọi là "Bất định".

1. Hối: ăn năn. Chỗ khác gọi là "Ố tác": ghét việc làm đã qua; cũng là dị danh của "Hối". Tánh của Tâm sở này, ăn năn việc làm đã qua. Nghiệp dụng của nó làm chướng ngại Định.

Aên năn có khi thiện mà cũng có lúc lại ác. Như ăn năn: Vừa rồi mình sân si đánh đập người thật bậy quá, như thế là thiện. Aên năn: Vừa rồi sao mình không trộm lấy đồ vật của người, như thế là ác.

2. Miên: Ngủ. Tánh của Tâm sở nàylàm cho tâm mờ mịt, thân không tự tại. Nghiệp dụng của nó làm chướng ngại quán tưởng. Ngủ cũng có khi thiệm mà cũng có khi ác: Ngủ phải thời là thiện, còn ngủ trong khi nghe kinh hay niệm Phật là ác.

3. Tầm: Tìm cầu. Tâm sở này thiện ác không nhứt định, chỉ tuỳ theo trường hợp. Tánh của nó làm cho tâm đối với cảnh danh ngôn của ý thức (ý ngôn cảnh) sanh khởi thô động. Nghiệp dụng của nó là làm cho thân tâm chẳng yên.

4. Tư: Chính chắn xét Tâm sở này cũng có thiện và ác, tuỳ theo trường hợp. Tánh của nó làm cho tâm đối với cảnh danh ngôn của ý thức, sanh khởi tế nhị. Nghiệp dụng của nó làm cho thân tâm được yên.

Tóm lại, tất cả chúng sanh hằng ngày tạo nghiệp lành hay dữ, chịu quả báo khổ hay vui, không vượt ra ngoài phạm vi của 8 món Tam Vương và 51 món Tâm sở này.

***

III. SẮC PHÁP
(Có 11 món)

sắc pháp là thuộc về sắc (những cái thuộc về sắc). Sắc có hai loại: 1. Hình sắc, như dài, ngắn, vuông,tròn, ...2. Màu sắc, như xanh, đỏ, trắng, vàng, ...

sắc có 11 món là 5 căn: Nhãn căn, Nhỉ căn, Tỹ căn, Thiệt căn, Thân căn và 6 trần: Sắc trần, Thinh trần, Hương trần, Vị trần, Xúc trần, và pháp trần.

Sắc pháp là tướng phần ảnh tượng của Tâm Vương và Tâm sở (nhị sở hiện ảnh cố).

1. Nhãn căn: Con mắt. Chữ "Căn" có nghĩa là làm chỗ nương cho thức và phát sanh ra thức. Năm căn, căn nào cũng có hai thứ: 1. Tinh tế và ở bên trong, gọi là "Thắng nghĩa căn", 2. Thô phù, ở bên ngoài, gọi là "Phù trần căn".

Hình tướng của con mắt như trái nho. Nghiệp dụng của nó chiếu soi các sắc.

2. Nhĩ căn: Lỗ tai. Hình tướng của tai như lá sen non. Nghiệp dụng của nó hay nghe các tiếng.

3. Ty căn: Lỗ mũi. Hình tướng của lỗ mũi như hai ngón tay xuổi xuống. Nghiệp dụng của nó hay ngửi các mùi thơm và hôi.

4. Thiệt căn: Cái lưỡi. Hình tướng của lưỡi như trăng lưỡi liềm. Nghiệp dụng của nó nếm các vị và nói năng kêu gọi.

5. Thân căn: Thân thể. Chữ "thân" có hai nghĩa: Tích tụ các bộ phận và làm chỗ nương cho các căn. Nghiệp dụng của nó là duyên xúc trần. Như nặng, nhẹ, trơn, nhám, ...

6. Sắc trần: cảnh bị thấy của con mắt. Chữ "trần" có nghĩa nhiễm ô và bụi bặm. Sắc trần có 25 món: 1. Xanh, 2. Vàng, 3. Đỏ, 4. Trắng, 5. Dài, 6. Ngắn, 7. Vuông, 8. Tròn, 9. To, 10. Nhỏ, 11. Cao, 12. Thấp, 13. Ngay, 14. Xiên, 15. Ánh sáng, 16. Bóng, 17. Sáng, 18. Tối, 19. Khói, 20. Bụi, 21. Mây, 22. Mù, 23. Cực lược sắc (sắc rất nhỏ) và cực hánh sắc (sắc rất xa), 24. Biểu sắc (sắc, có nêu ra được), 25. Sắc hư không.

7. Thinh trần: Tiếng, cảnh bị nghe của tai. Có 12 loại tiếng: 1. Tiếng: cái tướng bị nghe của tai (nói chung các tiếng), 2. Tiếng vừa ý, 3. Tiếng không vừa ý, 4. Tiếng bình thường (không ưa ghét), 5. Tiếng loài hữu tình (tiếng nói), 6. Tiếng loài vô tình (tiếng cây, ...), 7. Tiếng thuộc cả hữu tình và vô tình (như tiếng trống do tay người ta đánh), 8. Tiếng thuộc về thế tục nói, 9. Tiếng thuộc về của Thánh giả, 10. Tiếng của ngoại đạo nói (do Biến kế sở chấp), 11. Tiếng nói chánh (Thánh ngôn)(như thật có thấy, nghe, hay, biết thì nói có thấy nghe, hay và biết; không thấy nghe, hay, biết thì nói không thấy, nghe, hay, biết, như thế gọi là 8 lời nói chánh), 12. Tiếng vang.

8. Hương trần: Mùi, cảnh bị ngửi của mũi. Có 6 thứ mùi: 1. Mùi thơm, 2. Mùi hôi, 3. Mùi không thơm hơi, 4. Mùi từ bản chất sanh (cu sanh hương), 5. Mùi do chế tạo mà có (hoà hiệp hương), 6. Mùi do sự biến đổi mà sanh.

9. Vị trần:Vị, cảnh bị nếm của lưỡi. Có 12 thứ vị: 1. Vị đắng, 2. Vị chua, 3. Vị ngọt, 4. Vị cay, 5. Vị mặn, 6. Vịlạt, 7. Vị vừa ý, 8. Vị không vừa ý, 9. Vị bình thường, 10. Vị từ bản chất sanh, 11. Vị do hoà hiệp chế tạo mà có, 12. Vị do biến đổi ma sanh.

10. Xúc trần: Xúc, cảnh bị biết của thân. Xúc trần có 24 món: 1. Đất, 2. Nước, 3. Gió, 4. Lữa, 5. Nhẹ, 6. Nặng, 7. Nhám, 8. Trơn, 9. Hưởn, 10. Gấp, 11. Lạnh, 12. Nóng, 13. Cứng, 14. Mềm, 15. Đói, 16. Khát, 17. No, 18. Sức lực, 19. Yếu, 20. Buồn, 21. Ngứa, 22. Dính, 23. Già, 24. Bịnh, 25. Chết, 26. Ốm.

11. Pháp trần: Cái bóng dáng của năm trần còn lưu lai trong ý thứic. Nghĩa là khi mắt không còn thấy sắc, tai không còn nghe tiếng, cho đến thân không còn biết xúc, mà trong ý thức vẫn nhớ lại bóng dáng của 5 trần; cái bóng dáng đó lsà pháp trần. Trong Duy thức gọi là "lạc tạ ảnh tử" (cái bóng rớt lại). Đây là cảnh bị biết của ý thức. Pháp trần có 5 loại:

1. Cực lược sắc: Sắc rất nhỏ như vi trần.

2. Cực hánh sắc: Sắc rất xa, như thấy tăm tăm mù mù.

3. Định quả sắc: Những sắc tướng do tu định hiện ra. Như các vị Bồ Tát, khi nhập định hiện ra nước, lửa, thế giới, ...

4. Vô biểu sắc: Sắc không nêu bày ra được; như khi thọ giới, ý thức lãnh thọ mà có, nên cũng gọi là "thọ sở dẫn sắc" (sắc do thọ giới dẫn sanh).

5. Biến kế sở chấp sắc: Sắc do ý thức vọng tưởng phân biệt sanh, chẳng thật.

BÀI THỨ TÁM

Duy Thức Học Nhập Môn
Ngài THIÊN THÂN Bồ Tát tạo luận
Ngài HUYỀN TRANG Pháp sư dịch chữ Phạn ra chữ Hán
Sa môn THÍCH THIỆN HOA dịch lại chữ Việt và lược giải.

BÀI THỨ TÁM
E. TUỲ PHIỀN NÃO (Có 20 món)

Hai mươi món phiền não này, là tuỳ thuộc 6 món Căn bản phiền não trên mà sanh khởi. Vì phạm vi tương ưng của nó có rộng và hẹp không đồng, nên chia làm ba loại:

I. TIỂU TUỲ, có 10 món, mỗi món tự lực sanh khởi, phạm vi tương ưng nhỏ hẹp, nên gọi là "Tiểu".

1. Phẫn: Giận. Tánh của tâm sở này, khi gặp cảnh trái nghịch, nóng giận. Nghiệp dụng của nó là hay làm tổn hại người, vật và chướng ngại tánh không nóng giận.

2. Hận: Hờn. Khi gặp cảnh nghịch, trước nóng giận rồi sau mới hờn. Tánh của Tâm sở này là ôm ấp sự oán ghét không bỏ. Nghiệp dụng của nó là nóng nảy, buồn phiền và hay làm chướng ngại tánh không hờn.

3. Phú: Che giấu. Tánh của tâm sở này, vì sợ mất danh giá và tài lợi, nên che giấu tội lỗi của mình. Nghiệp dụng của nó là hay ăn năn, buồn và chướng ngạitánh không che giấu.

4. Não: Buồn buồn. Khi gặp cảnh nghịch, trước giận hờn rồi sau mới buồn. Tánh của Tâm sở này hay nhớ lại những cảnh trái nghịch đã qua, rồi sanh buồn phiền. Nghiệp dụng của nó là chướng ngại tánh không buồn.

5. Tật: tật đố, ganh ghét. Tánh của tâm sở này hay ganh ghét đố kî những gì mà người ta hơn mình. Nghiệp dụng của nó là làm chướng ngại tánh không tật đố và sầu khổ lo buồn.

6. Xan: Bỏn xẻn. Tánh của tâm sở này, bỏn xẻn, rích rắm, không chịu ban bố tiền tài hay giáo pháp cho người. Nghiệp dụng của nó là làm bộ quê mùa, ăn mặt nghèo cực, để tích trử tài sản và làm chướng ngại không bỏn xẻn.

7. Cuống: Dối. Tánh của tâm sở này, dối gạt người để lợi mình. Nghiệp dụng của nó là làm việc không chơn chánh để nuôi sống và chướng ngại tánh không dối gạt.

8. Siểm: Bợ đở, nịnh hót. Tánh của tâm sở này, lựa thời thế nịnh hót, bợ đỡ người. Nghiệp dụng của nó là không nghe lời chỉ giáo chơn chánh của thầy, bạn và làm chướng ngại tánh không dua nịnh.

9. Hại: Tổn hại. Tánh của tâm sở này làm tổn hại các loài hữu tình. Nghiệp dụng của nó là làm bức não người, vật và chướng ngại tánh không tổn hại.

10. Kiêu: Kiêu căng. Tánh của tâm sở này, vì thấy mình giàu sang, quyền tước hoặc tài năng, rồi sanh ra kiêu cách và ngạo nghễ. Nghiệp dụng của nó là làm nhơn sanh ra nhiễm ô, tội lỗi và chướng ngại tánh không kiêu căng.

II. TRUNG TUỲ, có hia món là Vô tàm và Vô quý; vì hai món Tâm sở này, duyên các Tâm sở bất thiện, phạm vi tương ưng của nó trung bình, nên gọi là "trung tuỳ".

11. Vô tàm: Tự mình không biết, xấu hổ. Tánh của tâm sở này, khi làm việc quấy không biết tự hổ, khinh dễ những người hiền thiện. Nghiệp dụng của nó là làm tăng trưởng việc ác và chướng ngại tánh biết xấu hổ.

12. Vô quý: Không biết thẹn với người. Tánh và tâm sở này, khi làm việc quấy, không biết thẹn với người, ưa làm việc tội ác. Nghiệ dụng của nó là làm tăng trưởng việc ác và chướng ngại tánh biết thẹn.

III. ĐẠI TÙY, có 8 món sau đây. Tám món Tâm sở này biến khắp các Tâm sở bất thiện, phạm vi của nó rộng hơn hai món Trung tuỳ trước, nên gọi là "Đại tuỳ".

13. Trao cử: Lao chao. Tánh của Tâm sở này làm cho thân tâm chao động không yên tịnh. Nghiệp dụng của nó là làm chướng ngại Định và Hành xả.

14. Hôn trần: Mờ tối trầm trọng. Tánh của Tâm sở này, khiến cho tâm khi đối với quán cảnh mờ mịt không sáng suốt. Nghiệp dụng của nó là làm hướng ngại Huệ và khinh an.

15. Bất tín: Không tin. Tánh của Tâm sở này là không tin các pháp lành, làm cho tâm tánh ô nhiễm. Nghiệp dụng của nó hay sanh giải đãi và chướng ngại tâm thanh tịnh.

16. Giãi đãi: Biếng nhác trễ nãi, Tánh của Tâm sở này là biếng nhác, không lo đoạn ác và tu thiện. Nghiệp dụng của nó là làm chướng ngại tinh tấn và tăng trưởng tánh nhiễm ô.

17. Phóng dật: Buông lung. Tánh của Tâm sở này phóng túng, buông lung, không thúc liễm thân tâm để đoạn ác tu thiện. Nghiệp dụng của nó là làm tăng ác tổn thiện, và chướng ngại tánh không buông lung.

18. Thất niệm: Mất chánh niệm. Tánh của Tâm sở này không nhớ cảnh đã duyên. Nghiệp dụng của nó là làm chướng ngại chánh niệm và sanh tán loạn.

19. Tán loạn: Rối loạn. Tánh của Tâm sở này làm cho tâm rối loạn. Nghiệp dụng của nó là làm chướng ngại chánh định và sanh ra ác huệ.

20. Bất chánh tri: Biết không chơn chánh. Tánh của Tâm sở này, khi đối với cảnh, hiểu biết sai lầm. Nghiệp dụng của nó là làm chướng ngại cái hiểu biết chơn chánh và sanh ra phạm giới.

Hỏi:_ Ba món Tâm sở: Trạo cử, Tán loạn và phóng dật khác nhau thế nào?

Đáp:_ Trạo cử là lao chao; dụ như con ngựa đứng một chổ trong chuồng, nhưng đầu và mình vẫn lắc qua lắc lại không yên._Tán loạn là rối loạn; dụ như con ngựa chạy lăng xăng trong chuồng._Phóng dật là buông lung; dụ như con ngựa đã thoát ra khỏi chuồng, tuôn vào lúa mạ của người.

Hỏi:_ Bốn món Tâm sở: Sân, phẫn, Hận và Não, Hành tướng khác nhau thế nào?

Đáp:_ Sân là nổi nóng, dụ như lữa rơm. Phẫn là giận, dụ như lữa củi. Hận là hờn; dụ như lữa than. Não là buồn, dụ như tro nóng.

Hỏi:_ Siêng năng làm việc quấy, có phải là Tinh tấn Tâm sở không?

Đáp:_ Không phải. Siêng năng làm việc quấy là phóng dật Tâm sở.

BÀI THỨ BẢY

Duy Thức Học Nhập Môn
Ngài THIÊN THÂN Bồ Tát tạo luận
Ngài HUYỀN TRANG Pháp sư dịch chữ Phạn ra chữ Hán
Sa môn THÍCH THIỆN HOA dịch lại chữ Việt và lược giải.

BÀI THỨ BẢY
II. TÂM SỞ (CÓ 51 MÓN)

"Tâm sở hữu pháp" gọi tắt là "Tâm sở", nghĩa là pháp sở hữu của Tâm vương. Tâm sở tuỳ theo Tâm vương mà khởi và giúp đỡ Tâm Vương để tạo nghiệp (Dữ thử tương ưng cố)

tâm sở có 51 món, chia lảm 6 loại:

A. TÂM SỞ BIẾN THÀNH (Có 5 món)

Chữ "Biến thành" nghĩa là đi khắp. Năm món Tâm sở này đi khắp 4 chỗ: 1. Tất cả thời gian (quá khứ, hiện tại và vị lai), 2. Tất cả chỗ (không gian: Ba cõi, chín địa), 3. Tất cả các thức (Tám thức Tâm Vương), 4. Tất cả tánh (tánh lành, dữ và tánh không lành dữ).

1. Xúc: Tiếp xúc, gặp gỡ. Tánh của Tâm sở này, hay làm cho Tâm Vương hoặc Tâm sở tiếp xúc với cảnh. Nghiệp dụng của nó làm chổ nương cho Thọ, Tưởng, Tư, ...để phát sanh.

2. Tác ý: Mong khởi trái ý. Tánh của Tâm sở này hay đánh thức chủng tử của Tâm vương, Tâm sở khiến cho sanh khởi. Nghiệp dụng của nó dẫn tâm đến duyên tự cảnh.

3. Thọ: Lãnh thọ. Tánh của Tâm sở này hay lãnh thọ những cảnh thuận, nghịch và cảnh không thuận nghịch. Nghiệp dụng của nó là mong muốn. Như gặp cảnh thuận thì muốn hiệp, gặp cảnh nghịch thì muốn lìa và muốn cảnh không thuận nghịch. Nói lại cho dễ hiểu là thọ cảnh vui, buồn và cảnh bình thường.

4. Tưởng: Nhớ tưởng. Tánh của Tâm sở này hay tưởng hình tượng của cảnh vật. Nghiệp dụng của nó là bịa đặt ra những danh từ để kêu gọi. Như tưởng hình tướng trắng, mõng và vuông, rồi tuỳ theo đó mà đặt ra cái tên là "tờ giấy".

5. Tư: lo nghĩ. Tánh của Tâm sở này, khiến cho tâm lo nghĩ tạo tác. Nghiệp dụng của nó là sai tâm làn những việc lành, dữ hoặc không phải lành dữ.

B. TÂM SỞ BIỆT CẢNH (Có 5 món):

Chữ "Biệt cảnh" là mỗi cảnh riêng khác. Năm món Tâm sở này, mỗi món duyên mỗi cảnh riêng khác.

1. Dục: Mong muốn. Tánh của Tâm sở này là hằng mong muốn duyên những cảnh vui thích. Nghiệp dụng của nó làm chỗ nương cho "siêng năng".

2. Thắng giải: Hiểu biết rõ ràng. Tánh của Tâm sở này, hiểu biết rõ ràng không có nghi ngờ. Nghiệp dụng của nó là quyết định không chuyển đổi.

3. Niệm:Nhớ. Tánh của Tâm sở này, khiến cho tâm ghi nhớ rõ ràng những cảnh đã qua. Nghiệp dụng của nó, làm chỗ nương cho Định.

4. Định: Chuyên chú. Tánh của Tâm sở này, khiến cho tâm khi đối với cảnh, chuyên chú không tán loạn. Nghiệp dụng của nó làm chỗ nương cho Trí; vì khi đối với cảnh, tâm chuyên chú không tán loạn, nên sanh ra Trí.

5. Huệ: Sáng tỏ. Tánh của Tâm sở này, khi đối với cảnh sáng suốt lựa chọn. Nghiệp dụng của nó, dứt nghi ngờ. Trong khi đối với cảnh, vì có Huệ suy xét, nên quyết định không còn nghi ngờ.

C. TÂM SỞ THIỆN (Có 11 món)

Chữ "Thiện" là hiền lành. Bản tánh của 11 Tâm sở này, hiền lành và làm lợi ích cho chúng sanh.

1. Tín: Tin. Tánh của Tâm sở này, tin chịu những gì có thật (chơn thật), Đức (hình dung), Năng (nghiệp dụng) và làm cho Tâm được thanh tịnh. Nghiệp dụng của nó: đối trị Bất tín và ưa việc lành.

2. Tinh tấn: Tinh chuyên và tấn tới. Tánh của Tâm sở này, siêng năng đoạn các việc dữ, làm các việc lành. Nghiệp dụng của nó đối trị giải đãi và làm viên mãn việc lành.

3. Tàm: Tự xấu hổ. Tánh của Tâm sở này, mỗi khi làm điều gì quấy, tự mình xấu hổ; kính trọng người hiền và ưa việc phải. Ngiệp dụng của nó: đối trị "tâm không biết xấu hổ" và ngăn ngừa việc dữ.

4. Quý: Thẹn với người. Tánh của Tâm sở này, khi mình làm điều gì quấy, thấy người thẹn thùa; không chịu gần người ác, chẳng làm việc dữ. Nghiệp dụng của nó: đối trị "tâm không biết thẹn" và ngăn làm việc ác.

5. Vô tham: không tham lam. Tánh của Tâm sở này, không tham lam, cảnh dục lạc trong tam giới. Nghiệp dụng của nó: đối trị lòng "tham" và ưa làm việc lành.

6. Vô sân: Không sân hận. Tánh của Tâm sở này, khi đối với cảnh trái nghịch, không nóng giận. Nghiệp dụng của nó: đối trị "sân hận" và ưa làm việc lành.

7. Vô si: Không si mê. Tánh của Tâm sở này, khi đối với sự lý, hiểu biết rành rõ không mờ ám. Nghiệp dụng của nó: đối trị "si mê" và ưa làm việc lành.

8. Khinh an: Nhẹ nhàng, thư thới. Tánh của Tâm sở này, làm cho thân tâm nhẹ nhàng khoan khoái, xa lìa những gì nặng nề bực bội. Nghiệp dụng của nó: đối trị "Hôn trầm".

9. Bất phóng dật:Không buông lung, phóng túng. Tánh của Tâm sở này là phòng ngừa việc ác, làm việc lành và không phóng túng. Nghiệp dụng của nó: làm viên mãn việc lành ở thế gian, xuất thế gian và đối trị "Buông lung".

10. Hành xả: Làm rồi không chấp trước. Tánh của Tâm sở này, khi làm các việc phước thiện, không chấp trước, khiến tâm an trụ nơi vô công dụng. Nghiệp dụng của nó: đối trị "Trạo cử" và làm cho tâm an trụ nơi yên tịnh.

11. Bất hại: Không làm tổn hại. Tánh của Tâm sở này không làm tổn hại tất cả chúng hữu tình. Nghiệp dụng của nó: Từ bi thương xót loài vật và đối trị "Tổn hại".

D.CĂN BẢN PHIỀN NÃO (Có 6 món)

Sáu món phiền não này thuộc về ác. Nó làm cội gốc sanh ra các phiền não chi mạc, nên gọi là "Căn bản".

1. Tham: Tham lam. Tánh của Tâm sở này tham lam đắm nhiễm những gì nó ưa thích; như tài sắc, danh vọng,...Nghiệp dụng của nó: làm chướng ngại "Vô tham" và sanh tội khổ.

2. Sân: Nổi nóng. Tánh của Tâm sở này, giận ghét những cảnh trái nghịch. Nghiệp dụng của nó: làm cho thân tâm không yên ổn, chướng ngại tánh "Vô sân" và sanh các tội lỗi.

3. Si: Ngu si, hoặc gọi là "Vô minh" (không sáng suốt). Tánh của Tâm sở này là mê muội, không biết hay dở,phải quấy. Nghiệp dụng của nó sanh ra các pháp tạp nhiễm và chướng ngại tánh "Vô si".

Ba món phiền não tâm sở (Tham, Sân, Si) này, làm chướng ngại ba món Vô lậu là Giới, Định và Huệ.

4.Mạn: Khinh mạn. Tánh của Tâm sở này, ỷ tài năng hoặc thế lực của mình, khinh dễ ngạo mạn người. Nghiệp dụng của nó làm nhơn sanh ra tội lỗi và chướng ngại tánh "không khinh mạn".

5. Nghi: Nghi ngờ, do dự. Tánh của Tâm sở này, nghi ngờ không tin những việc phải, chơn chánh. Nghiệp dụng của nó làm trở ngại việc lành và chướng ngại tánh "không nghi".

6.Ác kiến: Thấy biết thuộc về tội ác, nhiễm ô. Tánh của Tâm sở này, hiểu biết điên đảo, không đúng chánh lý. Nghiệp dụng của nó gây tạo tội khổ và chướng ngại những hiểu biết chơn chánh.

Ác kiến này có 5 món:

1. Thân kiến: Chấp Ta (Ngã).

2. Biên kiến: Chấp một bên, hoặc chấp Ta chết rồi mất hẳn (chấp đoạn), hoặc chấp Ta chết rồi còn hoài (chấp thường).

3. Tà kiến: Chấp tà, mê tín, dị đoan.

4. Kiến thủ: Chấp cứng chỗ hiểu biết của mình là đúng, mặc dù có người biết sai, chỉ bảo lại cũng không nghe.

5. Giới cấm thủ: Chấp giữ theo những giới cấm không chơn chánh của ngoại đạo. Nói rộng ra là chấp theo những tục lệ không hay.