Tuesday, May 26, 2009

Tôi không thích MHX - Nên hạt sạn chính là MHX chứ chưa chắc là phía người làm phim

"Những ngày hè xanh" bị phản ứng dữ dội

TP - Chỉ mới phát sóng vài tập trên kênh truyền hình HTV7, bộ phim Những ngày hè xanh (đạo diễn Xuân Phước - HTV và Lasta phối hợp sản xuất) bị các chiến sĩ Mùa hè xanh phản đối dữ dội.

Chiến sỹ tình nguyện trong Mùa hè xanh. Ảnh: PV
Sự phản đối lan rộng khi sinh viên và cựu sinh viên của nhiều trường đại học cùng tham gia.

Sạn vô vàn trong phim

Học đòi làm mùa hè xanh là nhận xét về bộ phim trên blog của Wild Pig, cựu chiến sĩ mùa hè xanh của trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐHQG TPHCM).

Từng tham gia chiến dịch mùa hè xanh bốn năm liên tiếp khi là sinh viên, lại tham gia các công tác tình nguyện của trường cho đến bây giờ, Đan Châu (chủ nhân blog) sốc khi xem những hình ảnh trên phim.

Mới xem tập một, Châu viết trên blog: “Xem xong tập phim, mình và những người bạn từng đi mùa hè xanh đều cảm thấy ức và nghèn nghẹn trong cổ họng. Mở tivi, mình sốc vì câu Thì đi, một tháng đỡ tốn cơm tốn gạo cha mẹ. Không phải đi làm thêm lại được điểm thành tích".

Những hạt sạn như Châu nhặt ra kể trên được các chiến sĩ mùa hè xanh nhận xét là “vô vàn trong phim”.

Trong phim, nhận thức, lối sống của chiến sĩ quá tệ (đánh nhau, chửi nhau), không phản ánh đúng văn hóa người Nam Bộ, quá xa với hình ảnh các chiến sĩ mùa hè xanh Trường Đại học Bách khoa...

Sai sót nghiêm trọng được các chiến sĩ mùa hè xanh chỉ ra là sử dụng logo trong phim. Dương Trọng Phúc - Cựu chiến sĩ mùa hè xanh ba mùa liên tiếp của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM - phân tích: “Logo Hội Sinh viên Việt Nam - biểu tượng chính thức từ năm 1998 đến nay, là cách điệu từ chim bồ câu màu trắng. Khi vào phim, bồ câu thành màu xanh”.

Anh Giang Ngọc Phương - Phó Chủ tịch Hội Sinh viên TPHCM - cũng bức xúc: “Chỉ mới xem tập một, tôi đã chia tay luôn bộ phim. Những sai sót về logo, về bản chất tình nguyện của phim khiến tôi không thể chịu đựng”.

Sự phản đối bộ phim đang lan rộng trên mạng. Các chiến sĩ mùa hè xanh của Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Bách khoa (ĐHQG TPHCM), Đại học Luật TPHCM... đều lên tiếng.

Chúng tôi bị xúc phạm

Diễn đàn của sinh viên ĐHQG TPHCM đưa một bài viết của Nguyễn Thanh Nga - Cựu chiến sĩ mùa hè xanh trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐHQG TPHCM), đang học cao học tại Úc.

Nga viết: “Tập trung khai thác khá nhiều lý do tham gia chiến dịch mùa hè xanh, tác giả và đạo diễn gần như cường điệu hóa quá mức những lý do đến với chiến dịch. Trường hợp nào cũng là một sự thái quá không thể chấp nhận được.

Đặc biệt, gây phản cảm nhất là cảnh hai vị phụ huynh ép cô con gái mít ướt tên Giang lên xe, rồi quay về an ủi nhau rằng, mình đã lót tay cho chỉ huy. Một chiến dịch tình nguyện có truyền thống nhiều năm, làm nức lòng thanh niên cả nước suốt bao nhiêu năm qua, được đặc tả thế này đây sao?

Cái môi trường tưởng như trong sáng nhất, vô tư nhất, thánh thiện nhất, máu lửa nhất với nhiều khát khao tuổi trẻ nhất, được mô tả theo cái cách mà những cựu binh như chúng tôi cho là thô thiển”.

Trước những phản đối ngày càng lớn và quyết liệt, Trần Nam - Chủ tịch Hội Sinh viên, Phó Bí thư Đoàn trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – cho biết, đã thu thập tất cả các ý kiến phản đối của các bạn, những hạt sạn được các chiến sĩ xem là bôi nhọ hình ảnh, để trình Thành Đoàn TPHCM xem xét.

Sử dụng logo sai, ai chịu trách nhiệm?

Là người tham gia nhiều năm trong các phong trào, tôi lại càng thấy sự thiếu đầu tư và thiếu nghiêm túc của ê kíp làm phim.

Trong bốn tập phim, tôi chỉ thấy vỏn vẹn một chiếc áo của một chiến sĩ ngồi rửa chén ở đội 8 là hoàn toàn đúng. Còn lại, tất cả áo khác sai huy hiệu.

Sinh viên ai cũng biết, chim bồ câu trên huy hiệu Hội Sinh viên Việt Nam mang màu trắng và nền ngoài xanh dương; trên phim là ngược lại.

Trên banner ghi Hội sinh viên - Chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh mà chỉ thấy huy hiệu Đoàn và mùa hè xanh, không thấy Hội Sinh viên. Ai sẽ chịu trách nhiệm về sử dụng sai logo?

Dương Trọng Phúc - Cán bộ Trung tâm Hỗ trợ SV TPHCM

Đăng Khoa

Và cái này nữa
Nên sửa những sơ suất trong 'Những ngày hè xanh'

TP - Sau bài “Phim Những ngày hè xanh: Phản ứng dữ dội”, Tiền Phong nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi. Báo trích đăng ý kiến của anh Bùi Tá Hoàng Vũ - Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TPHCM - xung quanh vấn đề này.

Đồng thời cũng xin trích đăng ý kiến của anh Lê Quốc Phong - Chủ tịch Hội Sinh viên TPHCM - được đưa lên blog cá nhân ngày 24/5.

Anh Bùi Tá Hoàng Vũ

Sinh viên ĐH KHXH&NV TPHCM tham gia chiến dịch Mùa hè xanh. Ảnh: Đăng Khoa

Qua năm tập phim đã phát sóng, chúng tôi không đồng tình với cách thể hiện của nhà sản xuất.

Trong những tập phim này, có nhiều chi tiết được thể hiện không đúng với tinh thần của MHX.

Hôm nay, chúng tôi có buổi làm việc với nhà sản xuất và đề nghị có những thay đổi tốt hơn trong những tập phim về sau.

Về những biểu trưng không đúng trong phim, tôi cho rằng dù hư cấu cỡ nào thì những biểu trưng phải đúng.

Anh Lê Quốc Phong

Tôi thật sự thất vọng, thật sự giận khi xem những tập phim đầu tiên. Cái háo hức để tìm lại những kỷ niệm của những ngày đầu hào hứng tham gia chiến dịch MHX của tôi bị giội ngay gáo nước lạnh vào mặt khi nhìn cảnh đoàn làm phim tái hiện lễ ra quân MHX.

Đâu rồi cái màu xanh thân thương, đâu rồi cánh chim câu trắng trên huy hiệu Hội Sinh viên Việt Nam, đâu rồi cái khí thế hừng hực của hàng ngàn sinh viên thành phố trước giờ vào chiến dịch, đâu rồi những nét tươi vui, đầy nhựa sống của chiến sĩ, đâu rồi sự nghiêm túc, ý thức kỷ luật cao của những con người được chọn lọc kỹ càng để bước vào 30 ngày cống hiến, trải nghiệm, đâu rồi những rừng cánh tay mạnh mẽ hòa nhịp điệu của những bài hát phong trào, những cánh tay lưu luyến chào nhau để cùng quyết tâm đến những miền xa…

Ngày 25/5, Thành Đoàn TPHCM, HTV, nhà sản xuất phim Lasta đã có buổi họp đột xuất về những vấn đề xoay quanh bộ phim “Những ngày hè xanh” mà báo Tiền Phong phản ánh. Theo đó, ngoài việc bảo vệ ý kiến riêng của mình, Lasta đã thừa nhận một số sai sót đáng tiếc trong phim.

Tối 25/5, các bên sẽ ngồi lại xem tập 6 của bộ phim thống nhất sửa một số lỗi trong phim từ đây về sau. Đây được xem là một thái độ cầu thị của nhà sản xuất.
Nếu MHX như mô tả trên phim, chắc chẳng sống nổi đến tuổi lên ba, chứ đừng nói đến đã sang tuổi trăng tròn; nếu MHX như thế chắc chỉ có vài chục bạn tham gia chứ chẳng có đến hàng chục ngàn sinh viên thành phố, chẳng phải mất sức để các trường tuyển chọn kỹ càng, phải hao tâm tổn trí khảo sát địa bàn, xây dựng nội dung chi tiết 30 ngày trong chiến dịch hay thậm chí chỉ có ba ngày của một đội hình chuyên; nếu MHX như thế chắc chỉ loanh quanh ở một địa bàn nào đó chứ chẳng thể lan tỏa đến 13 tỉnh, thành, sang cả Lào.

Chỉ có một nguyên nhân: đó là sự hời hợt, là sự hư cấu bất chấp thực tế.

Ngay khi chiếc áo thanh niên Việt Nam xuất hiện với lo go Hội bên tay trái tôi đã không có cảm tình với bộ phim, tôi đã đánh giá sự cẩu thả của những người làm phim về một phong trào lớn của sinh viên, thanh niên TP.

Nếu các nhà làm phim chỉ chọn một địa bàn chung chung, một trường nào đó không rõ địa danh, có thể tôi còn thông cảm. Nhưng đã chọn TPHCM, đã chọn ĐH Bách khoa thì không có gì tha thứ được.

Trong văn học, nghệ thuật, tác giả có quyền hư cấu, nhưng sự hư cấu đó phải được thể hiện trên một nền thực tiễn cơ bản nào đó, nhất là khi anh đang viết về những vấn đề của đời sống hiện nay.

Vốn hiểu biết của tác giả về chiến dịch nông cạn quá, vốn hiểu biết của tác giả về tổ chức Đoàn- Hội mỏng quá, băng rôn lễ ra quân to thế kia, ghi rõ Hội Sinh viên, thế nhưng vẫn để huy hiệu Đoàn…

Sự trân trọng, ý muốn tốt của các tác giả không được đầu tư một cách nghiêm túc, thiếu thực tiễn, sai sự thật đã dẫn đến một hậu quả xấu, đã cho ra đời một sản phẩm khó tạo được sự đồng thuận của người xem...

Đăng Khoa

Và đoạn cuối nhưng còn tiếp

TƯ Đoàn đề nghị tạm dừng phát 'Những ngày hè xanh'

TP - Trước sự phản ứng khá gay gắt về một số chi tiết của phim "Những ngày hè xanh", ngày 26/5, Bí thư T.Ư Đoàn Phan Văn Mãi cho biết, T.Ư Đoàn đã đề nghị tạm dừng phát sóng bộ phim.

Tiền Phong đã trao đổi với ông Trần Minh Tiến - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Cty Cổ phần Lasta- đơn vị thực hiện bộ phim này.

Ông Tiến nói: “Chúng tôi xây dựng bộ phim với mong muốn tuyên truyền Mùa hè xanh (MHX) là môi trường tốt giáo dục thanh niên. Đó là lò luyện, cho dù thanh niên cá biệt đến đâu cũng sẽ tốt lên."

"Làm phim phải có thắt nút, mở nút nên đã đưa cả những trường hợp không phải là phổ biến để xây dựng cho cả câu chuyện. Tác giả kịch bản bộ phim này cũng từng tham gia MHX”.

Về chi tiết lót tay cho đội trưởng, ông Tiến nói: Trong phim, ông bố nói với vợ đã gửi gắm rồi.

Ông Tiến cũng thừa nhận một số chi tiết như say rượu, trốn về… đều có nhưng không phổ biến. Rồi việc sử dụng bối cảnh của ĐH Bách khoa nhưng vẫn giữ nguyên tên ĐH Bách khoa trong phim, ông Tiến cho biết. Sẽ làm công văn trình bày với ĐH Bách khoa.

Ông Tiến trần tình: “Nếu những hư cấu của chúng tôi khiến các chiến sĩ MHX thấy bức xúc, phiền lòng thì đó là ngoài ý muốn của chúng tôi. Chúng tôi không hề có ý làm họ phải bức xúc, buồn cả. Chúng tôi rất lấy làm tiếc”.

Từ tối 25/5, nhà sản xuất, HTV và Thành Đoàn đã ngồi lại với nhau xem xét các chi tiết của bộ phim.

Đăng Khoa
(Thực hiện)

Tình yêu - có thể - không thể - có thể. Đồng quan điểm với ngừơi viết

Tình yêu có thể biến những điều không thể thành có thể
Tình yêu có thể biến những điều không thể thành có thể magnify
Cô vì được lĩnh phần thưởng học sinh giỏi nhất trường, nên được đứng lên bục nhận thưởng
Nên cả trường biết mặt
Anh trở thành kẻ ngưỡng mộ
Năm đó anh mười bốn tuổi.
Một hôm tan học, anh phát hiện cô không những chỉ ngồi cùng chuyến xe bus, lại còn xuống cùng một bến, nhà cô chỉ cách nhà anh một con ngõ nhỏ.
Anh nhờ tấm thiệp Giáng Sinh để viết thư cho cô: "Hy vọng mình trở thành bạn bè".

Kết quả được hồi âm là... bị giám thị cầm lên đọc trước toàn trường và những tiếng cười rúc rích chế nhạo
Lá thư này làm cả trường đểu biết "cóc nhái đòi ăn thịt thiên nga"
Một đứa ở lớp cá biệt đòi lọt mắt xanh nữ sinh gương mẫu của trường?

Anh tiếp tục viết thư, viết rồi phong lại.
Đến mùa Giáng Sinh năm lớp 9 thì mang tất cả bỏ vào hòm thư nhà cô
Cô không trả lời, giám thị cũng chả nhắc nhở.

Kỳ thi vào cấp 3 có kết quả, cô thi đỗ vào trường Nữ sinh số Một Đài Bắc danh tiếng ngay sát phủ tổng thống,
Trường anh cách đó chẳng xa, anh học trường bổ túc Khoa học tự nhiên
Vẫn thường cùng cô tuyến xe bus, nhưng chưa hề bắt chuyện.
Anh chỉ có thể lén nhìn màu áo đồng phục xanh lục kia, âm thầm cầu chúc cho cô, và tự động viên chính mình.
Anh vẫn viết thư, vẫn gửi cả tập vào mỗi mùa hoa Thánh Đản Hồng (hoa Trạng nguyên ) nở tháng Mười Hai
Cô vẫn không ngó ngàng.
Đại học, cô vào Đại học Sư phạm Đài Loan, anh xuống miền Nam học trường Trung cấp
Để được nhìn thấy cô thường xuyên, anh ở miền Nam khổ học một năm trời
cuối cùng thi đỗ kỳ chuyển trường, vào khoa Giáo dục Công nghiệp của Đại học Sư phạm Đài Loan, lại trở thành bạn học của cô.

Còn nhớ, ngày nhìn thấy tên mình trên bảng trúng tuyển, anh lẩm nhẩm tên cô
phóng xe như bay đến con ngõ nhỏ để lần đầu tiên bấm chuông cửa nhà cô,
trong tiếng chuông cửa, đầu óc anh chỉ có hình ảnh cô
khao khát nói với cô một câu nói một đời người, nhưng cô không để ý
Cô đã có bạn trai, nhưng anh vẫn viết một câu cho cô:
"Em chọn người khác đó là quyết định của em, tôi chọn em đó là quyết định của tôi,
Em có thể sẽ thay đổi quyết định của em, nhưng tôi sẽ không bao giờ!"
Cô rốt cuộc vẫn không ngó ngàng gì tới anh, với sự si tình có vẻ khủng bố tinh thần kia
Mùa Giáng Sinh năm đó, anh nhập ngũ, cô cưới chồng.

Không lâu sau, cô sang Mỹ, anh cũng được tin cô đã sinh con gái.
Nhưng anh không tuyệt vọng, từ nhỏ chưa bao giờ anh nghĩ sẽ đi Mỹ,
vẫn nghĩ, đi Mỹ là chuyện không tưởng, như kiệu vàng bao giờ đến thân kẻ phàm trần,
Anh cứ tưởng mỗi học kỳ học cho thật chắc đã là quá tốt rồi,
nhưng cô đã gọi lên giấc mơ nước Mỹ, và anh đến Mỹ du học,
mới hiểu ra những mùa Giáng Sinh trên tuyết trắng thật đẹp
và kiên trì tin sự lựa chọn của tuổi mười bốn.

Ba mươi mốt tuổi, anh tốt nghiệp về Đài Loan, dạy một trường đại học, vẫn chỉ yêu một người
Anh vẫn còn viết thư, mỗi lần Giáng Sinh lá thư lại đặc biệt dài,
Chỉ có điều anh không gửi đi, anh định chờ khi tròn hai mươi năm quen nhau rồi tính.
Anh muốn đơn sơ mang mối tình đơn sơ vào tuổi trung niên.

Mùa Giáng sinh năm ba mươi ba tuổi, cô đến tìm anh.

Đã mười chín năm rồi! Cuối cùng thư đã có hồi âm.

Cô đã mất nhiều thứ, cô mang con gái quay về, không việc làm,
Nghĩ anh là giảng viên đại học, quan hệ rộng, nhiều bạn tốt
Anh, tất nhiên, giúp cô quay lại giảng đường.

Anh cần cô, anh dùng cái tình đơn sơ của năm mười bốn tuổi
Nhưng cô vẫn từ chối, vì giờ thì cô không còn xứng đáng với anh nữa.

Cô không còn là cô học trò giỏi giang ngày xưa ấy nữa.
Giờ chỉ còn một thiếu phụ cay đắng sau cuộc hôn nhân thất bại!

Anh mang hai hòm thư đến nhà cô để cầu hôn
Anh cảm ơn cô đã cho anh tất cả:

Không có cô, anh có lẽ chỉ học hết cấp ba bổ túc mà thôi;
Không có cô, sẽ không có cử nhân, không thạc sĩ, không tiến sĩ;
Không có cô, ai dắt anh qua những tháng ngày đằng đẵng
Không có cô, anh sẽ đi về hướng nào của đời sống?
Không có cô, chữ anh sẽ không được luyện đến ngay ngắn thế, văn chương của anh sẽ không mượt mà thế
Không có cô, một người học khoa học tự nhiên không thể yêu văn chương thi ca như anh

"Văn chương thi ca đã ở bên tôi, tôi trở thành tôi ngày hôm nay!"
"Em hãy để cho anh cả đời chỉ yêu một người!"
"Em chưa nợ anh gì, yêu em là điều tốt đẹp nhất đời anh"
Mùa Giáng sinh năm ba mươi tư tuổi
Anh và cô bước vào thảm đỏ hôn lễ
Anh nhất định đòi con gái cô làm Tiên Đồng cho đám cưới
Câu chuyện này chưa kết thúc, họ đã sống bên nhau hơn mười mùa Giáng sinh hạnh phúc
trong khu tập thể nhà trường, những Thánh Đản Hồng nhà họ nở thắm đỏ hơn cả
nở sớm nhất, và lâu tàn nhất
tôi biết, vì tôi từng học giáo sư Bành Hoài Chân, khoa Giáo dục Công nghiệp Đại học Sư phạm Đài Loan.

Sunday, May 24, 2009

Nhật ký dự thi cao học - Đúng hay sai hả Bác Nhân?


Nhật ký dự thi cao học

TP- Được sự động viên của gia đình và cơ quan, tôi háo hức ra Hà Nội ôn thi cao học khóa 19. Sau khi ổn định chỗ ở tại ký túc xá, tôi mang các tài liệu ôn thi thu thập được từ trước ra nghiên cứu.

Ảnh minh họa
Tuy nhiên, mấy anh bạn cùng phòng cười mỉa mai, hỏi tôi học làm gì, rồi lôi tôi đi ăn nhậu. Khi về đến phòng, tôi say mèm và lăn ra ngủ.

Những ngày tiếp theo cũng thế, giờ lên lớp ôn thi các môn nghiệp vụ, chính trị, đặc biệt là ngoại ngữ, nhìn thấy mọi người ngồi trong lớp mà tâm trí để đâu đâu, hoặc chúi mũi vào mấy tờ báo, hoặc nhắn tin điện thoại, làm tôi không còn hứng thú gì học tập.

Quân số lớp ôn thi cứ giảm dần, nhiều anh chị nói đến lớp ôn thi cho có không khí và để nghe ngóng thông tin, chứ học làm gì.

Sau khi nghỉ tết Nguyên Đán, hết gia đình lại đến cơ quan có việc bận, một phần thấy có đến trường ôn thi cũng không học được gì nên tôi ở nhà và tiếp tục đi làm bình thường. Tất nhiên, tôi vẫn thường xuyên liên lạc với các anh em cùng lớp ôn thi để nắm tình hình.

Còn một việc quan trọng nhất, tôi chưa kịp kể. Đó là liên hệ tìm cửa chạy. Xã hội bây giờ là vậy, làm gì cũng phải chạy.

Thật may mắn, qua người quen giới thiệu, tôi tiếp cận được với một đồng chí lãnh đạo khoa. Tôi được đồng chí tiếp đón vui vẻ, hướng dẫn chi tiết cách làm mẫu bài sao cho dễ tìm.

Không biết mọi người có biết không, nhưng có lẽ tôi phải giải thích mẫu bài là cách đánh dấu bài bằng ký hiệu sao cho giáo viên chấm có thể tìm được bài trong cả trăm bài thi (bài thi khi chấm đã rọc phách phần ghi họ tên).

Tất nhiên, cái giá của sự vui vẻ nhiệt tình đó không rẻ. Trọn gói hai ngàn đô. Biết là đắt nhưng được cái yên tâm và không phải đi lại nhiều. Từ quê tôi ra Hà Nội cả trăm cây số, nên cái giá đó tôi thấy có thể chấp nhận được.

Buổi chiều trước hôm thi, tôi và hai anh bạn thân cùng phòng cắt tài liệu trả lời câu hỏi in chữ nhỏ, dán và gấp lại theo kiểu ruột mèo. Tài liệu này có nguồn gốc từ trường.

Chúng tôi thấy yên tâm vì câu hỏi của trường, đáp án trả lời cũng của trường. Nhiệm vụ của chúng tôi chỉ là chép cho đủ là được.

Hai môn nghiệp vụ và triết học, chúng tôi in mỗi môn hai bộ vì còn đề phòng bị thu mất tài liệu. Còn môn ngoại ngữ thì không cần tài liệu.

Buổi tối, tôi qua nhà đồng chí lãnh đạo khoa nhận lời giúp hôm trước. Kèm theo gói quà “quê mang ra” là chai rượu ngoại tôi mua hơn 700 ngàn.

Tôi trình bày về quê bận nhiều việc nên chưa ôn thi được gì, sợ không làm được bài. Thầy nói không sao, và dặn dò tôi chi tiết cách làm bài, cách làm mẫu bài.

Theo lời thầy hướng dẫn, các môn nghiệp vụ và triết phải viết đủ cả ba câu, viết dài dài và sạch đẹp vào; nếu thiếu một câu thì không thể cho điểm cao. Còn môn ngoại ngữ thì chép được càng nhiều càng tốt. Nếu vẫn không làm được, không quay cóp được thì cứ chép đoạn trên xuống đoạn dưới.

Tôi thắc mắc hỏi lại đoạn trên là đoạn nào thì thầy nói cứ chép câu hỏi vào câu trả lời cho kín bài là được. Tuyệt đối không được để giấy trắng. Tôi đem chuyện này hỏi lại mấy anh bạn thì được biết các anh đã biết điều đó rồi.

Buổi đầu tiên, chúng tôi thi triết học. Phòng thi hơn hai chục người, hai giám thị đều là giáo viên nhà trường, ngoài ra còn có giám thị bên ngoài hành lang, các đoàn kiểm tra, thanh tra của trường, của Bộ. Tôi thật sự bất ngờ, không thể nhận ra hai thầy giáo giám thị quen thuộc.

Trước đây, khi học đại học, chính các thầy này coi thi học phần của chúng tôi và nổi tiếng là mặt sắt, coi thi gắt gao và phạt thẳng tay các trường hợp quay cóp bài.

Nhưng hôm nay, tôi thấy hai thầy rất vui vẻ, dặn dò chúng tôi khi nào các thầy nhắc có đoàn thanh tra của ngành hoặc Bộ thì phải tuyệt đối nghiêm túc, cất hết tài liệu đi.

Trong quá trình thi, một thầy ngồi trong phòng thi, một thầy ngồi ngay cửa ra vào. Tính chất là coi thi nhưng thực chất là canh các đoàn thanh tra cho chúng tôi.

Sau khi đọc đề bài, tôi lấy tập tài liệu chuẩn bị sẵn ra, tìm các tờ trả lời câu hỏi trong bài thi để riêng, còn lại cất kỹ trong người. Tôi lấy từng câu ra ngồi chép. Thấy cứ úp úp mở mở, chép chậm nên tôi để luôn lên bàn. Thầy giám thị đi qua chỉ nhắc tôi che kín vào, không thanh tra đi ngoài hàng lang nhìn thấy.

Đoàn thanh tra của ngành hoặc Bộ đến. Nhìn thấy từ xa, thầy giám thị ngồi ngoài cửa đã nhắc chúng tôi sắp có thanh tra, yêu cầu tạm thời cất hết tài liệu đi.

Đang chép quen tay nhưng tôi cũng phải cất hết tài liệu vào túi, ngồi cắm cúi viết nhưng thực ra chẳng viết gì (theo hướng dẫn thì phải giả vờ cắm cúi viết để thanh tra không nghi ngờ).

Buổi thi kết thúc, tôi thở phào. Tôi chép được gần 10 trang, đủ cả ba câu. Tôi tự tin đi ăn cơm chờ môn thi tiếp.

Buổi chiều, chúng tôi thi ngoại ngữ. Đọc đề xong, tôi thấy hoa hết cả mắt. Đã mấy năm nay không động đến ngoại ngữ, nay thi trình độ B thì ngoài khả năng của tôi.

Hơn một giờ đầu, tôi ngồi nghĩ mãi, cũng đoán mò được mấy câu, nhưng không biết có đúng hay không nên không dám chép vào, chỉ ghi ra giấy nháp.

Nhìn xung quanh, cũng thấy mọi người vẫn để giấy trắng. Tôi nghĩ, hóa ra không phải mình tôi dốt ngoại ngữ. Nhìn cả phòng, tôi chắc chỉ hai hoặc ba người làm được bài.

Từ những người này, đáp án một số câu được truyền trong phòng và đến tôi. Tôi tranh thủ chép vào bài thi rồi lại truyền tiếp cho người bên cạnh. Tuy nhiên, cố gắng lắm cũng chỉ được hơn chục câu. Trong khi cả bài thi 75 câu thì phần tôi làm được, nếu đúng hết, cũng chưa được 2 điểm.

Chỉ còn 30 phút là hết giờ, những người xung quanh tôi đều ngao ngán vì không làm được bài, và vì trong phòng không ai làm được để chép.

Chỉ còn 15 phút nữa là hết giờ. Tôi nhìn xung quanh, thấy mọi người chăm chú viết vào bài thi. Tôi hiểu là họ cũng được hướng dẫn nên chép lung tung vào bài, chứ nếu thực sự làm được, họ đã viết từ đầu, sao lại chờ đến cuối giờ mới viết như vậy. Tôi vội chăm chú chép vào bài thi.

Những câu điền từ thì đơn giản, tôi lấy đại một từ nào đó trong trang điền vào. Tôi có hiểu nghĩa đâu mà lựa chọn. Còn những câu trả lời câu hỏi thì cứ cắt nguyên một câu trong đoạn văn ở phần trên để vào, những câu sắp xếp các từ thành câu hoàn chỉnh thì khỏi sắp xếp, cứ viết lần lượt các từ đó thành câu.

Tôi không hiểu giáo viên sẽ chấm và cho điểm như thế nào, nhưng thầy đã dặn thì tôi cứ thế mà làm, không được thắc mắc nhiều.

Sáng hôm sau, chúng tôi thi nghiệp vụ. Mọi việc cũng diễn ra hoàn hảo như hôm thi triết. Tôi nghĩ thi thế này thì cháu mình học lớp 9 ở quê, biết đọc biết viết, cũng đi thi cao học của ngành tôi được.

Sau khi thi xong, tôi và mấy anh bạn ở cùng phòng đi nhậu tưng bừng một buổi, rồi chia tay hẹn ngày nhập trường. Tôi thấy ai ra về cũng rất tự tin vào kết quả thi.

Trước khi về, tôi vào chào thầy giáo giúp tôi, nhờ thầy theo dõi kết quả thi và báo ngay cho tôi.

Phải đến hai tháng sau, nhà trường mới tổ chức chấm thi. Lý do đưa ra là giải quyết kiện cáo, thanh tra về một số thành phần dự thi không đủ tiêu chuẩn, về việc chi tiêu tiền quỹ lớp (quỹ lớp của chúng tôi đến gần nửa tỷ đồng).

Tôi không quan tâm vì đó là việc của trường, mà chỉ quan tâm đến kết quả thi của tôi thôi.

Thầy giáo cho biết, kết quả thi của tôi rất tốt, môn ngoại ngữ được 5 điểm, vừa đủ. Hai môn kia được 15,5 điểm.

Theo thầy thì, với kết quả đó, có thể yên tâm thu xếp công việc, chuẩn bị nhập học rồi (đến lúc này trường vẫn chưa công bố kết quả, đây là thông báo riêng).

Kết quả thi được như ý, nhưng sao tôi không cảm thấy hưng phấn, vui mừng như ngày thi đại học. Một nỗi thất vọng, hẫng hụt bao trùm, có lẽ thi trượt sẽ đỡ làm tôi khó chịu hơn.

Tôi không hiểu khi vào học sẽ như thế nào. Thi thế này sẽ đỗ, đỗ vào học sẽ chắc chắn tốt nghiệp. Chẳng lẽ sẽ có cả trăm thạc sĩ như thế này sao? Và rồi có bao nhiêu thạc sĩ này sẽ tiếp tục là tiến sĩ?

Đến đây, có thể bạn hỏi tôi viết ra như vậy để làm gì và, nếu đã thấy như vậy, còn đi học làm gì.

Tôi có thể nói ngắn gọn như thế này: Tôi viết ra để tất cả chúng ta cùng tự nhìn lại mình. Và tôi vẫn đi học bởi đơn giản “nhập gia thì phải tùy tục”.

tranhoanglam88@yahoo.com.vn

Wednesday, May 13, 2009

Bài khá hay - nhưng quá giản dị trong văn từ

Đặt tên cuộc sống

Friday, 1. June 2007, 09:43:50

Cuộc Sống

Hồi nhỏ thường hỏi mẹ... tại sao "con cá" lại tên là "con cá" mà không kêu là "con chim"... tại sao "cà rem" lại kêu là "cà rem" mà không kêu là "cái nồi"... ti tỉ những thứ khác...

Lớn hơn một chút lại hỏi tại sao người ta lại gọi bọn con là "nhi đồng" mà không phải là "nhi sắt"... tại sao lại là "hun nhau" mà không phải là "nếm môi”.

Rồi đến ngay tận bây giờ... lúc viết cái entry này... thì vẫn nghĩ... tại sao "con chuột" không gọi là "con giun" hay "nỗi nhớ" không gọi là "heo hút" .

Để trả lời những câu hỏi đó thì mẹ vẫn nói: tại tên nó là vậy thì người ta gọi là vậy.

Thế mình muốn nghĩ khác thì sao...

Con muốn đặt tên mặt trời là [mặt đất] đấy

Con muốn đặt tên mặt đất là [cái nôi]

Con muốn đặt tên mẹ là [mầm sống]

Con muốn đặt tên tình yêu là [mắt xích]

Con muốn đặt tên nỗi đau là [phù phiếm]

Con thật lòng muốn phá ra khỏi cái khuôn phép đấy mẹ à... như hôm nay... con đã nhìn lên "mặt đất” đón nắng... nhìn xuống "cái nôi" để thấy bóng mình... "Mầm sống" có biết là con khao khát "mắt xích" như thế nào để rồi cuộc sống con chỉ còn là "phù phiếm".

Một điều nữa... "mầm sống" của con à... nếu được đặt lại tên mình... con muốn mình tên là "Ngày Mai" vì ngày mai của con sẽ mang lại hy vọng... mang lại ước mơ... mang lại tình yêu và hạnh phúc cho con.

Con đã và đang cảm nhận cuộc sống theo cách của riêng mình... nếu có ai hỏi con điều con tự hào nhất về bản thân mình... thì đó chính là... con đã dám đặt tên cuộc sống theo cách mà con muốn.

Sống và tồn tại...

Nhìn xa thì cuộc đời là hài kịch, nhìn gần thì cuộc đời là bi kịch...

Có bao giờ bạn đặt câu hỏi: Bạn đang sống hay đang tồn tại? Còn mình, câu hỏi đó đã ám ảnh mình từ khi mình nhận thức được mình là một thực thể trong cuộc sống này...

Nhiều khi thấy mình đang sống. Đó là khi mình nhìn những đứa trẻ nhiễm HIV nô đùa vô tư trong làng SOS Gò Vấp, nhìn những giọt nước mắt nóng hổi của những người dân vừa nhận những phần quà nhỏ nhoi từ những sinh viên tình nguyện. Mình sống, là khi báo với má “Con đậu đại học rồi”, là khi đem bằng đại học về báo cáo đã thành công. Tôi sống, là khi tôi có cảm xúc khi nghe một bài hát hay, khi có những thành công nho nhỏ trong công việc, với cái gật đầu hài lòng của sếp...

Nhiều khi cũng thấy mình đang tồn tại. Khi chạy xe ngoài đường, tôi không biết sao mình lại chạy con đường này, mình đang đi đâu, về đâu? Công việc này sẽ dẫn ta về đâu? Phương hướng là gì? Khi mình bước ra khỏi phòng phỏng vấn, ước gì được quay lại trả lời câu hỏi khi nãy. Tôi tồn tại, khi tôi không lo lắng được gì cho gia đình, mà chỉ biết lo cho mình như một điều hiển nhiên. Tôi không biết 10 năm nữa, 20 năm nữa mình đang là ai? Mình đang làm gì và mình như thế nào? Hay mình đã chết, hay sống vật vờ như con thiêu thân? Khi tôi làm những điều khờ khạo với những con người lạ lẫm, khi tôi yêu một ánh mắt điên dại không dành cho mình, không bao giờ...

Có những người rất thông minh sống trong thế giới này vì họ luôn biết cách làm chủ thế giới. Bản thân tôi luôn muốn làm được điều đó, để hiểu ý nghĩa thật sự của cuộc sống, vì mỗi ngày qua là một sự cố gắng như một món quà mà không có lại được. Những ngày đã sống đang dài ra chính là tuổi đời đang ngắn lại. Sống lâu đã gọi là sống chưa? Hay chỉ là đã tồn tại trong thời gian dài, ngủ im trong khi thế giới ngoài kia đang thức?

Con người ít ai tự nhận mình đang tồn tại. Tôi có những người bạn, không có nghề nghiệp, không có tiền, không có học vấn, không có gia đình... Mỗi người có một thứ, hai thứ, ba thứ... trong số đó. Và chỉ trông chờ vào những đồng tiền của ba má, của những người quan tâm, trông chờ vào một vận may để thay đổi cuộc đời. Nhiều khi tôi tự hỏi tại sao. Nhưng nhìn thấy họ vui, thì chấp nhận vậy như một điều hiển nhiên. Tại sao lại quá bận tâm trong khi mình đã ra gì đâu? Họ vẫn vui vẻ đấy thôi. Đi với nhau, vui là được rồi. Khuyên bảo nhau nhiều làm gì, đó cũng chẳng phải là sở thích của mình. Họ bảo họ đang sống, và sống một cách vui vẻ. Vậy đấy...

Bản thân con người không ai hoàn hảo. Vấn đề cốt lõi là biết mình là ai và đứng đâu trong thế giới rộng lớn này. Mình lại là một con người đa mang, nên không khi nào ngừng suy nghĩ xem mình đang là ai và sẽ trôi về đâu? Sống và tồn tại, mình đang đứng ở khoảnh khắc nào? Tại sao chúng ta lại phải sống thế này ngày qua ngày? Tại sao chúng ta không có cách giải thoát tốt nhất? Hay bản thân mỗi con người trong thế giới này đều tồn tại mà không biết mình đang tồn tại?

Bản thân tôi, mỗi ngày qua luôn canh cánh câu hỏi: Mình đang sống hay tồn tại? Để chi? Để nhắc nhở mình không được vô cảm, không được làm những việc vô nghĩa và luôn luôn biết yêu thương...

Còn bạn, thấy mình đã sống chưa? Hay chỉ đang tồn tại ngày qua ngày?...

Create by Lê Văn Dũng Lớp TK4-1

Bài khá hay - nhưng quá giản dị trong văn từ

Đặt tên cuộc sống

Friday, 1. June 2007, 09:43:50

Cuộc Sống

Hồi nhỏ thường hỏi mẹ... tại sao "con cá" lại tên là "con cá" mà không kêu là "con chim"... tại sao "cà rem" lại kêu là "cà rem" mà không kêu là "cái nồi"... ti tỉ những thứ khác...

Lớn hơn một chút lại hỏi tại sao người ta lại gọi bọn con là "nhi đồng" mà không phải là "nhi sắt"... tại sao lại là "hun nhau" mà không phải là "nếm môi”.

Rồi đến ngay tận bây giờ... lúc viết cái entry này... thì vẫn nghĩ... tại sao "con chuột" không gọi là "con giun" hay "nỗi nhớ" không gọi là "heo hút" .

Để trả lời những câu hỏi đó thì mẹ vẫn nói: tại tên nó là vậy thì người ta gọi là vậy.

Thế mình muốn nghĩ khác thì sao...

Con muốn đặt tên mặt trời là [mặt đất] đấy

Con muốn đặt tên mặt đất là [cái nôi]

Con muốn đặt tên mẹ là [mầm sống]

Con muốn đặt tên tình yêu là [mắt xích]

Con muốn đặt tên nỗi đau là [phù phiếm]

Con thật lòng muốn phá ra khỏi cái khuôn phép đấy mẹ à... như hôm nay... con đã nhìn lên "mặt đất” đón nắng... nhìn xuống "cái nôi" để thấy bóng mình... "Mầm sống" có biết là con khao khát "mắt xích" như thế nào để rồi cuộc sống con chỉ còn là "phù phiếm".

Một điều nữa... "mầm sống" của con à... nếu được đặt lại tên mình... con muốn mình tên là "Ngày Mai" vì ngày mai của con sẽ mang lại hy vọng... mang lại ước mơ... mang lại tình yêu và hạnh phúc cho con.

Con đã và đang cảm nhận cuộc sống theo cách của riêng mình... nếu có ai hỏi con điều con tự hào nhất về bản thân mình... thì đó chính là... con đã dám đặt tên cuộc sống theo cách mà con muốn.

Sống và tồn tại...

Nhìn xa thì cuộc đời là hài kịch, nhìn gần thì cuộc đời là bi kịch...

Có bao giờ bạn đặt câu hỏi: Bạn đang sống hay đang tồn tại? Còn mình, câu hỏi đó đã ám ảnh mình từ khi mình nhận thức được mình là một thực thể trong cuộc sống này...

Nhiều khi thấy mình đang sống. Đó là khi mình nhìn những đứa trẻ nhiễm HIV nô đùa vô tư trong làng SOS Gò Vấp, nhìn những giọt nước mắt nóng hổi của những người dân vừa nhận những phần quà nhỏ nhoi từ những sinh viên tình nguyện. Mình sống, là khi báo với má “Con đậu đại học rồi”, là khi đem bằng đại học về báo cáo đã thành công. Tôi sống, là khi tôi có cảm xúc khi nghe một bài hát hay, khi có những thành công nho nhỏ trong công việc, với cái gật đầu hài lòng của sếp...

Nhiều khi cũng thấy mình đang tồn tại. Khi chạy xe ngoài đường, tôi không biết sao mình lại chạy con đường này, mình đang đi đâu, về đâu? Công việc này sẽ dẫn ta về đâu? Phương hướng là gì? Khi mình bước ra khỏi phòng phỏng vấn, ước gì được quay lại trả lời câu hỏi khi nãy. Tôi tồn tại, khi tôi không lo lắng được gì cho gia đình, mà chỉ biết lo cho mình như một điều hiển nhiên. Tôi không biết 10 năm nữa, 20 năm nữa mình đang là ai? Mình đang làm gì và mình như thế nào? Hay mình đã chết, hay sống vật vờ như con thiêu thân? Khi tôi làm những điều khờ khạo với những con người lạ lẫm, khi tôi yêu một ánh mắt điên dại không dành cho mình, không bao giờ...

Có những người rất thông minh sống trong thế giới này vì họ luôn biết cách làm chủ thế giới. Bản thân tôi luôn muốn làm được điều đó, để hiểu ý nghĩa thật sự của cuộc sống, vì mỗi ngày qua là một sự cố gắng như một món quà mà không có lại được. Những ngày đã sống đang dài ra chính là tuổi đời đang ngắn lại. Sống lâu đã gọi là sống chưa? Hay chỉ là đã tồn tại trong thời gian dài, ngủ im trong khi thế giới ngoài kia đang thức?

Con người ít ai tự nhận mình đang tồn tại. Tôi có những người bạn, không có nghề nghiệp, không có tiền, không có học vấn, không có gia đình... Mỗi người có một thứ, hai thứ, ba thứ... trong số đó. Và chỉ trông chờ vào những đồng tiền của ba má, của những người quan tâm, trông chờ vào một vận may để thay đổi cuộc đời. Nhiều khi tôi tự hỏi tại sao. Nhưng nhìn thấy họ vui, thì chấp nhận vậy như một điều hiển nhiên. Tại sao lại quá bận tâm trong khi mình đã ra gì đâu? Họ vẫn vui vẻ đấy thôi. Đi với nhau, vui là được rồi. Khuyên bảo nhau nhiều làm gì, đó cũng chẳng phải là sở thích của mình. Họ bảo họ đang sống, và sống một cách vui vẻ. Vậy đấy...

Bản thân con người không ai hoàn hảo. Vấn đề cốt lõi là biết mình là ai và đứng đâu trong thế giới rộng lớn này. Mình lại là một con người đa mang, nên không khi nào ngừng suy nghĩ xem mình đang là ai và sẽ trôi về đâu? Sống và tồn tại, mình đang đứng ở khoảnh khắc nào? Tại sao chúng ta lại phải sống thế này ngày qua ngày? Tại sao chúng ta không có cách giải thoát tốt nhất? Hay bản thân mỗi con người trong thế giới này đều tồn tại mà không biết mình đang tồn tại?

Bản thân tôi, mỗi ngày qua luôn canh cánh câu hỏi: Mình đang sống hay tồn tại? Để chi? Để nhắc nhở mình không được vô cảm, không được làm những việc vô nghĩa và luôn luôn biết yêu thương...

Còn bạn, thấy mình đã sống chưa? Hay chỉ đang tồn tại ngày qua ngày?...

Create by Lê Văn Dũng Lớp TK4-1

Tuesday, May 12, 2009

Không hiểu họ đang nghĩ gì

25% giảng viên là tiến sĩ vào năm 2010: Vô vọng!
12-05-2009 23:17:10 GMT +7
TR.HIỆU - P.NGUYỄN
Đội ngũ giáo viên mầm non hiện nay còn thiếu về số lượng và một phần hạn chế về năng lực trong việc nuôi dạy trẻ. Ảnh minh họa: HTD
Chỉ tiêu đến năm 2010 phải có 40% giảng viên ĐH, CĐ có trình độ thạc sĩ cũng khó khả thi với các trường CĐ.

Hôm qua (12-5), Bộ GD&ĐT đã tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết ba năm thực hiện Quyết định 09/2005 của Thủ tướng về đổi mới công tác tổ chức cán bộ, quản lý cơ sở giáo dục. Tại hội nghị, bên cạnh các nhóm vấn đề như chế độ chính sách đãi ngộ giáo viên, công tác đào tạo sư phạm, nâng cao trình độ quản lý cán bộ..., nổi cộm nhất vẫn là việc nhìn nhận lại đội ngũ nhà giáo hiện nay.

Giáo viên thiếu, yếu và mất cân đối

Các đại biểu cùng nhìn nhận trong ba năm qua, ngành giáo dục đã có nhiều bước phát triển mạnh, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tăng mạnh về số lượng, từng bước đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục của đất nước. Sự bất hợp lý về cơ cấu đội ngũ nhà giáo giữa các bậc học, chuyên môn, ngành nghề và giữa các vùng, miền đã dần được khắc phục.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển, đội ngũ nhà giáo còn nhiều hạn chế và yếu kém. Đội ngũ giáo viên mầm non còn thiếu về số lượng. Một bộ phận giáo viên mầm non còn hạn chế về năng lực (kiến thức, kỹ năng và thái độ) trong việc nuôi dạy trẻ.

“Đội ngũ giáo viên phổ thông nhìn chung vẫn đang ở tình trạng vừa thiếu vừa thừa: thừa giáo viên ở khu vực thuận lợi, đặc biệt là giáo viên dạy các môn cơ bản nhưng lại thiếu giáo viên dạy các môn đặc thù. Còn ở vùng dân tộc thiểu số, vùng kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn thì thiếu cả giáo viên cơ bản và giáo viên dạy các môn đặc thù. Phương pháp dạy học, đánh giá học sinh vẫn là điểm yếu của đội ngũ giáo viên phổ thông hiện nay” - ông Hiển nhận định.

Trong khi đó, khả năng giảng dạy, thực hành, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm của giáo viên trung cấp chuyên nghiệp còn hạn chế. Số lượng giáo viên dạy nghề chưa tăng tương ứng với mức tăng quy mô đào tạo, cơ cấu ngành nghề còn chưa hợp lý. Năng lực giảng dạy, kỹ năng thực hành nghề của giáo viên còn hạn chế.

Khối ĐH, CĐ và dạy nghề thiếu hai vạn giảng viên

Theo ông Hiển, tình trạng thiếu giảng viên ĐH, CĐ vẫn chưa được khắc phục, đặc biệt đối với những chuyên ngành đào tạo mới, môn học mới. Phương pháp giảng dạy, khả năng nghiên cứu khoa học vẫn là những điểm yếu của đội ngũ giảng viên. Đội ngũ giảng viên giỏi kế cận chưa được chuẩn bị kịp thời để thay thế đội ngũ giảng viên đầu ngành là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đến tuổi nghỉ hưu.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nêu một số nhóm vấn đề khó khăn nổi bật nhất hiện nay của ngành giáo dục. Theo đó, lĩnh vực ĐH, CĐ và dạy nghề hiện nay có sự mất cân đối lớn nhất, thiếu đến hai vạn giảng viên, thách thức về cả số lượng và chất lượng. Nếu không tập trung giải quyết vấn đề này một cách đồng bộ sẽ trở thành thách thức lớn nhất trong tương lai.

Trong khi đó, chỉ tiêu đặt ra trong đề án thực hiện Quyết định 09 là đến năm 2010 phải có 40% giảng viên ĐH, CĐ có trình độ thạc sĩ. Tuy nhiên, báo cáo của Bộ GD&ĐT thừa nhận trên thực tế chỉ tiêu này có thể đạt được ở các trường ĐH nhưng khó có thể đạt được đối với các trường CĐ. Riêng chỉ tiêu 25% giảng viên ĐH, CĐ đạt trình độ tiến sĩ vào năm 2010 đối với các trường CĐ và nhiều trường ĐH là không khả thi!

Phó Thủ tướng cũng đề nghị các địa phương phải có chương trình phát triển đội ngũ giáo viên để giải quyết tình trạng thiếu hụt và cân đối lại cơ cấu giáo viên bậc phổ thông, phát triển đội ngũ giáo viên ĐH, CĐ và dạy nghề.

Năm nhiệm vụ trọng tâm

Trong thời gian tới, ngành giáo dục tiếp tục tập trung triển khai thực hiện Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg với các nhiệm vụ trọng tâm:

- Triển khai chương trình quốc gia nhằm khắc phục sự lạc hậu của các chương trình đào tạo ở các trường sư phạm.

- Hình thành hệ thống giáo trình, sách giáo khoa chuẩn cho các trường sư phạm trong cả nước.

- Dự báo hàng năm nhu cầu giáo viên ở các trình độ, thực hiện đào tạo theo chuẩn.

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng giảng viên các trường sư phạm, nâng cao chất lượng đội ngũ về kiến thức chuyên môn và phương pháp giảng dạy.

- Tiếp tục rà soát, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục để tạo một hành lang pháp lý đảm bảo cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ này theo hướng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đáp ứng yêu cầu về chất lượng.

Sunday, May 10, 2009

Mẹ - Lượm lặt về đọc

Mẹ sẽ luôn mỉm cười hạnh phúc vì chúng con
10/05/2009 07:47 (GMT + 7)
(TuanVietNam) - Lẽ ra lần đầu tiên trong đời con có thể tặng mẹ một món quà sinh nhật có ý nghĩa, vậy mà ngày ấy món quà con tặng mẹ lại là những giọt nước mắt… Con sẽ không ước thời gian có thể quay ngược lại để con có thể viết một bài văn hoàn chỉnh về mẹ, để những giọt nước mắt của mẹ sẽ không rơi vào ngày ấy. Bởi con biết dù có thế nào mẹ cũng sẽ luôn bao dung tha thứ cho con.


Kể từ ngày con có mặt trên thế giới này thì từng
ngày đều là sinh nhật mẹ. Ảnh: ngoisao.net

Có một lần con hỏi sinh nhật mẹ. Mẹ trả lời con kể từ ngày con có mặt trên thế giới này thì từng ngày đều là sinh nhật mẹ bởi con chính là nguồn sống của mẹ trong cuộc đời này. Ấy vậy mà những món quà mà con tặng cho mẹ trong “những ngày sinh nhật” chỉ toàn là những lo lắng và muộn phiền.

Chín tháng mang nặng đẻ đau, những cái nhăn mặt của mẹ, những giọt mồ hôi lăn theo từng nhát cuốc trên cánh đồng khô cằn, dưới cái nắng chang chang của mùa hạ - phải chăng vì những mệt nhọc hay vì sinh linh bé nhỏ của mẹ ngây thơ hồn nhiên chỉ biết ăn và ngủ và quậy trong bụng mẹ?

Ảnh: vietbao.vn

Khi con cất tiếng khóc chào đời, món quà đầu tiên con tặng mẹ nhân ngày sinh nhật đầu tiên ấy là những bệnh tật của đứa trẻ chưa đầy 1,5 kg. Là những cơn co giật, tiếng thét giữa đêm - con không ngủ đôi mắt mẹ cũng cuồng sâu.

Lòng mẹ thắt lại theo những cơn co giật hành hạ con. Con đau - những giọt nước mắt ngấn dài trên má, mà đâu biết rằng nước mắt mẹ đã cạn khô vì lo lắng cho con… Và phải chăng cũng bởi tình mẫu tử thiêng liêng ấy mẹ dành cho con đã lay động ông trời để con tiếp tục có mặt trên đời này, để mẹ có thêm những “ngày sinh nhật khác”…

Ngày con chập chững biết đi, bắt đầu bi bô tiếng mẹ tiếng cha, quà sinh nhật con tặng mẹ là những gánh gạo nặng trĩu trên vai, là những con tôm con cá mà mẹ đã phải ngâm mình trong cái giá lạnh mùa đông mới bắt được…

Lúc con bắt đầu biết cầm cây bút để viết nên những dòng nguệch ngoạc: “Em muốn trở thành một kĩ sư” thì cũng là khi bố phải ra tận Quảng Ninh làm phụ vữa cho người ta, một mình mẹ ở nhà chăm sóc cả một “tiểu đội nhóc bốn đứa”.

Con còn nhớ những bữa cơm ngày ấy mẹ thường dành cho bốn chị em những bát cơm trắng ngần còn phần mẹ chỉ có khoai độn với ngô. Có một lần con thắc mắc sao bọn con toàn phải ăn cơm trắng mà không được ăn khoai? Mẹ quát con mà trên miệng thì vẫn cười: “Con nít thì ăn cơm mới chóng lớn được, khoai và ngô chỉ có người lớn mới ăn được thôi”. Lúc đấy con thơ ngây nói với mẹ thế thì con sẽ lớn nhanh để được ăn khoai và ngô như mẹ.

Sợ con đi học không bằng bạn bè, mẹ thường mua cho con khi thì áo lúc lại quần, con hãnh diện với những bộ đồ mới mà đâu biết rằng mẹ giãi nắng dầm sương chỉ với chiếc áo mưa đã thủng đôi chỗ…Ấy vậy mà năm con học lớp bốn được đi thi học sinh giỏi văn của huyện, con nhớ đề thi năm ấy là em hãy miêu tả về mẹ của mình, con đã làm bài không tốt. Về nhà mẹ có hỏi con, con hậm hực trả lời: “Mẹ mặc áo mưa “thủng lỗ” đâu có đẹp như cô tiên trong truyện cổ tích mà con có thể miêu tả được”.

Con biết dù có thế nào mẹ cũng sẽ luôn
bao dung tha thứ cho con. Ảnh: motgocpho.com


Lẽ ra lần đầu tiên trong đời con có thể tặng mẹ một món quà sinh nhật có ý nghĩa vậy mà ngày ấy món quà con tặng mẹ lại là những giọt nước mắt… Con sẽ không ước thời gian có thể quay ngược lại để con có thể viết một bài văn hoàn chỉnh về mẹ, để những giọt nước mắt của mẹ sẽ không rơi vào ngày ấy. Bởi con biết dù có thế nào mẹ cũng sẽ luôn bao dung tha thứ cho con. Và bởi ngay sau ngày hôm đó chính nhờ chiếc áo mưa ấy con đã không bị ướt suốt chặng đường dài đến bệnh viện, sau cơn co giật tái phát của con.

Mẹ đã giúp con nhận ra rằng chiếc áo mưa kia dù có thủng bao nhiêu lỗ thì nó cũng sẽ không bao giờ làm con bị ướt bởi nó được dệt lên từ tình thương yêu bao la mà mẹ dành cho con cái. Mẹ không phải là bà tiên đẹp trong câu chuyện cổ tích kia, mà mẹ là bà tiên trong câu chuyện cổ tích cuộc đời con…

Năm nay con đã 23 tuổi, đã 23 cái sinh nhật trôi qua và đã có bao lời chúc ngọt ngào, những món quà con được nhận nhưng con biết 23 năm x 365 ngày x 24h x 60 phút x 60 giây là những lần sinh nhật của mẹ đã phải nhận bao món quà vất vả, lo lắng của con. Hôm nay là ngày sinh nhật thực sự của mẹ, con trai ở tận phương xa mong mẹ sẽ có ngày sinh nhật đúng nghĩa đầu tiên trong đời của mình mẹ nhé…

Mẹ ơi! Bắt đầu từ ngày hôm nay mẹ hãy là nguồn sống của con mẹ nhé… để từng phút từng giây bên mẹ sẽ là “Những sinh nhật của con”. Và để con có thể ước trong những lần sinh nhật ấy: “Mẹ sẽ luôn mỉm cười hạnh phúc vì chúng con, Mẹ nhé!”.

  • Vũ Hải

Friday, May 8, 2009

Hiểu để biết - nếu được nên vận dụng

NHỮNG CÁI NHẤT...
* Niềm đam mê nhất trong cuộc đời đàn ông: đàn bà.
***
* Nỗi bất hạnh nhất đối với đàn ông: người vợ tồi.
***
* Điểm làm phụ nữ cảm động nhất: sự chân thành.
***
* Điều khiến phụ nữ bị lôi cuốn nhất: nụ cười.
***
* Khoảnh khắc người đàn ông tỏ ra ngọt ngào nhất: tỏ tình.
***
* Thời điểm đàn ông tỏ ra ủy mị nhất: thất tình.
***
* Điều người đàn ông gây phiền phức nhất: thích gây gổ.
***
* Điều làm người đàn ông dễ mủi lòng nhất: khóc lóc.
***
* Điều bất hạnh nhất họ đem đến cho đàn bà: ngoại tình.

Một tuần cho những ai có kế hoạch tốt

Mỗi ngày , mỗi giờ, mỗi phút giây, mỗi hơi thở là một món quà của thượng đế ban cho...

Thứ 2

Hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp về bản thân mình. Tất cả những điều ấy đều đúng đấy bạn ạ!

Thứ 3

Bạn hoàn toàn giải quyết mọi chuyện theo cách của mình.

Thứ 4

Đối với bản thân và tất cả những người xung quanh, hãy trân trọng mọi sự thành công dù là nhỏ bé nhất.

Thứ 5

Hãy cho phép bản thân được hưởng những giây phút thư giản thỏa mái.

Thứ 6

Thất bại chỉ có thể làm bạn chùn bước khi bạn cho phép nó làm điều đó.

Thứ 7

Hãy nhìn lại những lỗi lầm đã qua của mình. Hạn chế điểm yếu và phát huy thế mạnh.

Chủ Nhật

Quả là một ngày tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Bạn hoàn toàn xứng đáng để yêu và được yêu!