Sunday, January 31, 2010

Ti amo

Chôm bài từ blog của bà chị có sắc đẹp không ngại thời gian



Nghĩ về sự thay đổi
ngày 23/08/2009

Không. Ta không muốn chết chìm trong chính mình!!!

Photobucket
.
Nghĩ về sự thay đổi
.
Photobucket
.
Sẽ chẳng thấy vui, thậm chí buồn bã và chán nản khi ta có lúc không thể đi với đôi chân của chính ta. Dù thế giới mà ta đang sống, người ngoài nhìn vô sẽ thấy có-vẻ-như-thiên-đường-mơ-ước...
.
Photobucket
.
Sự thay đổi, cho dù tốt đẹp hay không chắc chắn sẽ mang lại cho ta chút gì tươi tắn, rạng rỡ, nên sẽ thật sự đáng giá. Ít ra ra ta có thể sống khác ta, khác cái vòng quay lẩn quẩn đang khớp chu kỳ mỗi ngày thêm ngắn lại hơn. Đời ta quá mòn...
.
Photobucket
.
Ta biết mình đang cùn đi, hoang hoải riết, rồi có lúc ta sẽ chảy tan ra, hòa lẫn nơi đâu đó. Nhạt nhòa trong vô vọng, ta chọn sự an toàn, ổn định, ngay ngắn làm nơi trú ẩn bình yên. Nhưng có thật đó là nơi yên bình để ta trú ẩn?! Có thật đó là nơi an toàn, ổn định cho ta thẫn thờ nương náu?!
Cũ, là do ta không thể mới? Hay do ta thấy sợ đổi thay?
Tự ta mâu thuẫn hẳn với ta!
.
Photobucket
.
Phải mất rất lâu, trải qua quá nhiều khó khăn để ta có được những gì đến nay đang sở hữu. Luôn tự trấn an rằng ta hạnh phúc, ta bằng lòng với ta, ta biết vừa biết đủ, ta đang nắm trong tay nhiều thứ người khác ao ước nhưng không thể có. Ta may mắn đó?! sung sướng đó?! vui thích đó?!
Tại sao không cứ-vậy-mà-đi?!?!?!
.
Photobucket
.
Ngay trong những ước ao cũng tồn tại lắm so đo, toan tính đầy thiệt hơn. Liệu ta sẽ mất gì, còn gì nếu lao theo khát vọng thay đổi? Có muộn quá không khi ta sắp đi hết nửa đời người mà vẫn chưa phân định? Và ta có chán khi sự đổi thay kia rồi cũng cũ...
Ừ, có thể bay - nhưng cũng có thể rơi!!!
.
Photobucket
.
Cảm giác cô đơn hiển hiện ngay những lúc mà ta đang bôn ba, lây lất ở chốn đông. Tay hững hờ như không có gì để nắm hay để níu, hồn lạc lõng bơ vơ nghe sao quá chừng hiu quạnh.
Học đến thành quen nếp sống cười tươi ngay cả khi thấy buồn, thấy hẫng. Nụ cười khuôn cứng như mặt nạ. Riết rồi nghe thui chột chính ta, trong tận cùng đáy sâu của những đêm đối diện với gương.
Ta xót mình!!!
.
Photobucket
.
Nỗi ước ao không hẳn quá lớn lao và to tát, rất bình dị thôi, đơn giản thôi. Ta muốn... ta muốn... và ta muốn... Hạnh phúc rồi ta đến được hay không? Có một tương lai như ý chờ ta không? Có??? Không??? Có không hay là không có??? Ta hồ nghi quá. Có phải ta đang mê mải đắm chìm, viên mãn, tự ru ngủ trong vô số những điều không đích thực, hạnh phúc giả dối ta tô vẽ, sơn son đầy ảo mị.
Ta đau xót giật mình, đau, biết là đã muộn. Nghĩ rằng nên thay đổi. Nhưng thói quen đóng thành lớp rêu, kết vào khuôn, trói buộc như dây quấn siết vào ta...
.
Photobucket
.
Vươn đến đâu thì cũng là cây thôi. Bén rễ ăn sâu, vững vàng lan xa và bám rộng. Sự đổi thay: chặt bớt cành? phang ngọn? hay trốc gốc?
Như vết thương, cắt bỏ một lần cho đau hết cỡ nhưng rồi lên da non thành sẹo. Còn hơn cứ ủ ê và nấn ná...
.
Photobucket
.
Nghĩ về cái sự... không còn muốn suy nghĩ nữa. Rằng ta sẽ không - hay có đổi thay?!
.
Photobucket
.
Không. Ta không muốn chết chìm trong chính mình!!!
.
Photobucket

Ngôi chùa trong tâm tưởng


Nguyễn Văn Sâm sanh tại Sài Gòn,1940. Từng dạy ở trường Nguyễn Ðình Chiểu, Mỹ Tho, Pétrus Ký, Ðại Học Văn Khoa (Sài gòn) và các trường Ðại Học Vạn Hạnh, Cao Ðài, Hoà Hảo, Cần Thơ. Sang Mỹ từ năm 1979, vẫn sống bằng nghề dạy học. Viết cho Văn, Văn Học và các tạp chí Việt ngữ của người Việt. Trước 1975 chuyên viết về biên khảo văn học. Ở Mỹ, Nguyễn Văn Sâm viết truyện ngắn vì những thôi thúc phải nói lên sự suy nghĩ của mình về quê hương và thân phận người Việt, ngay trên quê hương, hay lạc loài tha hương. Gần đây, trở về gia tài cổ của dân tộc bằng cách phiên âm các tuồng hát bội, truyện thơ viết bằng chữ Nôm chưa từng được phiên âm mà nguyên bản hiện còn đang nằm trong các thư viện lớn ở Âu Châu. Thành viên Ban Biên Tập Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn. Giáo sư Viện Việt Học, California, Hoa Kỳ. Cư ngụ tại Texas, Hoa Kỳ.

Tôi có người bác ruột, bác Ba, tu ở cái cốc trong khuôn viên nhà vốn là một khu vườn dừa rộng rãi. Hằng ngày tôi được đánh thức dậy bằng tiếng mõ lốc cốc, tiếng kệ kinh ê a của sư bác khi trời mới vừa hừng sáng. Má tôi nói sư bác trước dạy học cũng nổi tiếng trong vùng, bỗng nhiên từ nhiệm về đây dựng cốc tu hành, chắc có tâm sự gì đó. Má còn nói kệ kinh công phu sáng của sư ít nhứt cũng đánh thức người chung quanh dậy đúng giờ, đó là chưa kể gương kiên nhẫn của sư là một bài học quí giá nên theo. Buổi chiều, trời mới chạng vạng là sư đã có thời kinh tối, chăm chỉ, không ngày nào mệt mỏi. Cái cốc của sư bác là nơi tôi thăm viếng khi thiếu lũ bạn cùng lứa để rong chơi ngoài đồng hay tắm sông, bẻ mía, lặt dừa, tát đìa, mò cá...Lần nào sư bác cũng cho trái cây cam quít, chuối, đu đủ… chín rục có những dấu tích đổi màu do chưng hơi lâu trên bàn Phật. Nhiều khi qua cốc lúc sư đương thời kinh, tôi tự nhiên ngồi ở một mép chiếu để lắng nghe cái âm thanh huyền bí có sức ru ngủ mình với tất cả sự thích thú và lòng kiên nhẫn đợi chờ được sư bác vò đầu nói vài ba câu chuyện đời rồi cho ê hề bánh trái.

Lần nào cũng vậy trong khi chờ đợi, tôi tò mò nhìn mấy tấm tứ thời treo trên vách lá vẽ hình ông Phật ngồi nhắm mắt tham thiền hay ngắm nghía hình quỷ dữ mặt xanh nanh vàng, đầu u nần năm bảy cục đang lấy chĩa ba đâm người hay kéo lưỡi cắt họng thiên hạ. Lúc rảnh rang sư bác thường cắt nghĩa về những bức tứ bình đó và thường nhấn mạnh bây giờ là đời mạt pháp quỷ sứ ma vương tràn đầy ngoài đường, đức Phật Bồ Tát cũng xuống thế độ nhơn nhưng ít thành công hơn thời Thượng Nguơn vì con người bây giờ làm điều xấu quá nhiều.

Tôi thắc mắc là sao ngoài đường không bao giờ thấy quỉ sứ, ma vương gì hết. Sư bác cười, vò đầu tôi hỏi: “Con có bao giờ thấy thằng ăn trộm, thằng đâm thuê giết mướn không? Nó trộm đồ mà người ta đổ biết bao nhiêu công khó mới có, nó nhận tiền người nầy để chém giết người kia… nhưng mặt mày nó ngoài đời cũng bình thường như chúng ta mà thôi. Đó là quỷ sứ nhập thân hay là ma vương hiện hình đó con. Thợ vẽ vẽ mặt mày ma vương có nanh vuốt là để cho dễ thấy dễ biết mà thôi, chớ thật sự quỷ sứ ma vương không khác gì người thường hết đâu con. Vậy nó mới sống chung lộn với người đời, mới hại người ta được.”

“Còn Phật thì sao sư bác? Phật có hào quang trên đầu. Phật chỉ ngồi tham thiền thôi phải không sư bác?”

“Đó là Phật ngày xưa lâu lắm rồi. Thời mạt pháp nầy Phật xuống thế gian ở mọi nơi, lúc nào chung quanh ta cũng có Phật, cũng có Bồ Tát giúp ta tranh đấu chống ma vương. Chỉ tại lòng ta không đủ tín thành để chấp nhận đó là Bồ Tát mà thôi.”

“Sư bác nói khó quá con không hiểu.”

“Nầy nhe! Phật không xuống thế bằng một nhân thân, mà xuống thế thành muôn vạn người vô hình hay hữu hình ở kế bên mỗi người chúng ta. Phật trợ duyên từng người để biến người đó thành Bồ Tát trong một thời khoảng ngắn. Nếu người nào thành Bồ Tát nhiều lần, thành Bồ Tát lâu dài thì sau nầy khi chết sẽ được siêu độ. Nhưng bên cạnh người đó cũng có quỷ sứ, ma vương hiện diện. Nó xúi giục làm bậy như trộm cắp, láo xược, ngoại tình, gian dối, ức hiếp để dành giựt ruộng vườn nhà cửa của kẻ cô thế… nếu người nào nghe theo chúng thì biến thành ma vương một thời gian. Biến thành ma vương nhiều lần thì khi chết sẽ bị đọa địa ngục đời đời chịu khổ hình dưới âm ty không thể đầu thai.”

Tôi vùng ôm mặt khóc lớn, nức nở:

“Vậy con sẽ bị đọa địa ngục. Sư bác cứu con với. Con ăn cắp hết ba trái xoài của bà nội vú trong khạp gạo rồi đổ thừa cho thằng em con. Lần trước nải chuối sứ cũng vậy. Con cũng lén cạy ống heo của đứa em gái nữa, mỗi ngày cạy lấy một chút, con cũng bẻ trộm mía của hàng xóm, con cũng ăn hiếp thằng Tửng nhà xóm trên vì nó nhỏ hơn con.”

Sư bác tôi từ tốn giải thích:

“Những lúc làm điều xấu như vậy con đã biến thành ma vương thời gian đó. Nếu con biết mình 1àm xấu mà chừa đi, mà ăn năn làm lành trở lại thì ma vương không thể dụ dỗ con để làm nô lệ cho nó nữa. Lâu ngày nó chán bỏ đi kiếm người khác dễ dụ dỗ hơn. Làm điều tốt thì con đã hóa thân thành Bồ Tát lúc đó. Bồ Tát hay ma vương là những trạng thái ngắn hạn trong lòng mỗi con người, không phải là trạng thái hằng cửu. Lúc làm Bồ Tát thì người ta sung sướng thơ thới lòng, mặt mày sáng sủa rạng rỡ như có hào quang tỏa ra. Lúc làm ma vương thì lòng nóng như bị thiêu đốt, khó chịu, mặt mày đăm chiêu buồn lo. Đó là lửa dục thiêu đốt lòng, đó là những u nần mọc ngược vào trong tâm não, đâm vào phía bên trong của người con.”

Tôi lý sự trả treo:

“Vậy thì con người đồng thời là Bồ Tát và ma vương?”

“Đúng vậy! Khi hành động vì người khác, mình là Bồ Tát, khi hành động có hại cho người khác để lợi cho mình, ta là ma vương. Nói là nói đơn giản như vậy, chứ hành còn hạnh nữa. Hành vi Bồ Tát nhưng tâm hạnh ma vương thì cũng là ma vương thôi. Mà thôi! Con buồn ngủ rồi, ta sẽ nói chuyện hành và hạnh trong dịp khác.”

Tôi buồn ngủ thiệt tình, mấy từ ngữ khó nuốt trôi như hóa thân, trạng thái ngắn hạn, trạng thái hằng cửu, lửa dục hào quang mà không thấy được, u nần mọc vào bên trong tâm não nhảy múa loạn xạ trong trí tôi…. Tôi cũng ngán ngẩm khi nghe đến các khái niệm hành và hạnh. Chúng không hấp dẫn bằng nải chuối thâm kim, mấy trái quít và hai chén chè trên bàn Phật trước mặt đang cười cười mời gọi.

Sư bác tôi nhìn thấy ánh mắt ước muốn của cháu mình, nói trong nụ cười hiền từ:

“Con đương bị ma vương dụ dỗ đó. Bây giờ còn nhỏ thì chẳng sao đâu, ma vương chỉ dụ được những việc xấu nhỏ, nhưng đừng để ma vương có dịp lớn lên trong tâm hồn mình. Quan trọng là phải chống lại những cám dỗ của ma vương.”

Sư bác tôi đứng dậy nhón chưn hạ dĩa trái cây xuống, hào phóng đưa cho đứa cháu trần tục của mình thiệt nhiều quà của Phật.

Chỉ đợi có vậy, tôi kéo banh vạt áo trước ra đựng, hai tay ôm chặt, chạy u ra tuốt mé mương ngoài rìa vườn nhà nơi thường có mấy thằng bạn trang lứa tụ tập trửng giỡn, phá phách…

“Xuống xe qua bac bà con cô bác ơi!” Người lơ xe vừa nhảy xuống, xe vẫn còn trờ bánh tới nhè nhẹ, đã ca bài ca xưa cũ. “ Chỉ có ông bà già là được ngồi lại trên xe, còn ai thanh niên thì xuống đi bộ qua bac nhe! Tới trước kia mà nhận giấy qua bac.”

Mọi người lục tục xuống xe, người lếch thếch đi tìm chỗ tiểu tiện, kẻ xăm xăm vô quán kiếm chút gì đó dằn bụng, giáo Bửu theo đám đông bước về phía trước, chỗ xét giấy, nơi đây thằng lơ xe đã đợi sẵn chìa cho khách của xe mình tấm giấy trả tiền qua bac. Giáo Bửu nhìn đoàn xe nhà binh rồi lắc đầu ngao ngán: “Điệu nầy hai ba giờ đồng hồ nữa biết xe mình nhúc nhích được chưa. Xe nhà binh ưu tiên mà đi hành quân dài sọc như thế nầy tới bao giờ xe dân sự mới được qua.”

Anh bước vô đám đông để nghe điệu ca vọng cổ mùi tận mạng do một nghệ nhân lỡ thời đương xuống giọng xề. Nghệ nhân cụt hết hai tay tới cùi chỏ, chỉ còn lại lủng lẳng hai cánh trước. Anh ta mang trước ngực một cái lon sữa bò là chỗ đựng tiền do khách bộ hành mủi lòng thương hại bố thí cho. Cái micro được cột vô một cánh tay cụt, khi nghệ nhân cất giọng ca thì giơ lên, người cột đã canh vừa đủ tầm cho âm thanh có thể bắt được.

Giáo Bửu hờ hững nghe, cũng bâng quơ ngó người đàn bà già trước tuổi đi sau nghệ nhân, ôm cây đàn. Bỗng anh như nhảy nhổm lên hỏi lớn:

“Phải mầy đó không Phan?”

“Phải! Bửu còn nhìn tôi sao? Tưởng giả bộ quên tôi rồi!”

Giáo Bửu ứa nước mắt, hai tay choàng qua ôm bạn:

“Hơn chục năm rồi mình không gặp nhau. Cuối năm học đó mình không bao giờ gặp lại bạn nữa.”

Người chung quanh tò mò nhìn sự tương phùng của hai người bạn. Người đàn bà của Phan lãnh đạm ngó bạn của chồng.

Giáo Bửu xăng xái mời hai người ghé vào quán gần đó…

Bên ly trà đá người nghệ nhân kể lại đời mình với một giọng thiệt bình thường nhưng Giáo Bửu nghe như kim đâm vô tim từng cái từng cái đau điếng hồn:

“Tôi mất căn bản về Toán và Sinh ngữ, anh chỉ giùm thì biết chút chút vậy thôi, Khi anh quá bận thì tôi đành chịu. Cuối năm đó thi lên lớp rớt, phải về quê làm ruộng với ông già. Anh cũng biết vùng xôi đậu mà, ban ngày bên quốc gia, ban đêm họ về, tuyên truyền, bắt lính…Họ bắt mình theo vô bưng. Thời chiến tranh mà! Vướng vô vòng thì không chuyện nầy cũng chuyện khác.Trong một trận chống càn, tôi bị pháo trúng...tàn phế nên được tản cư ra chợ đã năm sáu năm nay. Còn sống là may. Có người vợ chịu thương chịu khó theo mình cũng là một cái may nữa. Gặp anh, anh không sợ mất thể diện mà nhìn bạn, tôi sung sướng vô hồi. Mấy năm nay tôi sống trong bi thiết chán chường lúc nào cũng muốn rũ sạch bụi trần để ra đi. Đời mình còn gì nữa đâu để ham hố níu kéo. Chưa làm được vì còn một mụn con thơ và người đàn bà tri kỷ.” Giọng Phan nhỏ dần như tiếng thở dài hiu hắt. Giáo Bửu nghẹn ngào ray rứt trong tâm, thấy dường như mình có lỗi.

Tôi đi trả nợ cho nửa quê hương thất trận hơn mười năm mới trở về, ngơ ngác giữa dòng đời bon chen xào xáo nhưng hiếm hoi chân tình với người chung quanh gần gũi. Cha tôi đã mất, sư bác cũng đã siêu linh tịnh độ hơn bảy tám năm nay rồi. Những buổi chiều buồn, tôi lang thang vô cái cốc hoang phế đóng kín cửa, phủ lớp bụi trần từ ấy để tìm chút dư vị tuổi thơ. Một lần tôi tò mò mở một gói giấy dầu đặt ở cuối góc trang thờ Phật, ngoài có đề mấy chữ nắn nót: Kinh Phật A Di Đà. Tôi mở ra, ngoài hai gói kinh còn có một gói tiền toàn giấy nhỏ một trăm, hai trăm, năm trăm, một ngàn, hai ngàn .. và một bức thơ gởi cho tôi.

Phong Điền, ngày tháng năm vô vọng.

Tuấn con,

Tiền nầy sư bác chắt mót kỳ khu hơn hai chục năm mới có được. Đổi đi đổi lại thì ra thế nầy, đủ để mua mười lượng vàng hay cất một kiểng chùa nho nhỏ cho Phật tử có nơi đến chiêm bái đấng Từ Phụ. Đủ tiền thì sư bác thỏa mãn ước vọng xây chùa đồng thời thất vọng về chính mình, té ra bao nhiêu năm nay mình lặn lội cực nhọc, mình dè xẻn khiêm tốn vì một số tiền, mình cười với tín hữu nầy, vâng dạ với tín hữu kia vì số tiền đó.
Ngôi chùa phác họa trong tâm tưởng hướng dẫn cái hành Bồ Tát, còn cái hạnh Bồ Tát của sư bác nằm ở đâu? Cất chùa lớn rồi thì sư bác phải dính vô chuyện duy trì chùa, bảo vệ chùa, sư bác sẽ sinh hoạt chùa chớ còn đâu tâm trí để tu hành kệ kinh, sư bác sẽ làm chuyên chùa sự chứ đâu phải làm chuyện Phật sự. Cái hạnh Bồ Tát suốt đời sư bác nhắm về coi như mỗi lúc càng chạy ra xa.

Khám phá ra điều nầy, sư bác thấy bao nhiêu năm nay tưởng rằng mình làm đúng hóa ra sai. Sư bác tạ lỗi với chư Phật bằng cách tuyệt thực từ từ cho đến ngày được về chầu Phật tổ. Số tiền nầy con có toàn quyền sử dụng theo ý muốn, có ích cho con hay cho người khác đều được.
Nhưng con nên nhớ cái hạnh đáng quí gấp mấy lần cái hành.

Cầu nguyện ơn trên gia hộ cho con.

Thích Giác Nguyện.

Chỗ ký tên thế danh lâu ngày mực nhòe nhoẹt không đọc được, cố gắng lắm mới nhìn ra là Nguyễn văn Bửu.

Số tiền đó má tôi chép miệng than rằng với thời giá, mua chưa đầy ba chỉ vàng, một cái chùa bình thường nho nhỏ ở vùng quê lúc nầy cũng phải tốn gấp trăm lần số đó. Ngồi nhìn gói tiền lâu ngày ẩm mốc, bốc mùi tanh tanh từ những bàn tay dính đầy dầu mỡ, cát đất, cá thịt của chúng sanh nghèo khổ khi cúng dường cho sư, tôi quyết định đem đốt bỏ để giải thoát hương linh sư khỏi vướng víu với nó nữa. Nơi chốn thiêng liêng kia chắc sư không còn thắc mắc về hành hạnh, theo tôi hai khái niệm nầy hòa quyện lẫn nhau không có lằn ranh phân biệt, càng biện biệt ta càng bị bủa vây không lối thoát…

Xếp bằng chỗ ngày xưa sư bác đặt bồ đoàn ngồi gõ mõ tụng kinh, tôi đốt từ tờ những tấm giấy bạc thiệt như người ta đốt giấy tiền vàng mã. Ngọn lửa xanh lân tinh từ tốn ngún cháy, liếm từ chút từ chút, mấy cái hình trên giấy bạc bỗng chốc trở nên méo mó dị dạng. Tôi chợt mơ hồ thấy nụ cười hiền từ của sư bác quanh quẩn đâu đây.

“Mong sư bác siêu thăng, hành và hạnh Bồ Tát chẳng qua là những điều dạy đạo lý giúp người đời sống từ bi vị tha, sư bác đã hành thiện, đã sống xứng đáng là một con người khi cố gắng thực hành một ước vọng không vì mình. Sư bác đáng được về cõi tĩnh hằng miên viễn như một Bồ Tát….”

Nguyễn Văn Sâm
Victorville, CA 12/09

Sắc không

Sắc sắc không không

Tôi có một ông chú rất yêu thích truyện kiếm hiệp Kim Dung. Và mỗi lần ngồi uống rược với ông, thường bàn về tiểu thuyết Kim Dung rất tâm đắc. Trong một lần ngà ngà say, ông hỏi tôi một câu, nếu phải nhận xét về Đoàn Dự và Mộ Dung Phục trong một câu, thì cháu nhận xét thế nào?

Cố nhiên tôi nêu ra vô số nhận xét, rằng Đoàn Dự là một chàng trai chung tình, là người tốt, người nghĩa hiệp, còn Mộ Dung Phục là độc ác, ích kỷ, kẻ tiểu nhân…

Ông nói với tôi, tất cả những gì cháu nhận xét đều đúng, nhưng ý nghĩa sâu xa trong hai nhân vật này thì cháu chưa lĩnh hội được. Những gì mà cháu nói thì ai cũng biết cả và đối với 2 nhân vật này, Kim Dung gởi gắm nhiều triết lý cuộc sống sâu xa hơn thế. Và đương nhiên, tôi chông tai lên nghe ông sẽ nói gì về hai nhân vật nổi tiếng này của Kim Dung…

Đạo Phật có một triết lý sâu sắc là “sắc sắc không không”. Trong Phật học kinh điển, ý nghĩa của nó có thể rất thâm thúy và khó hiểu. Tôi không có tham vọng giải thích tất cả những ý nghĩa của nó, chỉ nêu một số cảm nhận “sắc sắc không không” từ bộ truyện Thiên Long Bát Bộ.

Sắc sắc: nghĩa là có có, không không là “không có, không có”. Nói một cách dân dã, ý nghĩa của từ này là “có có không không” để diễn tả sự ‘không’ và ‘có’, một quan niệm tương đối. Có mà không, không mà có, khó lường lắm thay.

Trong cuộc sống diễn ra hằng ngày, không ai là có tất cả cũng như không ai là không có gì cả. Cái sự có không chỉ là tương đối. Nhiều khi không có gì tức là có tất cả , và có tất cả lại là không có gì cả. Chỉ là quan niệm suy nghĩ của mỗi người trước cuộc sống mới biết mình có hay không?

Triết học gia cổ đại của Hi Lạp Socrate có câu nói nổi tiếng, là, tôi chỉ biết một điều, là tôi không biết gì cả. Và người thông minh nhất là người tự nhìn nhận mình không biết gì cả. Trong cả hai trường hợp đó, ông “có” rất nhiều. Đó cũng là một phần nào của ý nghĩa “sắc sắc không không” trong Phật học

Trở lại với bộ truyện Thiên Long Bát Bộ, thông điệp “sắc sắc không không” được tác giả chuyển tải hoàn chỉnh trong hai nhân vật đối lập chính – tà là Đoàn Dự và Mộ Dung Phục. Đây là hai nhân vật xuyên suốt của bộ truyện và là tham dự nhiều mâu thuẫn ân oán.

Bây giờ ta hãy xem họ có gì, và không có gì? Tại sao họ không có mà tác giả cho là có và ngược lại

Mộ Dung Phục là con trai độc nhất của Mộ Dung Bác, là dòng dõi quý tộc của quốc gia Đại Yên đã bị diệt vong từ những đời trước. Mộ Dung Bác một đời muốn khôi phục lại nước Yên và gia tộc của mình nên đã nghĩ ra những mưu mô xảo quyệt, giây chiến tranh thù địch giữa các thế lực Trung Nguyên và các quốc gia lân cận. Ông ta chết đi (sau này mới biết là chết giả) khi sự nghiệp khôi phục Yên quốc còn giang dỡ, và tất cả đại nghiệp của gia tộc gánh vác lên chàng trai Mộ Dung Phục.

Như vậy, cái có của mộ Dung phục là một tiếng tăm, danh gia vọng tộc, là con nhà quý phái. Điều này không phải tự nhiên mà người ta có được. Tự hào lắm thay!

Mộ Dung Phục là một chàng trai anh tuấn, luận về võ công và danh tiếng sánh ngang với Kiều Phong, chính vì vậy mà giang hồ có câu “Nam Kiều Phong, Bắc Mộ Dung’. Quả thật nhà Mộ Dung không phải là hư danh, bởi vì Mộ Dung Phục có môn võ là dùng võ người để đánh người, bởi vậy biết bao cao thủ đều bại dưới tay chàng.

Như vậy, Mộ Dung Phục có một thực tài, một tiếng tăm lừng lẫy, ít nhất người ngoài nhìn vào đều nghĩ anh ta có đủ tài lực để hoàn thành đại nghiệp

Mộ Dung Phục có một tri kỷ Vương Ngữ Yên, người xinh đẹp bội phần, thông minh tuyệt đỉnh, và hết lòng vì chàng. Vương Ngữ Yên tuy không thích chuyện quốc gia đại sự, nhưng ép mình coi sách võ công để giúp ích cho Mộ Dung Phục. Và quả thật, những khi Mộ Dung Phục gặp khó khăn trong võ học thì được cô gái này chỉ điểm.

Mộ Dung Phục lại có những thuộc hạ toàn tài, và một lòng vì chàng. Đó là Bao Bấtt Đồng và Phong Ba Ác cũng nổi tiếng khắp thiên hạ

Đầu truyện, Kim Dung cũng ưu ái kể về lại lịch của Mộ Dung Phục một cách kỹ lưỡng và rõ ràng, ngay cách xuất hiện của chàng không phải tầm thường mà qua những lời kể của những nhân vật rồi mới đường đường xuất hiện khiến cho người đọc phần nào có cảm nhận tốt về nhân vật này.

Chính vì vậy Mộ Dung Phục cho rằng mình có tất cả, chàng nói “Không nam nam bắc bắc gì cả, trên đời này chỉ có Mộ Dung Phục ta”, chàng tuy chưa khôi phục Yến quốc nhưng lại đối xử với người khác như là bề trên đối xử với bề dưới, nhỏ nhen ích kỷ. Chàng không coi trọng tình yêu của Vương Ngữ Yên mà lấy cô giống như là con bài của mình.

Cuối cùng, Mộ Dung Phục vì cái danh háo đó mà làm hại mình, trở thành người điên điên khùng khùng, ngay cả người trước đây yêu thương mình cũng ra đi, bởi vì tham vọng quá mà hóa rồ.

Trong khi đó, Đoàn Dự giống như không có gì. Chàng tuy xuất thân là Vương gia nước
Đại Lý, nhưng không chịu học võ công, nên bản lãnh tầm thương, tính tình hiền lành, và đi đâu cũng bị người khác chê bai ăn hiếp cho là ngờ ngạch (lời của Vương Ngữ Yên)

Chàng bị nhà sư Cưu Ma Trí ức hiếp đi lên phía Bắc lưu lạc giang hồ, đi đâu người ta cũng coi chàng là người chẳng đáng để kính trọng.

Nhưng tất cả trên hết, chàng có một tấm lòng đối tốt – hết lòng với mọi người, một tinh thần hiệp nghĩa, và một mối tình chung thủy với Vương Ngữ Yên, một tấm lòng xả thân vì bạn bè…

Kể từ lúc chàng gặp Mộ Dung Phục, chàng luôn kính phục Mộ Dung Phục, và tự trách bản thân mình kém tài nên không được Vương Ngữ Yên để ý tới.

Nhưng nhìn kỹ ra, chàng là người yêu thương Vương Ngữ Yên cao độ, và nhiều lần xả thân vì nàng, tình yêu của chàng cũng không toan tính. Vì yêu Vương Ngữ Yên mà chàng nhiều lần cứu cả Mộ Dung Phục, có thể gọi là tình địch của chàng.

Trong trận chiến Thiếu Lâm Tự, Đoàn Dự đã lọt xác hết tất cả, cái không trong người chàng mất đi, trở thành cái có. Chính chàng ban đầu cũng nghĩ rằng mình không đủ bản lĩnh đối đầu với Mộ Dung Phục, và khi không có đường cùng chàng mới dùng sở trường để đánh. Một trận huyết chiến với Mộ Dung Phục đã thấy rõ tài năng cũng như bản chất hiệp nghĩa cao thượng của chàng. Trong khi đó, Mộ Dung Phục đã thể hiện rõ là một tên độc ác , tiểu nhân, không từ thủ đoạn để thực hiện đại nghiệp của mình…

Sự đời “sắc sắc không không” là chổ đó. Mộ Dung Phục tuy bề ngoài có tất cả, nhưng bản chất bên trong lại không có gì, vậy mà anh lại lấy cái “không”, làm cái “có”, và tưởng rằng mình có tất cả. Từ đó có những hành động và suy nghĩ không được lòng người. Trịch thượng, cao ngạo, tiểu nhân không từ thủ đoạn và không có tình người.

Trong khi đó, Đoàn Dự bề ngoài có vẻ không có gì, nhưng chàng có tất cả, có một gia đình hạnh phúc, có tuyệt chiêu “Lục Mạch Thần Kiếm’, có cả một trái tim yêu thương, có một tấm lòng nghĩa hiệp, nhưng chàng lại không xem đó là của mình. Chàng lấy cái “không có gì” của mình để xử thế. Cuối cùng hóa ra chàng có rất nhiều.

Mộ Dung Phục lấy có mà hóa ra lại không. Còn Đoàn Dự lấy không có mà loại hóa ra có rất nhiều…

Trong xã hội có rất nhiều người cũng ảo tưởng như Mộ Dung Phục, và cũng có rất nhiều người ẩn mình như Đoàn Dự. Một số người có những thành công bước đâu, vênh vang, tưởng rằng mình có tất cả, coi thường mọi thứ, nhưng cũng có những người thầm lặng, cái có của họ chưa đủ để khoe khoang và lộ diện, họ sống bình dị, và lấy cái có của mình như không để sống.

Bởi vậy, không ai là có tất cả, cũng như không ai là không có gì. Cái có chỉ là ảo ảnh và hư danh, còn cái không trong đời mới là thực. Chính chúng ta sống, khiêm tốn lấy cái không có gì làm trọng, mới chính là có rất nhiều vậy

Friday, January 29, 2010

Mai tôi đi - Bài hát theo tôi cả cuộc đời

Ngày tôi rồi quê hương để bước vào giảng đường đại học, mắt mẹ đỏ hoe, rồi mẹ khóc. Phấn khích, hy vọng và cả niềm tin nhưng cố dằn xuống, tôi lặng lẽ bước chân vào đời.



Ngày ra trường, kết thúc bước dạo đầu của hành trang vào đời. Gọi về nhà, thông báo con không về quê, mẹ lại khóc. Xa con mẹ nhớ, nhưng vì tương lai của con, mẹ chấp nhận. Ngay cả người yêu cũng chấp nhận rời bước để anh tung cánh với ước mơ của anh. Ước mơ, hoài bão và cả một tham vọng vốn có từ bản chất tham sân si của một con người tầm thường, tôi âm thầm tiến bước vào đời.




My all

Thursday, January 28, 2010

Hai bài báo liên quan một vấn đề - Nếu có danh sách đen thì phải công bố ngay tại tòa, đọc to và rõ - Sao lại ngắt lời bị cáo nhỉ?

Bài thứ nhất:

Hiệu trưởng mua dâm nữ sinh lĩnh án

Bị cáo Sầm Đức Xương - nguyên hiệu trưởng trường THPT Việt Vinh bị TAND huyện Vị Xuyên (Hà Giang) lĩnh án 10 năm 6 tháng tù về hành vi mua dâm nhiều lần với trẻ vị thành niên.
> Hiệu trưởng bị bắt để điều tra việc mua dâm nữ sinh/ 'Hiệu trưởng mua dâm nữ sinh bước đầu đã nhận tội'

Phiên tòa xử kín. Sáng nay, ngoài 3 bị cáo Sầm Đức Xương, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Thanh Thúy còn có gần chục nữ sinh liên quan. Bà Mai Thị Hà - giáo viên trường THCS thị trấn Việt Lâm đến tòa với tư cách người giám hộ cho các học sinh chưa đủ tuổi thành niên.

Người dân có mặt từ sớm để dự phiên tòa nhưng không được vào bên trong. Ảnh: CTV.
Người dân có mặt từ sớm để dự phiên tòa nhưng không được vào bên trong. Ảnh: CTV.

Tại tòa, bị cáo Xương thừa nhận những hành vi phạm tội. Người này đề nghị HĐXX xem xét giảm án vì đang mắc bệnh, tuy nhiên tòa vẫn tuyên bị cáo Xương phải chịu 10 năm 6 tháng tù.

Hai bị cáo Hằng và Thúy (vừa tốt nghiệp THPT Việt Lâm) có vai trò môi giới trong đường dây mua dâm nữ sinh cho rằng, không nhận thức hết được hậu quả nghiệm trọng, bồng bột cũng đề nghị tòa giảm nhẹ án. Cả hai lần lượt nhận 6 năm và 5 năm tù về hành vi môi giới mại dâm.

Gần 2 tháng trước đó, cơ quan điều tra nhận được một số đơn tố cáo của gia đình một số nữ sinh về hành vi mua dâm của ông Xương. Sau khi ông Xương bị bắt, hai cựu học sinh của trường THPT Việt Lâm là Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Thanh Thúy cũng bị bắt do tình nghi liên quan đến vụ việc.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô cho rằng, hiệu trưởng mua dâm nữ sinh là một việc động trời, không thể hình dung được. Đây là một việc làm đáng xấu hổ và không thể chấp nhận với một thầy giáo đồng thời là người đứng đầu một trường cấp 3.

Hoàng Anh

Bài thứ hai: Vì sao báo ghi là ông NTT? Sao không ghi thẳng tên? Đâu có gì sai đâu vì trước tòa, phần tranh tụng luật sư hỏi thì nêu rõ tên chứ không lẽ hỏi ông NTT, nếu thế thì nữ sinh cũng trả lời là ông NTT, cũng may chứ cái này là TNT thì chết cả đám!!!!

Tranh tụng nảy lửa vụ ’Hiệu trưởng mua dâm học trò’

Cập nhật lúc 19:02, Thứ Năm, 28/01/2010 (GMT+7)
,

– Đến chiều ngày 28/1, phiên tòa phúc thẩm đã đến phần tranh tụng. Đúng như dự đoán, các luật sư đã tranh tụng nảy lửa tại tòa.

Mô tả ảnh.
Bị cáo Sầm Đức Xương

Chuyển danh sách đen sang cơ quan điều tra

Bị cáo Sầm Đức Xương mời hai luật sư bào chữa gồm có: luật sư Vương Lỷ (Đoàn luật sư tỉnh Tuyên Quang) và luật sư Mai Thanh Báu (Đoàn luật sư tỉnh Hà Giang).

Luật sư Nguyễn Văn Tú bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Hằng.

Luật sư Trần Đình Triển (văn phòng luật sư Vì Dân–Đoàn luật sư Hà Nội) bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thúy.

Mô tả ảnh.
Người dân đứng bên ngoài ngóng tòa phúc thẩm

Luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Hằng lập luận: Nguyễn Thị Hằng đã khai trước tòa rất rõ ràng rằng cán bộ điều tra đã bắt Hằng ký vào biên bản điều tra trước, sau đó mới điền nội dung xét hỏi vào sau. Hằng bị yêu cầu phải ký vào các tờ giấy trắng dòng chữ “những điều khai trên là đúng sự thật” và ký tên ở cuối trang. Điều tra viên Nguyễn Văn Cường là người tiến hành điều tra xét hỏi bị cáo Hằng, thế nhưng, trong hồ sơ điều tra của công an huyện Vị Xuyên, cán bộ điều tra lại là người khác.

Mặt khác, Kiểm sát viên Hà Quang Huy đã bắt Hằng phải học thuộc những lời khai trong cáo trạng để trả lời trước HĐXX phiên sơ thẩm. Hằng cũng bị ép buộc phải viết đơn từ chối luật sư (phiên sơ thẩm) và được hứa hẹn “làm như thế sẽ được giảm tội”.

Luật sư Nguyễn Văn Tú bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Hằng còn chứng minh: tại tòa sơ thẩm, bị cáo Xương không nói lời nói sau cùng như Biên bản phiên tòa đã ghi “Tôi thừa nhận hành vi phạm tội của mình và xin khoan hồng” trong khi trên thực tế bị cáo Sầm Đức Xương nói lời sau cùng là không thừa nhận phạm tội, không xin nhẹ hình phạt mà chỉ trình bày hoàn cảnh bản thân là trụ cột gia đình. Bị cáo Thúy và Hằng xác nhận nội dung trên của bị các Xương là thực

Như vậy, cơ quan điều tra (công an huyện Vị Xuyên), VKS nhân dân huyện Vị Xuyên và TAND huyện Vị Xuyên đã vi phạm tố tụng.

Vẫn chưa hết, luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Hằng còn chứng minh Hằng không phạm tội "môi giới mại dâm" vì qua lời khai trước tòa và qua bản cáo trạng của cơ quan điều tra, Hằng chỉ giới thiệu Nông Thị Phẩm còn với Hoàng Thị Thổ thì không thể chứng minh được Hằng môi giới nạn nhân này.

Về ’danh sách đen" những vị quan chức Hà Giang đã mua dâm các cháu vị thành niên do bị cáo Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy khai tại tòa, luật sư bào chữa cho Nguyễn Thị Hằng đã hỏi bị cáo: Vì sao bị cáo biết số điện thoại của ông NTT? Bị cáo trả lời: hôm đi ăn cơm, bác T ngồi cạnh và cầm điện thoại của Hằng nháy vào số máy bác T, sau đó bị cáo nhiều lần đến phòng làm việc của bác T trong UBND tỉnh. Bị cáo mô tả vào đó phải đi qua bảo vệ như thế nào, phòng bác trên tầng hai đi về phía cuối… Hội đồng xét xử và kiểm sát viên kiên quyết ngăn luật sư Tú tiếp tục hỏi về vấn đề này.

Luật sư Nguyễn Văn Tú đề nghị Viện Kiểm sát xét hỏi các bị cáo để làm sáng rõ những vi phạm pháp luật của những người liên quan.

Về bản ’danh sách đen", HĐXX nhận định: những tình tiết này không liên quan đến bản án sơ thẩm mở trước đó, do đó sẽ bóc tách và chuyển cơ quan điều tra làm rõ.

Luật sư Vương Lỷ và Mai Thanh Báu bào chữa cho Sầm Đức Xương đề nghị hủy án sơ thẩm vì cấp sơ thẩm vi phạm tố tụng quá nhiều bao gồm: Các bị hại đều ở tuổi vị thành niên mà khi hỏi cung không có người giám hộ, như vậy, là vi phạm tố tụng trắng trợn; bị cáo Thúy là người vị thành niên nhưng giai đoạn sơ thẩm không có luật sư bào chữa; bị cáo Xương đề nghị có luật sư bảo vệ nhưng cấp sơ thẩm ngăn cấm không cho bị cáo thực hiện quyền nhờ người bào chữa; bị hại Nông Thị Phẩm có người giám hộ là bố đẻ Nùng Văn Sinh nhưng chữ ký của ông Sinh là giả mạo.

Ngoài ra, bị hại Hoàng Thị Thổ có tài liệu trên giấy khai sinh và trong hồ sơ khác nhau, vậy đây có phải là một người?

Luật sư Nguyễn Văn Tú phản đối toàn bộ luận tội của Viện kiểm sát vì: bản luận tội lủng củng, lộn xộn và không toàn diện, thể hiện qua các điểm: Bản luận tội không đề cập đến một vi phạm tố tụng nào, trong khi đó chỉ riêng các vi phạm tố tụng đã đủ hủy án sơ thẩm, vậy tại sao lại đề nghị y án? VKS nói bị cáo Hằng và Thúy đồng phạm với bị cáo Xương, trong đó bị cáo Xương bị kết tội mua dâm trẻ vị thành niên còn hai bị cáo kia bị kết tội "môi giới mại dâm" vậy họ đồng phạm với nhau tội gì? Điều này chứng tỏ VKS không hiểu gì về vấn đề đồng phạm v.v..

VKS đề nghị y án sơ thẩm

Những chứng cứ mới do bị cáo Hằng và bị cáo Thúy khai trước tòa đã không được đại diện VKSND tỉnh Hà Giang đề cập đến trong phần luận tội. Kiểm sát viên đã đề nghị y án sơ thẩm, giữ nguyên hình phạt đối với cả ba bị cáo. Trong khi đó, luật sư bào chữa cho bị cáo Xương đề nghị huỷ án sơ thẩm để điều tra lại. Còn luật sư bào chữa cho bị cáo Thuý, Hằng đề nghị HĐXX tuyên thân chủ mình vô tội. Đồng thời yêu cầu khởi tố vụ án làm sai lệch hồ sơ vụ án, khởi tố vụ án liên quan đến những tố cáo mới đây của hai bị cáo.

Sau phiên toà hôm qua, luật sư Triển rất bức xúc: HĐXX đã “cắt”, không cho luật sư hỏi bị cáo để làm rõ thêm về bản “danh sách đen” các quan chức đã từng quan hệ tình dục với bị cáo Hằng, Thuý và nhiều nữ sinh khác. Tuy nhiên, bị cáo Hằng cũng đã kịp khai ra tên, số điện thoại, nơi công tác của một quan chức cấp cao tỉnh Hà Giang đã từng “lên gường” nhiều lần với bị cáo. Thậm chí, bị cáo còn được vào phòng làm việc của người này chơi 2 lần, khi qua cổng bảo vệ phải khai tên khác (tên Hương) và được ông này gọi điện xuống thường trực để “bảo lãnh” mới được vào.

Ngày mai, phiên tòa sẽ bước sang ngày làm việc thứ 3 và tiếp tục phần tranh tụng.

  • Nhóm PV điều tra

Wednesday, January 27, 2010

Thơ tình yêu


Hãy nói cùng em

Hãy nói cùng em lời yêu tha thiết
Mà ngày qua anh giấu mãi trong tim
Đừng anh ơi.... đừng che giấu im lìm
Để mơ ước chìm dần vào quên lãng

Hãy trao em cuộc tình trong ngày tháng
Anh ấp yêu gìn giữ mãi không lơi
Bao nhớ thuơng anh gởi gấm phương trời
Đừng phủ kín màu tím buồn cay đắng

Nói đi anh những gì trong xa vắng
Mà hạ buồn trống vắng những dòng thơ
Trong cô đơn em cứ mãi đợi chờ
Mà chả lẽ thơ tình luôn lạc lối

Anh cứ nói từng lời đừng có vội
Vì ân tình chỉ tới một lần thôi
Chữ nhớ thương luôn vẫn mãi tuyệt vời
Xin hãy nói...khi lòng em mở ngỏ
Một người bạn gái


Ngày không anh

Giọt
giọt
giọt
Rơi đẫm ngày
Rã rời đôi tay
Và đôi vai, trĩu nặng

Ngày không anh ngày không mưa nắng
Không buồn vui
Tâm hồn đau ốm
Em ngồi một mình trong căn phòng trống
Kỷ niệm cũng ra đi
Bốn bề hiu quạnh
Một bông hoa đã ngả xuống bàn
Những đớn đau thầm lặng

Em đã nghĩ về anh
Như dòng sông nghĩ mãi về biển
Như mặt trời nghĩ mãi về ánh sáng
Em nghĩ mãi về cách xa
Về con thuyền lênh đênh không bờ bến

Ngày không anh chiều dường như không đến
Đêm không đến
Em như ngọn đèn
Thức mỏi đợi canh khuya

Ngày không anh đất trời không mùa
Cây trút lá xuống vườn em thiếu phụ.

Cũng người bạn đó



Mảnh tình rơi

Rớt lại trong tôi kỷ niệm của một thời vụng dại

Người đi xa mãi … về đâu?

Ngày tháng qua mau mối tình đầu chỉ còn trong quá khứ

Em cũng bước qua cuộc đời thiếu nữ

Có bao giờ ta chợt nhớ về nhau?

Sót lại một vì sao trên trời cao vô tận

Chỉ một vì sao thôi cũng khiến lòng hụt hẫng, bâng khuâng

Lối cũ xưa chân đếm nhịp bao lần

Dấu hỏi cuối cùng vẫn hằn trong nỗi nhớ

Tôi góp nhặt tình yêu qua từng mãnh vỡ

Chết lặng người trước tiếng khóc thời gian

Hạnh phúc rơi đâu chốn bồng lai hay cánh cổng thiên đàng

Người ơi…!Sống ở trên đời khi được sẽ chia

Niềm vui nhân đôi, nổi buồn vơi nửa

Tôi chỉ có mình tôi làm điểm tựa

Gỡ mối bòng bong hoang mạc trái tim mình

Ngắm nụ hồng trước gió khẽ rung rinh

Bỗng cháy bùng lên bởi tình yêu mảnh liệt

Tôi muốn ôm cả đất trời tha thiết

Để chỉ một lần … tìm lại … mảnh tình rơi!

Và bài cuối của người đó

Niệm Phật Sám Pháp - HT Thích Thiền Tâm










That what friends are

"That's What Friends Are For" is a 1982 song written by Burt Bacharach and Carole Bayer Sager and introduced by Rod Stewart for the soundtrack of the film Night Shift.

The song is far better known for its cover version by Dionne Warwick and Friends. A one-off collaboration featuring Gladys Knight, Elton John and Stevie Wonder released as a charity single in the United Kingdom and the United States in 1985, it was recorded as a benefit for American Foundation for AIDS Research, and raised over US$3 million for that cause. The tune peaked at number one for three weeks on the soul chart and for four weeks on the Billboard Hot 100 [1] in January 1986 and became Billboard's number one single of 1986. In 1988, the Washington Post wrote, "So working against AIDS, especially after years of raising money for work on many blood-related diseases such as sickle-cell anemia, seemed the right thing to do. 'You have to be granite not to want to help people with AIDS, because the devastation that it causes is so painful to see. I was so hurt to see my friend die with such agony,' Warwick remembers. 'I am tired of hurting and it does hurt.'"

Dionne Warwick, Burt Bacharach, Carole Bayer-Sager, Gladys Knight, Stevie Wonder and Elton John, "That's What Friends Are For", 1985

The Dionne and Friends version of the song won the performers the Grammy Award for Best Pop Performance by a Duo or Group with Vocal, as well as Song of the Year for its writers, Bacharach and Bayer Sager. It also was ranked by Billboard magazine as the most popular song of 1986.[2][3]

Dionne and Friend's version also listed at #61 on Billboard's Greatest Songs of all time.[1]

[edit] 1990 benefit concert

On March 17, 1990 an AIDS benefit titled That's What Friends Are For: Arista Records 15th Anniversary Concert was held at Radio City Music Hall in New York City. One month later, CBS aired a two-hour version of the concert on television. The celebrity guests and Arista label performers were: Air Supply, Lauren Bacall, Burt Bacharach, Eric Carmen, Chevy Chase, Jane Curtin, Clive Davis, Taylor Dayne, Michael Douglas, Expose, Whoopi Goldberg, Melanie Griffith, Hall & Oates, Jennifer Holliday, Whitney Houston, Alan Jackson, Kenny G, Melissa Manchester, Barry Manilow, Milli Vanilli, Jeffrey Osborne, Carly Simon, Patti Smith, Lisa Stansfield, The Four Tops, and Dionne Warwick. "That's What Friends Are For" was the finale song sung by Warwick and cousin Houston before being joined on the stage by the other guests of the event. Over $2.5 million was raised that night for the Arista Foundation which gave the proceeds to various AIDS organizations.

[edit] Other versions

  • Other recordings are Shirley Bassey (1991) and Helen Reddy (for The Burt Bacharach Album: Broadway Sings the Best of Burt Bacharach in 1998).
  • In the UK on the 16th December 2006, the major television network ITV aired the final of that year's series of The X-Factor, where all hopeful contestants who made it to the aired episodes performed this song live to an audience of several million.
  • There was a rendition of That's What Friends Are For Performed By Bill Thompson & Friends in 2006 (consisting of Bill Thompson, Allie Noble,& The Little Einsteins).
  • In the animated Dreamworks film Shrek the Third, the background music of this song is heard during a heartfelt conversation between two main characters.
  • Marillion recorded a version for their 2006 fan club Christmas album 'The Jingle Book'
  • In the game The Simpsons Game, the song is featured in one of the episodes, where Marge and Lisa, are saving the video game puragatory, by saving the game Grand Theft Scratchy, by turning bad buildings mainly inspired from Grand Theft Auto, into nice buildings, the song starts to play, when the radio station is transformed into a happy radio station.

[edit] References

  1. ^ Whitburn, Joel (2004). Top R&B/Hip-Hop Singles: 1942-2004. Record Research. p. 610.
  2. ^ http://www.billboard.com/bbcom/charts/yearend_chart_display.jsp?f=The+Billboard+Hot+100&g=Year-end+Singles&year=1986
  3. ^ Billboard, December 27, 1986
Preceded by
"Say You, Say Me" by Lionel Richie
Billboard Hot 100 number one single
January 18, 1986- February 8, 1986
Succeeded by
"How Will I Know" by Whitney Houston
Preceded by
"Careless Whisper" by Wham! featuring George Michael
Billboard Hot 100 Number one single of the year
1986
Succeeded by
"Walk Like an Egyptian" by The Bangles
Preceded by
"Say You, Say Me" by Lionel Richie
Billboard's Hot R&B/Hip-Hop Songs number one single
January 25 - February 8, 1986
Succeeded by
"Do Me, Baby" by Meli'sa Morgan
Preceded by
"A Good Heart" by Feargal Sharkey
Australian ARIA Singles Chart number-one single
March 3, 1986
Succeeded by
"When the Going Gets Tough, the Tough Get Going" by Billy Ocean

Tuesday, January 26, 2010

Góc máy ảnh chụp chưa tốt - trống vắng quá không thấy sinh viên nhiều?

Sinh viên được giải đáp thỏa đáng

Đó là nhận xét của hầu hết các bạn sinh viên có mặt tại buổi gặp gỡ và đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường với học sinh sinh viên được tổ chức tại hội trường lớn sáng ngày 24/12/2009...

Tham gia buổi gặp gỡ có thầy Thái Bá Cần – hiệu trưởng, thầy Đỗ Văn Dũng, thầy Lâm Mai Long, thầy Nguyễn Văn Minh – phó hiệu trưởng nhà trường cùng các thầy cô là đại diện cho các phòng, khoa, ban trong trường và các bạn học sinh, sinh viên của trường.

PGS.TS. Thái Bá Cần đang trả lời các ý kiến của SV.

Tại buổi gặp gỡ và đối thoại, rất nhiều bạn sinh viên đã nêu những tâm tư, nguyện vọng, thắc mắc, ý kiến đóng góp của mình đối với các vấn đề của trường. Đã có những ý kiến rất hay và quan trọng được nêu lên trong buổi gặp gỡ như vấn đề chuẩn đầu ra, vấn đề quảng bá và nâng cao thương hiệu nhà trường, vấn đề học phí, bảo hiểm, đăng ký môn học, sinh viên đánh giá giảng viên, vấn đề nhà giữ xe, việc chấp hành nội quy của sinh viên… Điều này cho thấy sự quan tâm của sinh viên đối với các vấn đề của nhà trường là rất lớn.

Một bạn SV đang đặt câu hỏi...

Thay mặt nhà trường, thầy Thái Bá Cần cùng các thầy trong Ban Giám hiệu nhà trường, đại diện các phòng khoa ban đã lần lượt giải đáp rất chân tình và thỏa đáng các ý kiến của các bạn sinh viên đồng thời cũng nêu một số chủ trương, kế hoạch của nhà trường trong thời gian tới. Cuối buổi gặp gỡ và đối thoại, thầy Thái Bá Cần – hiệu trưởng nhà trường cũng gửi lời chúc giáng sinh và năm mới bình an đến các thầy cô và các bạn học sinh, sinh viên trong trường.

Chương trình gặp gỡ và đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường với sinh viên là một hoạt động rất bổ ích và mang tính thường kì được tổ chức vào cuối mỗi học kỳ của nhà trường. Hoạt động này góp phần làm cho mối quan hệ thầy trò trường ĐH SPKT TP.HCM ngày càng trở nên gần gũi và tăng khả năng làm chủ của sinh viên trong trường.

  • Anh Nhật (SV khoa CKM)

Vô thường


Thiền

Dẫn vào thế giới Thiền học của Tổ sư Liễu Quán PDF. In Email
Viết bởi Huỳnh Kim Quang
Thứ bảy, 24 Tháng 1 2009 07:13

Thiền có thể nào là một hệ thống giáo nghĩa? Hay một cách trực diện hơn, Thiền có thể nào bị đóng khung trong một hệ thống học lý? Cái gì bị đóng khung hay bị hệ thống hóa đều không còn giữ được bản sắc sinh phong và hoạt dụng của chân thân.

Thiền từ tôn chỉ đến phương tiện hành đạo đều cốt ở chỗ dĩ tâm truyền tâm, đối vật chỉ vật, ứng biến vô ngần, chuyển hóa diệu dụng, không trụ trước, chẳng nệ không. Hễ dừng lại dù chỉ một ý niệm mảy may đều bị nghiền nát ra thành cát bụi vùi dập dưới gót chân điên đảo của vô minh.

Hễ khởi niệm thao tác dù trong sát na vi tế đều là nhân duyên khiến cho sơn hà đại địa biến tướng muôn trùng. Như thế, "Thế giới Thiền học" chỉ là cách nói mượn danh ngôn ước lệ để dẫn dắt kẻ sơ cơ, như mượn ngón tay mà trỏ mặt trăng vậy.

Trong ý nghĩa đó, bài viết này chỉ xin được xem như là một gắn gượng vụng về của một tâm thức phàm phu, mạo muội xưng tán công đức sâu dày của bậc đại Thiền sư của Phật giáo Việt Nam.

Từ giữa thế kỷ 18 trở lại đây, tại miền Trung Việt Nam, một phái Thiền do vị Thiền sư Việt Nam khai sáng đã phổ cập sâu rộng trong nhân gian. Vị Thiền sư ấy là Tổ sư Liễu Quán, người ở làng Bạc Má, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên (tức xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên ngày nay). Tại các tỉnh miền Trung Việt Nam, phái Thiền Liễu Quán chiếm một vị thế quan yếu và sâu đậm trong sinh hoạt của các chốn Thiền môn. Điểm đặc biệt cần nhấn mạnh ở đây chính là bản sắc thuần túy Việt Nam của phái Thiền Liễu Quán đã được người Việt Nam tiếp dụng một cách tích cực. Chính điều này là chứng liệu cụ thể về khả tính khế lý, khế cơ ưu việt của phái Thiền Liễu Quán suốt hai thế kỷ qua.

Sử liệu ghi rằng vào năm 1702 ngài Liễu Quán, lúc đó còn là một Tỳ kheo trẻ tuổi, lặn lội đường xá xa xôi từ Phú Yên ra núi Long Sơn ở Thuận Hóa để tham học với Tổ Minh Hoằng Tử Dung. Ở đây ngài đã được Tổ Minh Hoằng Tử Dung trao cho công án "Vạn pháp quy nhất, nhất quy hà xứ?" (Muôn pháp trở về một, một trở về chỗ nào?). Từ đó ngài vào núi Thiên Thai chuyên tâm tham cứu công án trên suốt 8, 9 năm ròng, nhưng vẫn chưa đạt ngộ. Một hôm nhân đọc Truyền Đăng Lục đến câu "Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ" (Chỉ thẳng đối tượng, lấy tâm truyền tâm, người ngoài không thể liễu đạt được chỗ này), ngài hốt nhiên đại ngộ.

Công án là một pháp môn của Thiền để kiến tánh. Công án đã được ứng dụng phổ biến trong quá trình lịch sử Thiền Trung Hoa. Khi một hành giả đến cầu đạo với một vị Thiền sư, vị thầy tùy theo căn cơ của môn đệ mà trao cho một công án, có tất cả 1700 công án trong Thiền Trung Hoa. Vị môn đệ khi được thầy trao cho công án rồi thì ngày đêm chú tâm vào việc tham cứu công án ấy, bất luận là đang làm việc gì, tâm cũng phải không rời khỏi công án, như bóng với hình. Một công án đúng nghĩa và có hiệu năng tuyệt đối khi nào nó là một bí mật ngàn đời mà người tham cứu không tài nào đoán nổi mặt trái giải đáp của nó. Nếu không như vậy, tác dụng kỳ diệu của công án đối với người tham cứu sẽ không còn. Ví dụ, đối với công án "Vô" của Thiền sư Triệu Châu, nếu người tham cứu biết được mặt thật của nó là gì (khi biết được mặt thật của nó thì là đại ngộ và lúc đó không cần công án nữa) thì người ấy không tài nào có thể vận dụng hết năng lực bình sanh để đẩy nghi tình của mình lên đến chỗ cùng tột. Việc đẩy nghi tình lên đến chỗ cùng tột rất quan trọng và khẩn thiết trong cách tham cứu công án, vì không có nghi tình thì không có nhất tâm, không có nhất tâm thì không có đại ngộ.

Việc trao công án cho một hành giả Thiền là một việc vô cùng trọng đại và việc này chỉ các bậc đạo sư đắc đạo mới có thể làm được. Vì muốn trao công án cho một người tham cứu, vị đạo sư ấy phải biết được căn cơ của môn đệ đến mức nào, có nghĩa là tùy theo căn tánh của mỗi người, tùy theo trạng thái tâm linh hiện tiền trong lúc tiếp xử mà vị đạo sư trao cho công án khác nhau. Chính vì thế, không có quy tắc nào nhất định, không có tiêu chuẩn nào được đặt ra trước phải tuân theo trong việc trao công án cho hành giả Thiền. Đó chính là chỗ diệu dụng bất khả tư nghì của Thiền học mà không một tâm thức vọng động nào, không một cấp bậc thế trí biện thông nào có thể giám định được.

Đối với sinh hoạt Thiền ở nước ta, việc trao truyền và tham cứu công án, nếu có thì chỉ diễn ra một cách âm thầm kín đáo, ít khi được ứng dụng trong cách dạy đạo hằng ngày giữa thầy và trò. Cho nên, tại các chốn Thiền môn Việt Nam không có cái không khí vừa lắng đọng tịch tĩnh, vừa nóng bỏng sôi trào của cách thức tu tập công án. Trường hợp thầy trò của ngài Liễu Quán là một biệt lệ đáng chú ý và nổi bậc trong sinh hoạt Thiền ở xứ ta. Có thể nói rằng Thiền sư Liễu Quán đã làm sống dậy cái không khí tham cứu công án đầy hứng khởi của sinh hoạt Thiền bắt nguồn từ Trung Hoa.

Nhưng khi phá tung được cái công án "Vạn pháp quy nhất, nhất quy hà xứ?" Thiền sư Liễu Quán đã thấy được gì bên trong thế giới bí nhiệm ngàn đời ấy? Không biết! Không ai trong chúng ta có thể đoán được ngài đã thấy gì, mà nếu gắng gượng suy nghiệm theo quan kiến vọng động của phàm phu thì lại càng mơ hồ xa cách với chỗ nghiệm chứng của ngài. Những gì chúng ta có thể biết được chút ít là qua bài kệ từ biệt mà Tổ Liễu Quán đã để lại trước khi ngài viên tịch.

"Thất thập niên dư thế giới trung
Không không sắc sắc diệc dung thông
Kim triêu nguyện mãn hoàn gia lý
Hà tất bôn man vấn tổ tông."

Đã hơn bảy mươi năm hiện hữu trong thế giới
Không không sắc sắc tất cả đều dung thông
Ngày nay hạnh nguyện đã viên mãn nên trở về nhà cũ
Hà tất phải bận lòng hỏi đến gốc gác làm gì.

Ngộ chứng của Thiền chính là khai phát đến tận cùng biên tế sâu nhiệm của trí tuệ Bát Nhã để mở ra diệu dụng không thể nghĩ bàn của trí tuệ rốt ráo này trong việc quán chiếu tất cả các pháp. Qua đó, chiếu kiến được tất cả các pháp đều gỉa hợp, không tự tánh, là Không. Không ngay trong lúc các pháp đang hiện tiền (đương thể tức Không). Không là không có tự tánh chứ không phải là hư vô theo nghĩa đối chiếu với cái Có thuộc vọng chấp đoạn thường của phàm phu. Không phải tiêu diệt cái Có rồi mới được Không. Không ở ngay trong chính cái Có. Cũng chính nhờ các pháp là Không, cho nên, các pháp mới hiện hữu. Hiện hữu trong ý nghĩa này chính là sự hiển lộ sinh động của mối tương quan, tương duyên, tương tức, tương nhập giữa tất cả các pháp, từ tâm đến vật. Chính vì vậy, nói các pháp thật sinh hay thậït diệt đều không đúng. Không nói các pháp sinh hay diệt cũng chẳng nhằm. Hễ còn bám víu vào bất cứ phạm trù nào, ý niệm nào, tư tưởng nào, hình danh nào đều là vọng chấp, là sai lầm, là hý luận.

Tổ Liễu Quán đã sử dụng cách dùng từ trùng lập trong câu "Không không sắc sắc diệc dung thông" chính là một chủ ý để khai thị. "Không không sắc sắc" nói lên ý nghĩa trùng trùng duyên khởi của lý duyên sanh vô tánh và vô tánh duyên sanh. Mật nghiã này là nội dung cốt lỗi của diệu lý "Duyên khởi" của Hoa Nghiêm, diệu lý "Không" của Bát Nhã mà đại biểu là kinh Kim Cang một bộ kinh được phổ biến và trân trọng trong Thiền tông. "Không sắc" trong quan kiến vọng chấp của chúng sanh là hai thái cực lưỡng lập của hai thực thể như sống và chết, ban ngày và ban đêm, có và không. "Không sắc" trong trí tuệ Bát Nhã không là hai thực thể vì chúng chẳng có tự tánh. Khi đức Thế Tôn khai thị về diệu nghĩa của "Không sắc," ngài chỉ sử dụng nó như phương dược để trị lành căn bệnh biến kế chấp, sở tri chướng trong tâm thức chúng sanh. Đối với người chấp có, ngài dạy quán các pháp đều không tự tánh. Đối với người chấp không, ngài dạy quán các pháp do không tự tánh mà duyên hợp hiện hữu. Từ thế xả ly vọng chấp một chiều, ngài dẫn dắt vào con đường Trung đạo để chỉ cho thấy thực tướng của chư pháp là chơn không diệu hữu, ly tứ cú, tuyệt bách phi. Siêu việt lên trên thế lưỡng lập tương đãi của có và không chính là nhập thể vào chân thân của thực tại. Ở đó không có biên tế giữa năng sở, bỉ thử, có không, sinh diệt hay đoạn thường. Ở đó là một trạng thái dung hợp kỳ diệu, là cõi dung thông vô ngại mà Tổ gọi là "Không không sắc sắc diệc dung thông."

Thực tại từ bổn lai vẫn như vậy, không sinh không diệt, không đoạn không thường, không đến không đi, không một không hai. Cái có sinh diệt, có đoạn thường, có đến đi, có một hai chính là tâm thức vọng động của chúng sanh. Còn mang thức tâm vọng động này thì ở bất cứ chỗ nào cũng khởi sinh phiền não khổ lụy. Càng mang tâm vọng động đi tìm thực tại thì càng đi càng lạc lối. Nếu biết dừng lại thì bến bờ chính là đây. Cho nên cái diệu dụng Thiền là ở chỗ biết chận đứng lại sự dong ruỗi của tâm thức vọng động và đập vỡ cái khối tri thức vọng chấp có không thường tình để chọc thủng vào biên tế sau cùng giữa mê mà ngộ. Chỉ một cái chớp mắt, một sát na là đủ để rũ sạch mọi trần cấu và lẫm liệt tận diện "bổn lai diện mục" của mình. Ở đó có gì lạ? Hãy nghe Tổ nói:

"Tảo tri đăng thị hỏa, phạn thục dĩ đa thì."
Sớm biết đèn là lửa, thì cơm đã chín tự lâu rồi.


Vì khi nhìn đèn chúng sanh chỉ thấy cây đèn mà không thấy lửa. Thậm chí còn xách đèn đi tìm lửa khắp nơi. Thật ra chẳng ai biết lửa là gì, chỉ nghe người ta nói lửa là thế này, là thế nọ. Rồi khởi niệm tác tưởng cho rằng lửa là như thế này hay như thế kia. Nhưng đến khi đụng đến lửa thật sự và có vị minh sư chỉ cho biết đèn là lửa thì mới biết rằng mình đã mộng tưởng tự bấy lâu nay. Thì ra đèn là lửa không hai không khác, chẳng có gì lạ khi thấy đèn và cũng chẳng có gì mới khi thấy lửa. Quán trọ cũng là quê nhà. Vậy tại sao còn phải hỏi đi về đâu?

"Kim triêu nguyện mãn hoàn gia lý
Hà tất bôn man vấn tổ tông."


Ngộ chứng của Thiền thì siêu thoát như thế, nhưng không phải vì thế mà buông lung phóng túng đối với lục căn, lục trần. Không phải vì thế mà phủ nhận pháp môn này, chê bai phương thức hành trì nọ. Cũng không phải vì thế mà phá bỏ mọi thể thức tu tập vốn là phương tiện thiện xảo để trưởng dưỡng đạo nghiệp thêm sâu dày. Do vậy, cho nên, trong bài kệ truyền pháp Tổ đã dạy:

"Giới định phước huệ, thể dụng viên thông."

Tu tập cả Giới, Định và Tuệ để thể nhập vào chỗ viên thông vô ngại của thể và dụng.

Đây là chỗ đặc thù của Thiền học của Tổ sư Liễu Quán. Nhiều hành giả Thiền thường quan niệm rằng Thiền vượt ra ngoài tất cả mọi ràng buộc có tính cách quy ước của giới định. Họ quên rằng Lục Tổ Huệ Năng đã thân hành thọ nhận và hành trì giới bổn của một Tỳ Kheo Tăng theo tinh thần Luật tạng của Tiểu thừa. Họ cũng quên rằng từ đức Thế Tôn đến các vị Thiền sư đều không bao giờ lơ là trong việc nghiêm trì cấm giới và thực hành thiền định mỗi ngày để thanh tịnh lục căn và siêu thoát lục trần. Hành giả Thiền lúc nào mà lại không ở trong trạng thái tỉnh tâm an định vượt lên trên sự vướn mắc của tâm và cảnh. Đó không phải là nghiêm cẩn hành trì giới và định thì là gì? Nói rằng đạt đến trạng thái ngộ chứng của Thiền là siêu thoát tự tại, điều này có nghĩa là không bị triền phược bởi bất cứ tâm cảnh nào chứ không có nghĩa là mặc ý buông lung chạy theo trần cảnh. Siêu thoát tự tại cũng chính là thể tính tối hậu của giới và định. Thể dụng của Giới là siêu thoát tự tại, của Định là thanh tịnh tịch lặng, của Tuệ là linh minh chiếu kiến. Chính vì vậy, còn thấy giới luật và thiền định là những quy ước ràng buộc thì thật sự chưa thể nhập vào chỗ viên thông của chúng. Những hạng người này cần phải đi lại từ đầu thực hành nghiêm cẩn những bước tu tập căn bản của giới, định và tuệ.

Thiền tự nó là một pháp môn đoạn trừ hý luận. Cho nên, việc lý giải suông theo tính cách ước lệ của ngôn thuyết và vọng niệm đều không có chỗ đứng trong Thiền. Liễu giải của Thiền không là chức năng của lý trí nhận thức nhị nguyên. Liễu giải của Thiền là diệu dụng của giác ngộ, là sự chiếu kiến tận cùng vào thực thể của con người và vạn hữu. Trong ý nghĩa này, kiến giải của Thiền không thể tách rời sự chứng nghiệm hay công hạnh tu tập. Giải chính là Hạnh. Cho nên Tổ Liễu Quán nói trong bài kệ truyền pháp rằng: "Hạnh Giải tương ưng, đạt ngộ Chơn Không." Hạnh và giải xứng hợp nhau, tương tức nhau, từ đó đạt ngộ đến Chơn Không. Chơn Không cũng chính là Chơn Như, thật tại, Niết bàn, chơn tâm.

Tổ sư Liễu Quán ra đời và trưởng thành trong bối cảnh lịch sử bất an và phân hóa của đất nước ta vào thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh. Cả hai miền Nam Bắc, đều nằm dưới quyền thống ngự của hai chúa Trịnh và Nguyễn. Mặc dầu không xưng Vương và đều nói là phù trợ nhà Hậu Lê, cả hai họ đều nắm hết quyền chính trong tay. Các chúa Trịnh và Nguyễn đều nổ lực phát huy thanh thế, gầy dựng cơ đồ cho riêng mình. Cho nên đã không ngần ngại tranh bá đồ vương với nhau qua nhiều cuộc chinh chiến, khiến cho dân chúng lầm than, sơn hà điêu đứng. Đó chính là cái cớ cho nhà Mãn Thanh đưa quân xâm lược nước ta một lần nữa vào hậu bán thế kỷ thứ 18.

Trong bối cảnh xã hội như vậy, làm sao tránh được chuyện nhân tâm ly tán, đạo đức suy vi, tiền đồ dân tộc đen tối. Trước vận nước điêu linh và tâm thức con người thời đại đảo điên, Tổ sư Liễu Quán đã chọn cho ngài một đạo lộ để vừa tự giải thoát mình, vừa giải thoát quần sanh. Đạo lộ ấy chính là pháp môn Thiền thuần túy Việt Nam có công năng chuyển hóa tận gốc vô minh, phiền não, bất an và tăm tối cho con người và xã hội. Cùng kỳ lý, Ngài thật sự đã chọn đúng phương thuốc để trị căn bệnh trầm kha cho vạn dân. Chẳng phải thế sao? Mầm móng của mọi bất an và khủng hoảng của cá nhân và xã hội không phải từ bên ngoài mà ở ngay trong chính tâm thức đảo điên vì vô minh và phiền não của mỗi người và của xã hội. Vô minh và phiền não ấy không thể dùng bạo lực hay quyền uy thế tục có thể dẹp trừ được, vì bạo lực và uy quyền thế tục lại là sản phẩm của vô minh và phiền não. Chỉ có phương pháp kiến tánh giác ngộ bằng con đường tu tập Thiền quán hay tham cứu công án là có thể soi chiếu và phá tung được vô minh. Một người giác ngộ là một thành trì nhỏ của vô minh bị phá hủy, một nước giác ngộ là thành trì lớn của vô minh bị tiêu diệt. Vô minh bị tiêu diệt đến đâu thì ánh sáng chân lý, niềm tin, an lạc, hạnh phúc, bình đẳng, công chính có mặt ở đó.

Đây chính là lý do tại sao các chúa Nguyễn đã nhiều lần triệu thỉnh Tổ vào cung để đàm đạo nhưng ngài nhất quyết không vào. Không vào không phải vì sợ uy quyền thế tục, vì uy quyền thế tục chỉ là thứ giả tạo mong manh như sương mai, như giấc mộng, mà vì không muốn làm mất thì giờ cho những việc làm hữu ích khác đối với hàng vạn dân lành đang khốn khó, khổ đau. Suốt mấy mươi năm còn lại của đời người, Tổ đã vân du khắp nơi từ Phú Yên ra Thuận Hóa để hoằng hóa độ sanh. Ngài đã kiên trì và tận tụy khơi dậy từng ánh lửa trong tâm thức con người thời đại với niềm tin sắt đá rằng chính những ánh lửa này sẽ góp lại thành mặt trời soi sáng nhân gian.

Niềm tin của Tổ đã hiện thực, vì sau khi Ngài viên tịch, dòng Thiền Liễu Quán của Ngài đã phổ cập khắp nơi, rồi cùng đi theo với bước chân của dòng Thiền ấy là vô số những ánh lửa bùng lên thắp sáng cả một miền Nam đất Việt suốt trên hai thế kỷ nay. Trong đó có biết bao người nhờ ánh sáng này mà tái dựng lại cuộc đời hướng mục tiêu của đời người đến cứu cánh giác ngộ!

LAST_UPDATED2