Friday, February 27, 2009

Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả, anh hùng hào kiệt ai hơn ai. Nguyễn Công Trứ

“Bạn Thắng được xem như thầy của thầy rồi đó”.




Đây là một câu chuyện đặc biệt về quan hệ thầy – trò và sự trung thực, tinh thần phản biện trong học đường.

Nhiều học sinh viết bài khen gửi đến websit* Phát ngôn & Hành động ấn tượng (tuần từ 20/2 đến 27/2/2009): Một thầy - một trò được vinh danh ở đây, đó là thầy Hoàng Đức Huy và trò Nguyễn Minh Thắng ở trường THPT tư thục Nguyễn Khuyến TPHCM.

Câu học sinh lớp 9 đã tự tin viết lên những điều mà cậu cho là mình muốn nói thật, chứ không phải để... nịnh thầy. Cậu trả lời phóng viên Tuổi Trẻ rằng: "Vì trong khi giảng bài, thầy hay căn dặn tụi em phải thật thà, trước mọi vấn đề phải có ý kiến của riêng mình, thấy người ta nói gì đừng hùa theo cái đó.

Em đã đọc nhiều bài viết trên trang web: www.hoangduchuy.com; hầu hết các bạn đều khen thầy dạy hay, thầy dạy giỏi mặc dù các bạn cũng nhận ra khuyết điểm của thầy như em. Bởi vậy em mới quyết định viết một bài nói lên suy nghĩ của mình".

Còn thầy giáo dạy văn của em đã không "trù dập" em sau bài viết kia như logic mà có thể nhiều người tưởng tượng đến.

"Khi mới đọc bài viết của em Thắng, tâm lý thông thường của con người khi bị chê là khó chịu, tôi cũng thế. Nhưng tôi đã quen với việc phản biện của học sinh.

Càng đọc thư tôi càng mừng vui vì đã có học sinh làm theo những điều mình dạy, làm được điều mình mong muốn. Giáo dục VN hiện nay có một lỗ hổng lớn là khoảng cách quá xa giữa thầy và trò. Trò không hài lòng về cách dạy, cách cư xử của thầy nhưng không dám nói (thế nên nhiều giáo viên không biết mình có nhược điểm nào mà sửa).

Với môn văn thì học bài nào cũng hay, tác phẩm nào cũng tuyệt vời, xuất sắc. Tôi dạy các em phải có suy nghĩ độc lập, phải trung thực trong mọi vấn đề", thầy giáo Huy tâm sự.

Câu chuyện về văn hóa phản biện và tiếp thu của thầy Huy - trò Thắng như thế có lẽ sẽ dễ đi vào lòng người hơn là những bài học hay răn dạy chính trị, giáo dục một chiều khô khan, cứng nhắc.e riêng của thầy giáo dạy Văn Hoàng Đức Huy, còn Nguyễn Minh Thắng – học sinh lớp 9B1, Trường THPT tư thục Nguyễn Khuyến, TP.HCM - gửi thầy một bức thư “lạ” hơn, có tên “Người thầy không hoàn hảo”:

Thầy Hoàng Đức Huy và HS lớp 9B1 Trường Nguyễn Khuyến (Ảnh: Tuổi Trẻ)
“… Tôi cố chấp là thế, nhưng tôi cũng biết phân biệt đúng sai. Dần dần tôi càng cảm nhận được lợi ích của phương pháp học 5W1H. Tôi viết văn lưu loát hơn. Các bài văn của tôi dần dài ra. Còn cách dạy của thầy làm giảm áp lực thường thấy trong những tiết văn.Tôi không còn thấy chán nản về môn văn nữa.

Thầy giỏi thật đấy. Thầy hiểu học sinh thật đấy. Nhưng tôi vẫn có chút gì đó ác cảm với thầy. Tôi không thích cách thầy khoe khoang về mình (dù tôi biết rằng có câu “tôi giỏi nên tôi có quyền”).

Tất nhiên là tôi không có quyền phán xét thầy, nhưng tôi chỉ nói lên sự thật là: nếu khiêm tốn hơn thì thầy sẽ là một người thầy hoàn hảo trong mắt mọi học sinh”.

Lên lớp, nhắc lại câu chuyện về bài viết “lạ” về mình trước học trò, thầy Huy dẫn ra câu nói: “Người xưa có câu: ai khen ta là bạn ta, ai nịnh ta là kẻ thù của ta, còn ai chê ta là thầy ta. Hôm nay bạn Thắng được xem như thầy của thầy rồi đó”. (Tuổi Trẻ, 26/2)


* Phát ngôn & Hành động ấn tượng (tuần từ 20/2 đến 27/2/2009): Một thầy - một trò được vinh danh ở đây, đó là thầy Hoàng Đức Huy và trò Nguyễn Minh Thắng ở trường THPT tư thục Nguyễn Khuyến TPHCM.

Câu học sinh lớp 9 đã tự tin viết lên những điều mà cậu cho là mình muốn nói thật, chứ không phải để... nịnh thầy. Cậu trả lời phóng viên Tuổi Trẻ rằng: "Vì trong khi giảng bài, thầy hay căn dặn tụi em phải thật thà, trước mọi vấn đề phải có ý kiến của riêng mình, thấy người ta nói gì đừng hùa theo cái đó.

Em đã đọc nhiều bài viết trên trang web: www.hoangduchuy.com; hầu hết các bạn đều khen thầy dạy hay, thầy dạy giỏi mặc dù các bạn cũng nhận ra khuyết điểm của thầy như em. Bởi vậy em mới quyết định viết một bài nói lên suy nghĩ của mình".

Còn thầy giáo dạy văn của em đã không "trù dập" em sau bài viết kia như logic mà có thể nhiều người tưởng tượng đến.

"Khi mới đọc bài viết của em Thắng, tâm lý thông thường của con người khi bị chê là khó chịu, tôi cũng thế. Nhưng tôi đã quen với việc phản biện của học sinh.

Càng đọc thư tôi càng mừng vui vì đã có học sinh làm theo những điều mình dạy, làm được điều mình mong muốn. Giáo dục VN hiện nay có một lỗ hổng lớn là khoảng cách quá xa giữa thầy và trò. Trò không hài lòng về cách dạy, cách cư xử của thầy nhưng không dám nói (thế nên nhiều giáo viên không biết mình có nhược điểm nào mà sửa).

Với môn văn thì học bài nào cũng hay, tác phẩm nào cũng tuyệt vời, xuất sắc. Tôi dạy các em phải có suy nghĩ độc lập, phải trung thực trong mọi vấn đề", thầy giáo Huy tâm sự.

Câu chuyện về văn hóa phản biện và tiếp thu của thầy Huy - trò Thắng như thế có lẽ sẽ dễ đi vào lòng người hơn là những bài học hay răn dạy chính trị, giáo dục một chiều khô khan, cứng nhắc.

Tình yêu - Toán học - Thơ ca - Lẩu thập cẩm, món dành cho Weekend


Tình đâu là căn thức bậc hai
Ðể có thể ngồi yên mà xét dấu
Em phải nhớ tình yêu là góc số
Mà hai ta là những kẻ chứng minh
Ðừng bao giờ đảo vế một phương trình
Cứ thong thả mà vui trên đồ thị
Tìm đạo hàm rồi ngồi yên suy nghĩ
Sẽ thấy dần hệ số góc tình yêu
Ðừng vội vàng định hướng một hai chiều
Rồi một buổi ta đồng qui tại góc
Em mĩm cười như tiếp tuyến bên tôi
Tôi vội vàng phân tích nét hoa tươi
Và nhận thấy em xinh ,xinh cực đại
Em khó hiểu thì tôi đành phải giải
Bài toán giải bằng phương pháp tương giao
Nhìn em cười tôi định nghĩa tình yêu
Nhưng chỉ gặp một phương trình vô nghiệm
Chưa hẹn hò mà lòng như bất biến
Chưa thân nhau mà đã thấy so le
Trót yêu rồi công thức có cần chi
Vì hệ luận ái tình không ẩn số
Em không nói tôi càng tăng tốc độ
Ðể mình tôi trên quãng đường đơn điệu.
Yêu là chết là triệt tiêu tất cả
Tình tiệm cận riêng mình tôi buồn quá
Nỗi cô đơn không giới hạn ngày mai
Tôi mang em đặt điều kiện tương lai
Cho tôi sống với nỗi niềm đơn giản

Wednesday, February 25, 2009

Nghề Giáo - Nghề cũng gập ghềnh - Phần 1


Lời tâm sự: Nghề giáo là một nghề đáng trân trọng với mỹ từ mà bao đời nay vẫn hay gọi là cái nghề noble job. Thế nhưng, với kinh nghiệm 8 năm, 8 năm không nhiều nhưng cũng không ít, cá nhân tôi tiếp xúc với những cái hay cái đẹp và đôi lúc, tôi lại nhìn thấy với những điều không mấy tốt đẹp. Chính những cái xấu đã lái cái nghề chúng ta đi đến một từ khác (chơi chữ một chút - nobbling job)
Kể từ hôm nay, tôi sẽ chia sẻ một vài câu chuyện về giáo dục, về nghề, về tình cảm giành cho học trò, đồng nghiệp .v.v.
Phần 1: Con đường chọn nghề
Năm 1997, chuẩn bị tốt nghiệp tú tài, và cũng vào thời gian này, cũng như bao học trò khác, tôi chọn trường, chọn ngành để thi đại học. Cá nhân tôi vẫn yêu ngành sư phạm, và ước mơ cháy bỏng của tôi là thầy giáo. Thế nhưng, nghề giáo dạy cái gì? Toán, Lý, Hóa? Một học sinh chuyên Lý, tôi ưu tiên số một cho ngành Vật Lý - ngành học mà tôi đeo đuổi từ năm lớp 7. Thế nhưng, oái ăm thay, cũng chừng ấy năm tìm tòi, tôi lại đam mê ngành Vật lý hạt nhân. Cũng vì lỡ đọc thuyết tương đối của Einstein, dẫn đến đam mê thuyết này, thần tựơng Ông. Tôi phải chọn ngành nào đây. Muốn tham gia nghiên cứu thì chỉ có KHTN TP.HCM, trong khi đó, DHBK HN có ngành điện Hạt Nhân. Nhưng không lẽ, mình phải ra Hà Nội sao? Trong đầu thoáng ra ý nghĩ, Bách Khoa có điện Hạt nhân, thế thì có thể có mối liên kết giữa điện-hạt nhân-bk. Cuối cùng, tôi chọn giải pháp học BK TP.HCM - Vừa đỡ đường xa, vẫn có thể theo ngành mà có liên quan. Điều đó đồng nghĩa việc tôi từ bỏ ý định làm thầy giáo.
"Một cú sốc". Cả ba thầy cô dạy Toán Lý Hóa đều nói thế. Tân ốm yếu không phù hợp với ngành kỹ thuật, nặng nề. Em nên thi SP, vì em phù hợp về mặc hình thức, tính tình. Bạn bè cũng nghĩ vậy. Nhưng thời đó là thời của nhất Y, nhì Dựơc, tạm được BK và chuột chạy cùng sào mới vào SP. Thôi mình chọn cái nào vừa vừa, kiếm đủ tiền sống thôi.
Còn vài ba trường nữa chọn phòng hờ (được thi 3 đợt DH, và thêm các đợt CD). Đợt 2, Kinh tế vì chỉ có mình nó. Đợt 3, cái nào đây? Luật - một recommendation của anh trai. Đơn giản vì anh thích. Mình nghĩ cũng không cần cho những đợt sau. Chị gái nói Tân chọn thêm một trường nữa cho chắc ăn. Biết chọn cái gì? Thôi thấy mấy ông viễn thông tốt nghiệp giàu quá, chọn TC BCVT.
Bữa sau viết tiếp, mệt rồi

Triết lý giáo dục nào cho Việt Nam?

Sau bài “Giáo dục: Cần một triết l‎ý” của tác giả Dương Trung Quốc trên VietNamNet, đã có hàng chục bài khác về chủ đề này, nhưng có lẽ đáng lưu ý nhất là kết quả bàn thảo trong một hội nghị của Bộ GD-ĐT.



Phát triển sự nghiệp giáo dục cần dựa trên một hệ thống triết lý. Đó chính là một hệ thống quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước cần được vận dụng một cách sáng tạo phù hợp thực tiễn giai đoạn mới. Đó là:

1. Giáo dục và đào tạo có sứ mạng đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời tạo lập nền tảng và động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

2. Phát triển nền giáo dục của dân, do dân và vì dân là quốc sách hàng đầu

3. Giáo dục vừa đáp ứng yêu cầu xã hội, vừa thỏa mãn nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân, mang đến niềm vui học tập cho mỗi người và tiến tới một xã hội học tập

4. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục phải dựa trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng nền giáo dục giàu tính nhân văn, tiên tiến, hiện đại

5. Phát triển dịch vụ giáo dục và tăng cường yếu tố cạnh tranh trong hệ thống giáo dục là một trong những động lực phát triển giáo dục

6. Giáo dục phải đảm bảo chất lượng tốt nhất trong điều kiện chi phí còn hạn hẹp

(trích dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục 2009-2020)



Triết học và triết lý

- Phương Tây không phân biệt triết học và triết lý (họ chỉ có một từ: philosophy), nhưng vẫn có 2 loại: triết học “cụ thể” (như triết học giáo dục của một trường nêu lên để thu hút học sinh); và triết học “cao siêu”, ví dụ khi Aristot nói về sứ mệnh của giáo dục. Cũng tương tự, nhưng người Việt phân biệt thành triết học với triết lý: Một thứ thì cao xa, lĩnh hội không dễ, vận dụng càng khó; còn thứ kia thì gần gũi, rất “đời thường”, để mọi người tâm niệm khi hành động và ứng xử.

- Với người Việt, một câu danh ngôn trong sách triết học nếu hơi khó hiểu chưa hẳn đã thành triết lý của số đông. Ví dụ, câu: Biết rằng mình không biết (một điều gì đó), cũng là “biết” vậy! (tuy đã được dịch ra tiếng Việt). Trong khi đó, câu Nhân bất học bất tri lý, Ấu bất học, lão hà vi? hoặc Tiên học lễ, hậu học văn, không cần dịch sang tiếng Việt, nhưng vẫn dễ hiểu để trở thành triết lý rộng rãi của dân gian xưa.

Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail: thaolam@dantri.com.vn.

- Trái lại, nhiều câu chẳng bao giờ gặp trong “sách thánh hiến”, như: “không thầy đố mày làm nên” hoặc “ăn vóc, học hay” (nghĩa: phải ăn mới có sức vóc; phải học mới biết điều hay) vẫn cứ là một triết lý rất phổ quát, trường tồn. Đáng chú ý là những câu triết lý về giáo dục của các cụ ta ngày xưa đều nhằm vào người học (hoặc cha mẹ người học); ví dụ: “Muốn sang thì bắc cầu kiều; muốn con hay chữ thì yếu lấy thầy”, hoặc “người dạy ta) một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”…

- Có triết lý cho cá nhân, nhưng cũng có triết lý cho một nhóm, một cộng đồng, kể cả triết lý cho một dân tộc. Câu “giọt máu đào hơn ao nước lã” là triết lý cho cả họ tộc; còn “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” là triết lý của dân tộc. Thật bất ngờ, khi phương Đông và phương Tây có câu triết lý rất giống nhau: Ne fais pas à un autre ce que tu ne veux pas qu’il soit te fait (chớ làm cho người khác cái điều mà bạn không muốn người đó làm cho mình); và Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân (điều gì mình không muốn thì chớ có làm cho người khác).

Triết lý giáo dục trước hết cần nhằm vào người học

Để bàn về triết học giáo dục (philosophy of education, educational philosophy), chúng ta có sẵn một kho tư liệu “thiên kinh, vạn quyển” (trên internet), tích luỹ từ thời Plato, Aristote, Khổng Tử… tới nay – mà một nhà triết học chuyên sâu cũng chưa chắc đã đọc hết. Nhưng cuộc cãi cọ hàn lâm sẽ bất tận và ít bổ ích. Còn để bàn về triết lý giáo dục lại khác. Đó là bàn về những điều rất cụ thể, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người.

Không ai cấm người học, người dạy và người quản lý có triết lý riêng. Nhưng định đề xuất triết lý cho giáo dục thì trước hết phải nhằm vào người học, vì hai lý do: 1) Ham học (chứ không phải ham dạy hoặc ham quản lý) mới là động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy phát triển giáo dục (nước nghèo càng cần); 2) Nếu trên 20 triệu học sinh đất Việt tâm niệm làm theo triết lý “ham học” sẽ khiến một triệu thầy cô phải tự có triết lý phù hợp và buộc các nhà quản lý cũng vậy.

Triết lý do dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục đưa ra, rõ ràng không phải dành cho thầy hoặc cho trò. Nếu viết lại cho phù hợp với “chuẩn”, có thể trở thành triết lý của người quản lý. Hơn ai hết, đội ngũ cán bộ quản lý nước ta phải quán triệt các quan điểm của đảng cầm quyền. Nhưng biến được quan điểm thành triết lý để ngày đêm tâm niệm thực hiện quả là không dễ, vì không chỉ là chuyện thay đổi câu chữ mà xong.

Nhờ ai mới có ai?

Trong một xã hội, phải có người học (có nhu cầu học) thì người dạy mới được sinh ra. Thực tế, người học (và cha mẹ họ) nuôi sống người dạy. Xưa, đức Khổng Tử có hàng ngàn môn sinh là do đạo cao đức trọng và do ngài không tiếc công dạy. Nhưng cũng còn do phải nhiều học trò mới nuôi nổi một thầy giỏi. Câu triết lý: Nhất sĩ, nhì nông; hết gạo chạy rông, nhất nông, nhì sĩ” còn lưu hành… thì giáo dục chưa thể phát triển. Ở nước ta, mầm mống suy thoái và chệch hướng của giáo dục bắt đầu lộ diện khi thầy cô giáo (và trí thức) bị đưa về quê để… học lao động, đặng cải tạo tư tưởng (!).

Khi số thầy và trò trong xã hội đông đảo hơn, việc dạy và học cần đi vào nề nếp thì người quản lý mới có lý do sinh ra, được cả thầy và trò nuôi sống.

Quan niệm “ai sinh ra ai” làm xuất hiện hai loại triết lý giằng co tới hôm nay:

1) Giáo dục tạo ra những công dân gương mẫu phục vụ cho một xã hội; và

2) Giáo dục tạo ra những con người có năng lực và dũng khí cải tạo xã hội.

Do vậy, thúc đẩy nhu cầu học tập trong xã hội là cách tuyệt vời để phát triển giáo dục. Động lực mạnh mẽ nhất để có nhiều người đi học (và họ đều ham học) là hễ ai học cao, học giỏi phải thu được lợi ích vật chất và tinh thần tương xứng với học lực. Không khó để hiểu như vậy, nhưng đừng làm trái mới thật khó. Do vậy, phải là một xã hội thiển cận lắm mới để nảy sinh và lưu hành câu triết lý, tới nay chưa thể quên: “Văn hay, chữ tốt không bằng học dốt nhiều tiền”.

Một ví dụ về sự đề xuất triết lý nhằm vào người học.

Các cụ thời Đông Kinh Nghĩa Thục đề ra triết lý: “Học thật (để có) nghề thật” (thực học - thực nghiệp). Người học, bằng trực giác, hiểu ngay rằng… hễ có nghề “thật” sẽ có thu nhập “thật” nuôi thân và gia đình. Đây sẽ là lực lượng chi phối chương trình (của nhà nước) và cách dạy (của thầy), vì học sinh sẽ chỉ chọn nơi nào “dạy thật”, “dạy thiết thực” để xin học. Và còn gì ích lợi cho xã hội hơn, nếu ai cũng có một nghề “thật”: từ ông quan cho tới dân thường? Thực dân Pháp bóp chết Đông Kinh nghĩa thục, nguyên nhân sâu xa chính là do cái triết lý này.

Xin được thán phục các cụ ta đã đề xuất được một triết lý theo nguyên tắc ngàn đời không cũ: 1) Về hình thức, không cần “hoành tráng” cứ như nghị quyết, khẩu hiệu) và không tỏ ra đứng trên cao ban phát xuống; 2) Về nội dung, trước hết, trên hết, phải nêu được lợi ích của bản thân người học - nếu họ “học thật”; 3) lợi ích của người học phù hợp lợi ích chung khiến họ yên tâm: không bị quy kết là… cá nhân chủ nghĩa (!).

Triết lý nào cho giáo dục nước nhà?

Nếu nói thiếu sót số 1 của dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục 2009-2020, tôi xin nói ngay là: Nó không thể hiện nội dung các văn bản quan trọng nhất của UNESCO về giáo dục cho thế kỷ 21, nhất là về triết lý.

Khỏi cần nói, Việt Nam luôn luôn nhấn mạnh “hội nhập” và từ lâu đã tham gia UNESCO.
Bản báo cáo Học tập: Kho báu nội tại của Uỷ ban quốc tế về GD cho thế kỷ 21 (International Commission on Education for the Twenty-first Century) thuộc UNESCO, được vị chủ tịch Jacque Delors đọc vào tháng 4 năm 1996, công bố năm 1998, nhanh chóng được thế giới đón nhận vì thế kỷ 21 sắp ập tới. Ai cũng thấy nền giáo dục truyền thống phải thay đổi do sự xuất hiện nền kinh tế tri thức. Điều vừa học được có nguy cơ nhanh chóng lạc hậu, phải bổ sung. Do vậy, Jacque Delors đưa ra khái niệm học suốt đời (Lifelong Learning). Ai cũng phải học, người học thuộc mọi lứa tuổi, do vậy khái niệm xã hội học tập ra đời (thay thế xã hội công nghiệp của thế kỷ trước). Phương pháp dạy truyền thống (ông thầy là trung tâm của lớp, còn trò thụ động đợi thầy truyền đạt để tiếp thu) phải được thay thế. Mục tiêu cao nhất của phương pháp dạy mới - tích cực (trò là trung tâm của lớp) là biến người học thành người tự học. Internet là giải pháp thích hợp nhất. Do vậy, năng lực học tập là kho báu nội tại của mỗi con người trong xã hội mới, từ đó mà suy ra sứ mạng của giáo dục ở thế kỷ 21 phải là gì.

Tính triết học cao cả của văn bản: Bốn trụ móng

Tính triết lý toát ra trong mọi phần của văn bản, nhưng tập trung nhất ở chương IV, nhan đề Bốn trụ móng của giáo dục (The Four Pillars of Education).

Theo Delors, một nền giáo dục có sức sống là nhờ trong xã hội có nhiều người học và đều ham học. Sự ham học sẽ mạnh mẽ và bền vững nếu người học đạt được mục đích mà trước khi học họ tự đặt ra cho mình, miễn là mục đích này phù hợp với lợi ích xã hội. Như vậy, nhu cầu và mục đích học tập là cái trụ móng để ngôi nhà giáo dục đứng vững.

Với thế kỷ 21, các trụ móng của giáo dục phải thể hiện đầy đủ mục đích học tập của từng người và của mọi người: 1) dù người đó tuổi nào, trình độ nào, sống ở đâu, làm nghề gì; 2) dù anh ta theo tôn giáo nào và ý thức hệ là gì.

Và 4 trụ móng được đề xuất là:

Học để biết

(Learning to know)


Học để làm

(Learning to do)


Học để chung sống

(Learning to live together)


Học để tồn tại

(Learning to be)

Ở nước ta, học sinh phổ thông đã được thầy cô dạy Văn cho bình luận về 4 trụ của giáo dục. Lẽ ra, người lớn phải bỏ thời gian, công sức thảo luận cho kỹ trước đã. Vậy mà không hiểu sao, dự thảo Chiến lược của ngành lại không lấy đó làm căn cứ.

Vận dụng và biến thành triết lý cho người học nước ta

Trong văn bản, mỗi trụ móng đều được giải thích, với văn phong sáng rõ và nội dung súc tích. UNESCO giữ bản quyền để không ai có thể tuỳ tiện thay đổi, nhưng ai cũng được sử dụng, vận dụng, trừ khi nhằm mục đích thương mại.

Vận dụng thực hiện tới mức nào tuỳ hoàn cảnh và điều kiện cụ thể.

- Học để biết. Nó đơn giản và dễ hiểu như chân lý; và là mục đích nguyên thuỷ của người học. Do vậy, đủ tiêu chuẩn trở thành triết lý (ta đã từng có câu “ăn vóc, học hay”).

Nếu trở thành triết lý, nó sẽ quy định cách dạy kiến thức của thầy và quy định chương trình kiến thức mà người quản lý ban hành. Bởi vì đã có quy định thế nào là “biết”.

Một nhà thơ, nếu thích có thể tìm hiểu để biết về Big Bang, và đó là chuyện cá nhân. Với toàn xã hội thì những điều cần “biết” phải mang lại lợi ích mưu sinh (câu của ta: “cần gì học nấy)”.

Nếu “học để biết”, thì trước hết phải biết cái gì (the know what). Đó chính là chương trình kiến thức học do Bộ Giáo Dục ban hành. Tiếp đó, phải “biết” vận dụng kiến thức (the know-how). Chính nhờ quy định này mà ông thầy không được phép tự biến thành “cuốn sách giáo khoa biết nói” để biến trò khỏi thành cái túi nhớ. Cuối cùng, người học phải biết dùng kiến thức để giải quyết (trên lý thuyết) các tình huống liên quan (the know how-to-do).

Hai cái “biết” sau (the know-how và the know how-to-do) đòi hỏi rất nhiều công sức và thời gian của thầy, nhưng sự bổ ích sẽ khiến việc học quả là niềm vui; khẩu hiệu “đi học là hạnh phúc” sẽ không “xuông” như hiện nay. Hệ quả tích cực sẽ là: 1) Chương trình không thể quá tải, mà buộc phải tinh lọc - để có thời gian dạy vận dụng và ứng dụng. Người ta sẽ “học một - biết mười”; 2) Tạo ra cách dạy và học tích cực, tiến tới tự học.

Tôi nói dài dòng vì tôi đang bất lực khi thấy cái chương trình “nhồi nhét” hiện nay.

Học để làm. Nó đơn giản như một triết lý của người sắp bước vào đời. Người học hiểu quá rõ: xã hội chỉ trả tiền nếu mình “biết làm”, chớ không dừng lại ở “biết nói”. Các cụ ta đã từng chê người học mà không biết làm bằng câu triết lý “học chẳng hay, cày chẳng biết”.

Nhưng “làm” ngày nay không chỉ là dùng sự khéo léo của cơ bắp để hoàn thành một công việc, mà còn gồm rất nhiều kỹ năng khác. Điều này cứ để xã hội yêu cầu nhà trường. Sẽ tới lúc học sinh vừa mới đọc thông viết thạo phải được trang bị kỹ năng tìm kiếm trên mạng.

Học thực hành thường tốn kém (phải có trang thiết bị). Do vậy, dễ bị những nước nghèo thay bằng lý thuyết, đưa đến tình trạng người học chỉ nói giỏi mà không làm được. Nếu trở thành triết lý, người học sẽ đổ xô vào trường nào quảng cáo rằng “đảm bảo những lý thuyết đã học đều được thực hành”.

Học để chung sống. Khoan nói mục tiêu cao nhất là duy trì hoà bình và hợp tác cho nhân loại. Đối lập là đương nhiên, muốn chung sống phải biết chấp nhận, khoan dung và biết đối thoại. Hy vọng nếu giáo dục làm được điều này, thế giới sẽ không còn đối đầu, xung đột, khủng bố, mà chỉ còn hợp tác, tương hỗ và cạnh tranh lành mạnh.

Mục tiêu chung là mỗi cá nhân, từ tuổi mẫu giáo, phải học để trở thành một thành viên được hoan nghênh trong tập thể của mình; đồng thời phải là thành viên tích cực.

Quả vậy, ngay một em bé lớp mẫu giáo đã phải học cách chung sống với bạn, với ông bà, cha mẹ, anh chị em. Đứa trẻ học môn Đạo Đức, Luân Lý, hoặc Giáo Dục Công Dân… rốt cuộc phải có kỹ năng ứng xử tốt trong gia đình, nhóm bạn, xã hội…

Học để tồn tại (câu triết lý của một nhân vật trong vở kịch: to be or not to be) - có người dịch là học để tự khẳng định. Văn bản gốc đã nói rõ về nội hàm. Nó là kết quả tổng hợp của cả 3 cái “học để…” ở trên. Người học được xã hội đánh giá và đãi ngộ xứng đáng cả về vật chất, tinh thần. Đồng thời xứng đáng được tôn vinh, vì sự cống hiến cao gấp bội sự đãi ngộ.
Với Việt Nam, tôi xin đề xuất một triết lý nữa: Học để thoát nghèo hèn. Triết lý này tồn tại cho đến khi lời của Hồ Chí Minh thành hiện thực: “Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu hay không là nhờ công học tập của các cháu”.

GS.Nguyễn Ngọc Lanh (Hà Nội)

NSND Thế Anh: Danh dự chỉ như que diêm...


NSND Thế Anh là ai? Là một câu hỏi rất dễ được trả lời về mặt thông tin chung chung, vì ông đã quá nổi tiếng, với bất kỳ ai có quan tâm một chút về sân khấu và điện ảnh đều có thể đưa ra câu trả lời của riêng mình.

Ví dụ: ông tốt nghiệp hạng ưu - khoa diễn viên sân khấu chính quy đầu tiên vào năm 1964, cùng với những tên tuổi đã thành trụ cột của sân khấu - điện ảnh thời kỳ đầu của điện ảnh Việt Nam như Ngọc Hiền, Trần Tiến, Cao Khương, Đoàn Dũng, Trọng Khôi, Lê Hùng, Thanh Tú…

anh-Mythuat.jpg
NSND Thế Anh (ảnh: Mỹ Thuật)

Tuy nhiên, bản chất của người nghệ sĩ thường được gắn với hai cặp từ “cô đơn” và “sáng tạo”. Sáng tạo thì rõ rồi, vậy liệu Thế Anh khi bước vào tuổi thất thập cổ lai hy có cô đơn hay không? Chúng tôi đã gõ cửa “tâm tư” của ông về chuyện này.

Không đi diễn - Không có nghĩa là cô đơn

- Nhiều người nói rằng, là nghệ sĩ mà không được đi diễn, không được nhập vai thì rất cô đơn, lẻ loi. Ông trở lại khá nổi bật với vai Hoàng đế Minh Mệnh trong vở Tả quân Lê Văn Duyệt (KB: Phạm Văn Quý, ĐD: NSND Doãn Hoàng Giang) sau nhiều năm im hơi lặng tiếng. Vậy quãng thời gian nằm im đó, ông có thấy cô đơn không?

- Tôi không có thời gian để cô đơn! Và tại sao tôi phải cô đơn chứ khi vấn đề không đi diễn, không đi đóng phim cũng là chuyện bình thường với một nghệ sĩ chuyên nghiệp. Tại sao tôi gọi đây là vấn đề? Vì đã là nghệ sĩ chuyên nghiệp, mình phải biết được vai nào hợp, vai nào không để mà quyết định có nhận hay không.

Nghệ sĩ chuyên nghiệp thì không thể cứ gặp vai nào cũng đóng. Phải biết rằng tôi đã qua thời kỳ bon chen ấy từ lâu rồi, tôi không thể chạy xin vai, không thể đua tranh việc kiếm danh, kiếm tiền với các thế hệ nghệ sĩ mới vào nghề, hoặc trẻ hơn.

Là một nghệ sĩ chuyên nghiệp, cũng phải nhớ thêm một điều rằng: Nghệ thuật thì vô biên và thời gian thì vĩnh cửu, riêng bản thân của mình thì hữu hạn, tại thế của một đời người rất ngắn ngủi, đừng có quá tham. Không ai có thể lột da sống đời để giữ cái ngai vàng hư ảo, vốn mong manh và tạm bợ.

anh-Mythuat1.jpg
NSND Thế Anh (trái) vai Vua Minh Mệnh trong vở Tả quân Lê Văn Duyệt

- Nói vậy chứ khi ông “dời đô” từ Hà Nội vào Sài Gòn sinh sống (năm 1976), để lại sau lưng khoảng 60 vở diễn trên sân khấu, nhiều người đã tiếc cho cái sự nghiệp ấy. Hẳn ông cũng đã rất dằng co khi đưa ra quyết định này?

- Bây giờ mà nói lại câu chuyện thời ấy thì quả là hơi cũ và cũng không được sòng phẳng, vì sau hơn 30 năm sinh sống ở Sài Gòn, xa cái thời mà gần như tuần nào cũng đi diễn tại các sân khấu ở phía Bắc, mình đã quá đủ tỉnh táo để suy xét lại cái quyết định ấy.

Con người ta sống ở đời là sống với các khoảnh khắc không thể nào lặp lại được, nên khi chọn ra đi, thì tôi ra đi - thế thôi. Khao khát lớn nhất của tôi là luôn tìm được những vai diễn khác lạ, trên sâu khấu hay trong phim cũng được, tôi rất ghét biện minh hay ngồi à ơi về những câu chuyện - những thành tích đã qua.

Nhiều phóng viên cứ hỏi tôi những câu chuyện cũ, những vai diễn thành danh, vì nguyên tắc nghề nghiệp của họ, tôi phải tôn trọng và trả lời, chứ Thế Anh ngày hôm nay mà cứ nói chuyện Thế Anh ngày hôm qua thì chán lắm.

Bước vào năm 2000, tôi đã tiến gần đến U70 (tuổi mà nhiều người chọn lối sống nghỉ ngơi hoàn toàn) mà vẫn còn lò mò vào các phim truyền hình như Giao thời, Dốc tình, Hoa dã quỳ, Xin lỗi tình yêu, Tiếng cuốc đêm khuya…rồi các phim nhựa, các vở kịch. Rõ ràng tôi đâu có “bỏ” nghệ thuật ra đi như nhiều người lầm tưởng, tôi vẫn muốn làm công việc này cho đến hơi thở cuối cùng.

Còn hơi thở ấy tạo hoá và ông trời cho mình đến bao nhiêu, đến bao lâu thì tôi không bao giờ thắc mắc. Tuổi của tôi bây giờ, người đời xưa và sách Luận ngữ của Khổng Tử cũng đã viết: “Lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tòng tâm sở dục bất du củ” (tạm hiểu là ở cái tuổi 60 thì nghe thuận tai hết với những chuyện thị phi, còn ở tuổi 70 thì thuận theo cái lòng mình muốn mà không phạm vào các quy củ).

anh-Mythuat3.jpg
anh-Mythuat4.jpg
Đời của người nghệ sĩ đều có cái thời của mình, ham hố hay níu kéo cũng chẳng có ích gì. Tôi biết mình đã chọn lựa đúng và đến bây giờ vẫn luôn đi đúng hướng. Còn cái ham muốn mãi mãi là: “Tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc” - 30 tuổi lập thân, 40 tuổi hết nghi ngờ, thì ai cũng có, nhưng khi cái tâm mình đã về với thân thể của mình, phải biết dẹp bỏ những tiếc nuối vô ích đó.

- Ít đi đóng phim - diễn kịch, theo ông đó là quy luật không thể chối cãi được. Vậy những rảnh rỗi, ông thường làm gì?

- Tôi tuổi con cọp (Mậu Dần) nên luôn chọn tư thế nằm chờ, khi con mồi đến thiệt gần thì mới vồ, mà đã vồ thì phải trúng. Nói như chị Kim Cương: “Làm nghệ sĩ là trời hành”, không có vai thì sợ thiên hạ quên mình, mà có vai không hợp thì cũng chẳng dám nhận, vì sợ thiên hạ chê mình.

Mà nhiều khi thiên hạ khen mình, mình cũng không cần, họ yêu quý vai diễn của mình là quá đủ rồi. Tôi sẵn sàng nằm chờ một vài năm, khi có vai phù hợp thì mới nhận, vì ngoài chuyện nghề nghiệp ra, tôi đã hết bị áp lực bởi cái danh, cái lợi, cái tình.

Nói sợ người ta không tin, chứ dù nằm chờ, tôi cũng ít khi thấy mình cô đơn, “nhàn cư” hay rảnh rỗi. Tại sao phải cô đơn khi xung quanh mình có quá nhiều điều cần phải học, thời gian lấy đâu ra mà buồn.

Ví như chuyện học tiếng Anh hay học phần mềm xử lý ảnh (Photoshop), nghệ sĩ biết hai điều này khá tốt, vì cả hai đều giúp ích khá nhiều cho việc tạo tác “hình ảnh” của mình, trong công việc cũng như trên báo.

Lúc trước có nhiều người hỏi tôi rằng tại sao tôi hay được mời vào vai các sĩ quan Pháp, không phải vì tôi cao to đâu, mà vì tôi nói được tiếng Pháp, tôi học nó từ nhỏ. Rồi tiếng Hoa, tiếng Đức nữa…làm phim chuyên nghiệp mà biết thêm hai thứ tiếng này thì thật lý tưởng, vì điện ảnh cũng có lịch sử quá tuyệt ở hai ngôn ngữ này.

Nếu tôi có thời gian, tôi sẽ đi học thêm tiếng Hoa, tiếng Đức, nhưng ở tuổi này, học thêm tiếng Anh cũng đã thấy cả một biển trời khó khăn rồi, hôm trước học hôm sau quên, dù lúc nào có thời gian tôi cũng học. Rồi Internet nữa, thế giới bây giờ giống như một cái chợ thu nhỏ, cái gì cũng “trực tiếp” hết, mình có thể dễ dàng tham dự cùng cái chợ này, vậy thì chả có việc gì phải buồn nữa.
theanh7.jpg
theanh8.jpg
Poster từ xưa đến nay đều được ông sưu tầm

Quy luật sinh tử thường tuân theo quy tắc chậm dần đều, phù du là cuộc đời, thậm chí cuộc đời thì vốn vô tình và bạc bẽo, vậy thì mình u sầu làm gì.

- Ở trên ông nói mình “đã hết bị áp lực bởi cái danh, cái lợi, cái tình”. Trên hành trình chống lại cái hư vô và nỗi cô đơn của kiếp người, nhiều người chọn cái danh và tái định nghĩa lại cái danh. Nói khác đi, chính cái danh đã làm cho con người ta bất tử hay có thể sống cùng thời gian trong một quãng đường dài, khi thể xác này đã tan biến. Ông quan niệm như thế nào về cái danh?

- Có một câu ngạn ngữ nói đại ý rằng: Cái danh sẽ chế nhạo những người cứ chăm chăm theo nó. Còn thi sĩ Nazim Hikmet (1901-1963) thì viết: “Nếu chúng ta không đốt lửa lên thì làm sao biến bóng đêm trở thành ánh sáng”.

Đã là nghệ sĩ, như con thiêu thân, đèn sân khấu đã bật thì “phải chơi” - chơi bằng cả cuộc đời mình; chơi không cần phải so đo chuyện danh lợi. Phải nhớ một điều rằng, quanh mình còn có bao nhiêu người cùng chơi đấy, nhưng liệu đã có mấy người có danh. Vì vậy, cái danh là thứ rất phù phiếm và ta không thể chạy theo nó.

Cái nghề diễn thì gần như không thể có kinh nghiệm cố định, bởi mỗi vai diễn là một cuộc đời, mình phải trải nghiệm lại từ đầu. Cho nên chuyện già - trẻ, nổi tiếng hay vô danh…cũng không quan trọng bằng việc tâm, lực và sở kiến của người diễn viên thế nào, đến đâu. Theo tôi, là nghệ sĩ thì trước hết phải có tri thức, không có đủ tri thức thì không làm được việc.

Còn cái khiếu, hay cái duyên, cái thần…mà họ tạo ra được trong vai diễn, ấy thì trời cho. Nhưng có khi trời cho rồi nhưng thấy người diễn viên không chịu tu luyện, hàm dưỡng tiếp tục…thì trời cũng sẽ lấy lại. Tất cả đều nhàm chán, chỉ có tri thức thì luôn luôn hấp dẫn và mới mẻ. Tri thức làm nên danh dự. Mà danh dự của mình cũng chỉ như que diêm, đốt cái là hết ngay nên phải biết giữ gìn cái danh dự đó. Danh dự cũng chính là đạo đức của nghề nghiệp, chứ không phải cứ khư khư giữ cái danh tiếng vốn hào nhoáng, nguỵ tạo.

- Trong nhà của ông có hàng ngàn poster phim và sân khấu, trong đó có hàng trăm poster phim mà ông đã đóng. Khi đi giữa chúng, ngoài cảm nhận về vinh quang của mội thời tuổi trẻ, ông thấy được điều gì từ bộ sưu tập khổng lồ này?

- Khi mới giải phóng, nếu tôi đi buôn thì bây giờ đã có thể có giàu có rồi, chứ đâu phải làm thân ở nhà trọ của bố mẹ. Cuộc đời mỗi người đã có một cái khuôn vô hình định sẵn, muốn khác đi cũng khó lắm. Nhìn lại hàng trăm poster và hàng nghìn bức ảnh của bản thân, tôi chỉ nghiệm ra một điều giản đơn rằng: Mình vốn dĩ là một diễn viên, cuộc đời mình vốn là những khuôn hình và những thước phim định sẵn. Và đó cũng là mục đích và chân lý của cuộc đời, chẳng có gì phải hối tiếc cả.

theanh32.jpg
Hàng ngàn poster lớn nhỏ được ông sưu tầm một cách thích thú
theanh3.jpg
Khách đến nhà sẽ được ông dẫn tham quan và chỉ dẫn từng chi tiết hay của poster

Những người không thích nghi thì hay chạnh lòng - thương chuyện cũ, nhớ chuyện hôm qua, còn tôi thì cứ đi, chẳng thích ngồi trong ghen tỵ, so đo. Ở cái tuổi của tôi bây giờ, nếu bước ra sân khấu khán giả chỉ vỗ tay 10 cái, trong khi các bạn trẻ được vỗ tay 1.000 cái, ấy cũng là chuyện thường tình. Giữ cho được 1 tiếng vỗ tay, nhiều khi cũng không dễ, nhưng không phải vì thế mà mình bất chấp để níu giữ.

Cuộc đời tôi có bốn hồi

- Nhìn lại một lượt các vai diễn của ông, người quan sát thấy anh chàng Thế Anh điển trai thường được sánh vai với các người đẹp, có thể kể đơn cử như Lê Vân, Như Quỳnh, Diễm My, Thu Hà, Hiền Mai…, mà nghe đâu các người đẹp cũng có cảm tình với ông. Điều này có thật không?

- Con người khác cái máy ở chỗ luôn có tình cảm đa dạng và luôn luôn có thể thay đổi - mà thay đổi nhiều là đa tình. Nếu con người chỉ có một thứ tình cảm, tôi cho rằng loài người đã có thể diệt vong, nên đa tình là chuyện thường tình. Tuy nhiên, cái tình trong phim, trên sân khấu khác với cái tình thật ở ngoài đời.

Tôi có đời sống của gia đình mình, người ta có đời sống riêng của họ, xấu tốt hay hạnh phúc gì đó miễn bàn, quan trọng là phải biết giới hạn. Con người văn minh là phải biết tôn trọng những giới hạn.

Sở dĩ có hờn ghen giận dỗi, có chiến tranh cướp phá…là do các giới hạn bị rạn nứt hoặc sụp đổ. Ngay cả Robinson mà vượt quá giới hạn cho phép của đời sống thì anh ta đã không còn sống để quay về đất liền.

- Trong phim Không nơi ẩn nấp (trước 1975) ông vào vai một tên biệt kích nhảy ra Bắc và trá hình vào hàng ngũ bộ đội, nhờ đẹp trai nên lợi dụng được trái tim của một nữ bí thư thanh niên xung phong.

Trong phim Đêm hội Long Trì thì ông vào vai quốc cửu hoang dâm vô độ. Trong vở Tả quân Lê Văn Duyệt mới đây thì ông được bủa vây bởi toàn người đẹp. Nếu nói về cái sự đa tình và cả cái duyên của ông với các nhân vật nữ, ông nghĩ bí quyết của mình nằm ở chỗ nào?

- Ngày trước, người ta nói với tôi nhờ đẹp trai mà đa tình - dù là chỉ đa tình trong nghệ thuật. Tôi cho rằng nhận định đó hoàn toàn sai, vì nhân vật luôn do kịch bản và đạo diễn quyết định, vấn đề còn lại phụ thuộc vào quá trình nghiên cứu lý lịch nhân vật của diễn viên.

theanh43.jpg theanh5.jpg

Vào vai Hoàng đế Minh Mệnh thì tôi phải biết được đây là vị vua giỏi, thích canh tân và thực tế là đã có rất nhiều đóng góp cho triều Nguyễn. Về đời tư, vị vua này có sáu trăm cung tần mỹ nữ, làm vua chừng hai mươi năm mà có tới 142 người con.

Trong vở Tả quân Lê Văn Duyệt, lớp diễn của nhân vật này khá ít, nếu tôi không làm rõ nét được hai đặc điểm này thì xem như vai diễn không thành công. Nhà thiết kế Sỹ Hoàng sau đêm tổng duyệt nói với tôi rằng: “Ông này là vua đa tình”, tôi thấy nhận xét này sắc sảo, nên tôi tự ứng biến vào vai diễn của mình vào hướng đó.

Tôi biết mình đã già rồi, thiếu cái sự hấp dẫn thời trai trẻ là đương nhiên, nhưng bù lại thì tôi có thừa sự phân tích để nhấn nhá, làm cho nhân vật được sống cuộc đời của chính nó. Cái duyên hay sự đa tình của tôi luôn ở chỗ này, chứ không phải ở chỗ tuổi tác.

Thọc sâu - leo cao - đi xa là bằng tri thức + kinh nghiệm + tay nghề, chứ không bằng sự hào hoa, đa tình, đẹp trai. Ai cũng có một thời oanh liệt, nhưng phải biết rằng không có gì cổ lỗ bằng những thành tích của ngày hôm qua. Cái nghề diễn viên luôn bạc bẽo, như người Mỹ thường nói: “live today, dead tomorrow (sống nay, chết mai) - cho nên mình phải chủ động với chính mình.

- Có khi nào sự đa tình trong nghệ thuật theo ông ra ngoài đời sống hay không?

- Thiên hạ nói về tôi thế nào, chắc các bạn cũng đã nghe và biết, tôi không bàn chuyện họ nói đúng hay sai, nay bạn hỏi nữa đề làm gì. Tôi là dân chuyên nghiệp, nên luôn có tôn chỉ và mục đích trong công việc.

Với các tình huống cụ thể, nhiều khi phải biết nhục với chính mình thì mới làm việc được. Thiên hạ phê bình thì cứ phê bình, vì đó là cái quyền của họ, tôi cũng có cái quyền của mình, nhiều khi họ không hiểu công việc mà họ phê bình bằng tôi.

Ví dụ một vở kịch, bọn tôi tập 2-3 tháng mới xong, họ xem chừng 2-3 tiếng và chỉ xem có một lần, cũng khó mà tin họ đã hiểu hết vấn đề. Tôi luôn muốn rành mạch chuyện nghệ thuật và đời sống, bởi mọi sự nhập nhằng đều dẫn đến chuyện không hay và đáng tiếc.

Sự đa tình trong nghệ thuật có thể chưa làm nên tên tuổi của Thế Anh, nhưng chắc chắn một điều là thiên hạ biết đến chuyện Thế Anh đa tình trong nghệ thuật nhiều hơn chuyện đa tình ở ngoài đời. So sánh thiệt hơn theo lẽ thường tình, bạn cũng đủ biết tôi sẽ trả lời hay không.

- Một cuộc đời đa tình và không cô đơn - như ông tự nhận, nhưng không nói ra, thì có thể bị mỗi nỗi sợ nào đó chi phối hay không? Từ khi mới vào nghề đến bây giờ, hẳn là ông sẽ thấy cuộc đời của mình có nhiều giai đoạn?

- Tôi sợ nhất là khi các đạo diễn giao cho các vai diễn mà chưa đọc kịch bản thì mình đã hình dung ra rồi. Tôi cũng sợ người xem khi chưa xem đã phán vai này của Thế Anh sẽ khá lăng nhăng, dê xồm, vai kia của Thế Anh là này nọ. Tôi sợ, vì tính bất ngờ không còn, và cũng sợ vì bị những định kiến kiểu đó.

anh-Mythuat2.jpg
"Thiên hạ phê bình thì cứ phê bình, vì đó là cái quyền của họ, tôi cũng có cái quyền của mình, nhiều khi họ không hiểu công việc mà họ phê bình bằng tôi"

Còn khi đã xem xong, muốn chê muốn khen thế nào cũng được, vì hay/dở, đẹp/xấu, thích/không thích là lẽ thường tình. Tôi nói mình đa tình trong nghệ thuật, vì khi diễn chung với các bạn nữ, tôi luôn tìm cách để nâng họ lên, chăm chút cùng họ từng chi tiết, từng cử chỉ để tạo ra các mảng, miếng trông như thật.

Quan điểm của tôi là nước lên thì bèo lên, phải làm sao để mỗi phân đoạn, mỗi lớp diễn là một tâm trạng - mà kinh nghiệm cho thấy, diễn tâm trạng khi yêu cũng rất khó khăn, vì nó cần sự kết hợp của cả hai người. Vậy nên, nếu khen tôi đa tình trong nghệ thuật, thì cũng hãy khen những bạn diễn của tôi như thế.

Còn cuộc đời tôi chia ra mấy giai đoạn ư, có lẽ chia làm 4 hồi, như trong tiểu thuyết chương hồi: Hồi hộp; Hồi xuân; Hồi đó và Hồi kèn. Ai cũng biết cuộc đời nên giữ ở cái hồi xuân, với sức sống và sự vồ vập, nhưng không dễ. Tuy nhiên, nếu chỉ sống trong hồi hộp (lo lắng), hồi đó (kể lể) thì nên chấp nhận hồi kèn (đám ma) đến thiệt sớm.

Trên lĩnh vực sân khấu, Thế Anh có các vai diễn tiêu biểu trong: Nila - cô bé đánh trống trận, Đôi mắt, Chuông đồng hồ trên điện Kremli, Anh Trỗi, Hoa anh túc, Khúc thứ ba bi tráng, Vụ án Eroxtrat, Đại đội trưởng của tôi, Othello, Bài ca Điện Biên, Người cha thô bạo, Hòn đảo thần Vệ nữ… Sau Nổi gió và Mối tình đầu, Thế Anh còn vào vai chính của những bộ phim khác như: Đường về quê mẹ, Không nơi ẩn nấp, Ngày lễ thánh, Tự thú trước bình minh, Hồi chuông màu da cam, Vụ án hồ con rùa, Ngoại ô, Người trong cuộc, Vĩnh biệt chân trời cũ, Gánh xiếc rong, Tình xa, Đêm hội Long Trì, Kiếp phù du… Thế Anh quả là người chịu chơi, để kỷ niệm hai vai diễn được yêu thích nhất, ông đã đặt tên hai con trai là: Nguyễn Thế Phương (theo tên trung uý Phương trong phim Nổi gió (1965) và Nguyễn Thế Duy (vai Ba Duy trong Mối tình đầu (1977).

Theo Hiền Hoà

Một bài thơ hay

TƯỞNG TƯỢNG
Chẳng thể nào hiểu nổi trái tim
Khi ánh mắt cũng làm em bối rối
Nụ cười ấy làm em quay đi vội
Để khi về mơ mãi một điều thôi

Chỉ là cái nắm tay nhỏ nhoi thôi
Sao em thấy gió cũng thành có nghĩa
Sóng hồ mãi phiêu du hoài không nghỉ
Có khi nào anh nghỉ tới em không...!?

Cũng chỉ là điều tưởng tượng mà thôi
Để em sống với những gì không thực
Để một ngày trong cơn mơ em thức
Tưởng tượng ơi... em hóa đá mất rồi...


Vũ Thanh Thủy

Tuesday, February 24, 2009

Bài học từ thuở còn thơ - đến giờ lâu lâu giở ra để nhớ để rồi bơ vơ


Bài học 1:

Thấy Quạ ngồi trên cây cả ngày mà không làm gì, Thỏ con hỏi:- Tôi có thể ngồi cả ngày mà không làm gì như anh không?- Tất nhiên, tại sao lại không. - Quạ nói.Vậy là Thỏ con ngồi dưới đất nghỉ ngơi. Bỗng nhiên, Cáo già xuất hiện,vồ lấy Thỏ và ăn thịt.

Bài học rút ra: Để được ngồi không, bạn phải ngồi ở vị trí rất, rất cao.

Bài học 2:

Gà tây nói với Bò tót: “Tôi muốn nhảy lên ngọn cây kia nhưng tôi không đủ sức”. “Vậy thì rỉa phân tôi đi”. - Bò tót khuyên. Gà tây mổ phân của Bò tót và thấy thực sự đủ sức để nhảy lên cành cây thứ nhất. Ngày tiếp theo, sau khi ăn một ít phân bò, Gà tây nhảy đượcđến cành cây thứ hai. Cứ thế đến nửa tháng sau, Gà tây đã lên tới ngọncây. Không lâu sau đó, Gà tây bị một bác nông dân bắn rơi.

Bài học rút ra: Sự ngu ngốc có thể đưa bạn lên đỉnh cao nhưng không thể giữ bạn ở đó mãi.

Bài học 3:

Chim non đang bay về phía nam để tránh rét thì bị đông cứng và rơi xuống một cánh đồng. Trong khi nó đang nằm đó thì Bò cái tới và phóng uế lên người nó. Trong lúc bị đông cứng vì rét, bãi phân bò lại làm cho Chim non thấy ấm lên và tỉnh lại. Nó cất tiếng hót vì sung sướngthì một chú mèo đi qua nghe thấy. Mèo tìm đến bãi phân bò, lôi Chim non ra rồi ăn thịt.

Bài học rút ra:

1)Không phải bất cứ ai vây bẩn lên bạn cũng đều là kẻ thù.

2)Không phải bất cứ ai kéo bạn ra khỏi chốn bẩn thỉu cũng đều là bạn.

3) Khi bạn đang ở sâu trong chốn bẩn thỉu, hay im lặng.

::: Trịnh Công Sơn :::

Gia Tài Của Mẹ

Một ngàn năm nô lệ giặc tầu
một trăm năm đô hộ giặc tây
hai mươi năm nội chiến từng ngày
gia tài của mẹ, để lại cho con
gia tài của mẹ, là nước Việt buồn

Một ngàn năm nô lệ giặc tầu
một trăm năm đô hộ giặc tây
hai mươi năm nội chiến từng ngày
gia tài của mẹ, một rừng xương khô
gia tài của mẹ, một núi đầy mồ

Dạy cho con tiếng nói thật thà
mẹ mong con chớ quên màu da
con chớ quên màu da, nước Việt xưa
mẹ mong trông con mau bước về nhà
mẹ mong con lũ con đường xa
ôi lũ con cùng cha, quên hận thù

Một ngàn năm nô lệ giặc tầu
một trăm năm đô hộ giặc tây
hai mươi năm nội chiến từng ngày
gia tài của mẹ, ruộng đồng khô khan
gia tài của mẹ, nhà cháy từng hàng

Một ngàn năm nô lệ giặc tầu
một trăm năm đô hộ giặc tây
hai mươi năm nội chiến từng ngày
gia tài của mẹ, một bọn lai căng
gia tài của mẹ, một lũ bội tình.

English version


A thousand years of Chinese reign.
A hundred years of French domain.
Twenty years fighting brothers each day,
A mother's fate, left for her child,
A mother's fate, a land defiled.

A thousand years of Chinese reign.
A hundred years of French domain.
Twenty years fighting brothers each day,
A mother's fate, bones left to dry,
And graves that fill a mountain high.

Refrain:
Teach your children to speak their minds.
Don't let them forget their kind--
Never forget their kind, from old Viet land.
Mother wait for your kids to come home,
Kids who now so far away roam.
Children of one father, be reconciled.

A thousand years of Chinese reign.
A hundred years of French domain.
Twenty years fighting brothers each day.
A mother's fate, our fields so dead,
And rows of homes in flames so red.

A thousand years of Chinese reign.
A hundred years of French domain.
Twenty years fighting brothers each day.
A mother's fate, her kids half-breeds,
Her kids filled with disloyalty.

(Refrain)

Xạo chút cho vui - biết thì đừng nói vợ



Gia Tài Của Vợ (Lucy sưu tầm)

Một trăm năm nô lệ vợ nhà
Một trăm năm nô lệ vợ ta
Hai mươi năm rửa chén giặt đồ
Gia tài của vợ để lại cho ta
Gia tài của vợ là khối việc nhà

Một trăm năm ta sợ đàn bà
Một trăm năm ta sợ vợ ta
Hai mươi năm làm hết việc nhà
Ôi còn gì là một đời trai tơ
Thôi thì còn lại Một kiếp dại khờ

Nàng dạy ta biết nấu thịt bò
Nàng dạy ta nấu canh cà chua
Nàng dạy ta rửa chén chùi nhà
Nàng dạy ta biết mua đồ sale
Ôi biết bao là ơn ơn vợ nhà

Một trăm năm đi làm người chồng
Một trăm năm trong đời xiềng gông
Hai mươi năm là kiếp long đong
Ôi còn lại gì ngoài bộ xương teo
Chỉ còn lại là một kiếp bọt bèo

đời đàn ông như vậy là thường
đời đàn ông như vậy mà thương
Con ơi con hãy rán noi gương
Hễ làm việc nhà thì đừng bê tha
Cho dù thờ bà thì cũng bà nhà

Dạy cho con biết quý đàn bà
Dạy cho con biết như người cha
Để theo cha cho hết đời này
Để cho con giống như là cha vui cả nhà
Để cho con giống như là cha vui cả nhà

Tác giả này chắc yêu nhiều lắm - Kính nể. Đọc không nổi



Cô Bé Tôi Yêu I

Cô bé tôi yêu, đẹp tuyệt vời,
Lần đầu, cô đã cướp hồn tôi,
Tôi về đêm ấy, nằm không ngủ,
Mơ bóng, thương hình, tưởng nhớ thôi .

Cô bé tôi yêu, đẹp tuyệt trần,
Cô cười, tươi thắm cả trời xuân,
Dáng đi tha thướt, ngàn hoa thẹn,
Ong, bướm đón chào, mỗi bước chân,

Cô bé tôi yêu, nhỏ xiú hà,
Cô là bạn học của Lisa,
Em tôi với cổ thân nhau lắm,
Vừa mới trao tình, lại cách xa .

Cô bé tôi yêu, đã vắng nhà,
Từ mùa thu trước, học trường xa,
Tiễn đưa, lưu luyến tôi còn nhớ,
Chân bước đôi giòng giọt lệ sa .

Bây giờ hai đứa ở hai nơi,
Kẻ ở chân mây, kẻ cuối trời,
Nỗi nhớ, niềm thương, lời nhắn gởi,
Qua giòng điện thoại, đổi trao thôi .




Cô Bé Tôi Yêu II

Người yêu tôi vẫn giận hờn tôi,
Hồi tối, tôi kêu chẳng trả lời,
Mấy chục lần phôn, bao messages,
Đợi hoài nhưng chẳng thấy tăm hơi .

Em học miền Đông, tôi miền Tây,
Xa ba ngàn dậm, sáu giờ bay,
Mỗi năm, hai đứa dăm lần gặp,
Tình vẫn nồng nàn, vẫn đắm say .

Cho đến, tuần qua tôi hẹn sang,
Nghỉ Spring break để thăm nàng,
Máy bay, đặt sãn vài hôm trước,
Qùa tặng cho em cũng sẵn sàng .

Nhưng bỗng công ty có chuyện cần,
Không cho tôi nghỉ Vacation .
Baỏ tôi khăn gói, mai đi gấp,
Nói lệnh này từ President .

Tôi biết, làm sao vẹn mọi bề,
Nói hoài em cũng chẳng thèm nghe,
Hẹn người yêu, lỗi là trăm tội,
Lệnh xếp, không theo mất việc nè .




Cô Bé Tôi Yêu III

Cô bé tôi yêu vẫn cứ buồn,
Vẫn còn hờn, giận, lệ còn tuôn,
Vẫn còn ấm ức, tôi không đến,
Còn bảo tôi rằng "Bé hết thương"

Cô bé tôi yêu vẫn cứ nhè,
Sáng nay, bé kể mẹ tôi nghe,
Nghe xong, mẹ bảo :"Con đừng giận,
Thằng ấy chung tình nhất đó nhe"

Cô bé tôi yêu, đã hết buồn,
Bé cười, bé nói "Bé còn thương,
Bé không giận, trách, hờn anh nữa,
Bé nhớ anh nhiều, mới vấn vương"

Cô bé tôi yêu, hết giận rồi,
Không còn mách mẹ, đổ thừa tôi,
Không còn hang up, khi tôi gọi,
Bé nói suốt đêm, chửa hết lời .


Cô Bé Tôi Yêu IV

Cô bé tôi yêu sắp nghỉ hè,
Hôm qua cô gọi, nói tôi nghe,
"Tuần này thứ sáu, mười giờ tối,
Anh đến phi trường đón bé nhe ."

Cô bé tôi yêu, nói thật nhiều,
Nói rằng "Bé nhớ, nhớ anh yêu,
Những đêm xuân vắng, bên bàn viết,
Bé đọc thơ tình, dạ chắt chiu"

Cô bé tôi yêu, kể lại rằng,
"Những chiều hoang vắng, tối không trăng,
Những đêm đông lạnh nhìn hoa tuyết,
Bếp ấm nhưng lòng vẫn gía băng"

Cô bé tôi yêu, kể một hồi,
Không nghe tôi nói, bé cong môi (?)
"Sao anh không nói, không mừng hở ?
Không muốn bé về, một tiếng thôi "

Cô bé tôi yêu, lại muốn hờn,
Chết rôì, lệ bé sắp trào tuôn,
"Không, không, bé ... bé , anh mừng lắm,
Yêu bé, anh đâu để bé buồn "

Cô bé tôi yêu, lại muốn nhè,
Tôi đành dỗ "Bé nói, anh nghe,
Anh thương, anh nhớ, mong từng phút,
Anh muốn đi ngay đón bé về"

Cô bé tôi yêu, khúc khích cươì,
"Thôi đừng gỉa bộ nữa anh ơi,
Yêu em thế hở, em nào biết,
Cứ tưởng anh yêu mấy chục người"

Cô Bé Tôi Yêu V

Cô bé tôi yêu đã trở về,
Tối qua, ra đón thật vui ghê,
Mẹ, tôi, mẹ bé cùng ba bé,
Cả bốn người ngồi một chiếc xe .

Cô bé tôi yêu đã đến rồi,
Vội vàng chạy lại, bé ôm tôi,
Vòng tay xiết chặt, vòng tay ấm,
Quên cả không gian, cả mọi người .

Cô bé tôi yêu tóc xỏa dài,
Ngày đi, tóc mới chấm bờ vai,
Ngày về, tóc đã ngang lưng áo,
Tha thướt theo làn gío nhẹ bay .

Cô bé tôi yêu nũng nịu cười,
Nhẹ nhàng, bé đặt nụ hôn môi,
Ôi chao, dịu ngọt và thơm ngát,
Xe chạy mà tôi vẫn lịm người .

DVHoDiep

Cô Bé Tôi Yêu VI

Cô bé tôi yêu, mới đến chơi,
Hôm nay Thứ Bẩy, thật là vui,
Kéo tôi ra dưới tàn Lan trắng,
Trao nụ hôn nồng lịm má môi .

Cô bé tôi yêu, mỉm mỉm cười,
Ngọt ngào duyên dáng, gọi "Anh ơi,
Ghé đây, nói nhỏ cho anh biết,
Là bé yêu anh suốt cuộc đời "

Cô bé tôi yêu, ở đến chiều,
Bên tôi trao đổi mộng thương yêu,
Bên tôi trao đổi lời nhung nhớ,
Thề nguyện muôn đời mãi mãi yêu .

Cô bé tôi yêu, chửa muốn về,
"Tối rồi, bé ạ, mẹ rầy nghe,
Sáng mai Chủ Nhật, anh sang đón,
Đi biển vui đùa, tắm, bé nhe"

Cô bé tôi yêu, mới bước ra,
"Còn chưa tối hẳn đó anh à,
Sáng mai đến sớm, em chờ đó,
Đừng trễ, em buồn, khóc đó nha"

Cô bé tôi yêu, mới bước về,
Mà tôi đã thấy nhớ cô ghê,
Chỉ mong, chỉ muốn trời mau sáng,
Để đến cùng cô tắm biển nè .


Cô Bé Tôi Yêu VII

Cô bé tôi yêu, ghen lắm cơ,
Hôm qua ra biển, lúc đang chờ,
Cô vào phòng để thay đồ tắm,
Tôi gặp lại người bạn học xưa .

Từ lúc ra trường, chẳng gặp nhau,
Xưa, hai năm cuối ở chung lầu,
Làm chung projects, không thân lắm,
Xinh đẹp nhưng tình chửa bén đâu .

Cô hỏi tôi về chuyện của tôi,
"Công danh, sự nghiệp đến đâu rồi ?
Tình yêu, duyên nợ sao rồi hở ?
Đi biển mình à, bộ lẻ loi ?"

Chưa kịp trả lời, bé bước ra,
Tôi liền giới thiệu với cô ta,
Rằng :"Đây cô bé tôi yêu mến,
Mai mốt đến mừng đám cuới nha"

Bé cúi chào cô, mắt liếc tôi,
Long lanh ngấn lệ, chết tôi rồi,
Chút về chắc phải gồng thân chịu,
Cho bé cấu, cào, cắn, nhéo thôi .

Cô ấy chào xong rảo bước đi,
Tôi, cô nào có nợ duyên gì,
Tôi, cô chưa một lần thương nhớ .
Mà bé vùng vằng, giận dỗi chi .

Cô bé tôi yêu cứ hỏi hoài,
"Anh ơi, cô ấy thật là ai,
Bạn thân ? bạn học ? người yêu cũ ?
Nói thật đi mà, chớ dối, sai .

Có phải người yêu, mới trở về,
Anh à, sao hở kể em nghe ?
Ngày xưa, anh chắc yêu cô ấy,
Lỡ bỏ nhau rồi, chắc tiếc ghê ?"

"Cô ấy chỉ là bạn học thôi,
Xa nhau em ạ, đã lâu rồi,
Từ lúc ra trường đâu gặp nữa,
Chưa một lần yêu, chẳng ngỏ lời ."

Cô bé tôi yêu: "Thật thế à ?
Cổ xinh, cổ đẹp tợ Hằng Nga,
Lời yêu chưa ngỏ sao anh biết,
Lòng của cô nàng có thiết tha "

Anh chỉ yêu em, thật đó mà,
Thôi mình đừng nói chuyện người ta,
Trưa rôì, em ạ mình ra tắm,
Nước biển xanh kìa, mát lắm nha "



Cô Bé Tôi Yêu VIII

Cô bé tôi yêu, thích ở nhà,
Ra vườn ve vuốt những cành hoa
Cùng tôi âu yếm chờ sao rụng,
Vào những đêm trăng sáng nhạt nhoà .

Cô bé tôi yêu, rất dịu dàng,
Tuy rằng đôi lúc thật ương ngang,
Tuy rằng đôi lúc hay hờn dỗi,
Tôi vẫn yêu hơn cả ngọc, vàng .

Cô bé tôi yêu ngoan lắm cơ,
Cô hiền, đôi lúc giống Ma -Sơ
Nhưng mà có lúc, thôi không nói,
Nói sợ cổ nghe, bị nhéo giờ .

Cô bé tôi yêu, rất ngọt ngào,
Mỗi lần cô lỡ nheó tôi đau,
Lại bên thỏ thẻ :"Em xin lỗi,
Đau hở ? lại đây nựng chút nào"

Cô bé tôi yêu, chẳng thích đùa,
Một hôm, lỡ dại khổ tôi chưa,
Khen cô hàng xóm, nhà bên cạnh,
Một trận lôi đình, cả tháng mưa .

Cô bé tôi yêu, thích nói nhiều,
Suốt ngày, thảnh thót gọi "Anh yêu"
Líu lo như tiếng Hoàng Anh hót,
Tôi vẫn thèm nghe cả sáng chiều .




Cô Bé Tôi Yêu 9

Cô Bé tôi yêu, thích giận hờn,
Để tôi năn nỉ, chuộng, chiều hơn,
Tối qua cô gọi tôi đang tắm,
Điện thoại không nghe, thế cũng buồn .

Tôi gọi lại cô chẳng trả lời,
Mẹ rằng "Nó giận, đó Dee ơi,
Đi đâu, nó gọi hoài không thấy,
Nhõng nhẻo đó mà, dỗ chút thôi"

Tôi vội lái xe đến cửa nhà,
Thế mà cô bé, chẳng thèm ra,
Cửa phòng cô đóng, im thin thít ,
"Không mở, anh về, thật đó nha"

Cô bé tôi yêu, vôi mở ngay,
Chu cha, doạ chút thế mà hay,
Lần sau, nhỏng nhẻo, thì anh biết,
Làm bộ thôi mà, có chết ai .

Cô bảo:"Lần này thôi đó nghen,
Lần sau, anh nhớ gọi em liền,
Không em giận mãi, đừng hòng dỗ,
Cửa đóng, em cài mấy chục then" .




Cô Bé Tôi Yêu X

Cô bé tôi yêu đến lúc chiều,
Bảo rằng : "Sinh nhật của anh yêu,
Em xin bố mẹ, qua đây giúp,
Em giúp anh nha, giúp thật nhiều".

Cô tặng cho tôi một nụ hôn,
Tôi nghe chao đảo cả tâm hồn,
Nụ hôn ngọt lịm và thơm ngát,
Cô khuất mùi hương phảng phất còn ...

Cô nói :" Thôi nghen ...", bước vội vàng,
Vào nhà chào mẹ:"Cháu vừa sang,
Ngày mai Sinh Nhật anh Dee ạ,
Thưa bác, cần gì để cháu mang"

Ngước mắt nhìn cô, mẹ dịu dàng,
"Lại đây ngồi xuống uống ly cam,
Bác vừa hái vắt, nè bưng lấy,
Ngọt lắm, cháu xem, óng ánh vàng ".

Cô bé cầm ly, lại cạnh tôi,
Tôi nghe sung sướng, mím môi cười,
Nhìn tôi cô hỏi "Cười chi thế,
Có phải mặt em dính nhọ nhồi ?"

Cô bé, dùng dằng, mắt ngó tôi,
Tại sao anh đứng ngó em cười ?
Sao anh không nói, cười chi hở ?
Không nói, em về, giận nữa coi ".

"Bé cuả anh à, bé của anh,
Thương anh sao bé bỏ cho đành,
Bé về, anh nhớ, rồi anh cảm,
Bé giận, anh buồn, khổ, tội anh .

Vui qúa anh cười đó bé yêu,
Nhìn xem nè mẹ đã cưng chiều,
Cô con dâu nhỏ, em còn nói,
Cưng ạ, anh nào dám ghẹo, trêu ."

Cô Bé Tôi Yêu 11

Cô bé tôi yêu đứng một mình,
Nãy giờ tôi hỏi, cứ làm thinh,
Cúi đầu, mắt ngọc rưng rưng lệ,
Đôi má hồng phai, đắm giọt tình .

Một lúc lâu sau, bé bảo tôi,
"Anh còn hỏi nữa, tại anh thôi,
Hồi trưa ra biển, mình em tắm,
Anh đứng bâng khuâng, ngó đất, trời"

Có phải là anh chỉ nhớ người ?
Người tình yêu dấu của anh thôi,
Còn em hờn tủi, anh nào biết,
Em khóc, mà anh chẳng một lời "

Mười mấy năm rồi, anh chửa quên,
Hôm nào anh hứa, chỉ yêu em,
Mà sao còn nhớ người xưa hở ?
Hứa để làm gì để khổ em ?

Tha lỗi cho anh, cô bé ơi,
Chuyện xưa anh biết đã lâu rồi,
Mỗi lần ra biển anh không thê?
Ngăn giọt đau thương khóc một người .

Cô bé tôi yêu đã nín rồi,
Lại gần cô nắm lấy tay tôi,
“Em không giận, trách, hờn anh nữa,
Vì quá yêu anh mới lỡ lời ."

Cô Bé Tôi Yêu 12

Cô bé tôi yêu mới tưụ trường,
Hôm nào đưa tiễn nắng còn vương,
Cỏ cây xơ xác nằm im bóng,
Vài chiếc lá khô rụng cuối đường .

Cô bé tôi yêu mắt đỏ hoe,
Vừa mang hành lý chất vào xe,
Vừa đưa tay vẫy chào cha mẹ,
Xe chạy mà cô vẫn cứ “nhè”

Cô bé tôi yêu lên máy bay,
Tôi ôm cô chặt, chẳng rời tay,
Hôn lên đôi má còn vương lệ,
Chẳng muốn xa cô tự phút này .

Cô bé tôi yêu mới vắng nhà,
Mà tôi thương nhớ , cứ vào ra,
Đêm đêm tỉnh giấc nhìn trăng nhạt,
Bóng của người tình xa vẫn xa .

Cô bé tôi yêu, đã vắng rôì,
Chiều chiều, qua phố chỉ mình tôi,
Nhà cô cửa đóng đèn không sáng,
Lối nhỏ tôi về, bước lẻ Loi .


Cô Bé Tôi Yêu 13

Cô bé tôi yêu mới gọi tôi,
Giọng oanh thỏ thẻ, tiếng ru hời,
"Anh ơi, gió lạnh ngoài song cửa,
Thu chửa tàn mà, tuyết đã rơi .

Nhớ qúa anh ơi, nhớ thật nhiều,
Nhiều không nói hết nhớ anh yêu,
Nhớ anh, bé nhớ, đêm không ngủ,
Ngày cứ ra, vào, đứng chắt chiu"

"Anh nhớ, anh thương bé thật nhiều,
Nhiều hơn cả bé nhớ anh yêu,
Nhiều hơn cả nước hồ, sông, biển,
Hơn lá rừng thu rụng mỗi chiều .

Anh nhớ bé nhiều, bé biết không ?
Đêm đêm anh dệt giấc mơ hồng,
Nhưng khi tỉnh bé nào đâu thấy,
Chỉ thấy trăng khuya, giólạnh lùng ."

Cô bé tôi yêu, khóc sụt sùi,
"Noel anh nghỉ nhớ sang chơi,
Nơi đây tẻ lạnh, đầy sương tuyết,
Phòng vắng, chăn buồn, gối lẻ loi ."

"Tuần tới anh sang, bé chịu chưa ?
Bé đừng khóc nữa kẻo trời mưa,
Cười đi bé nhé, vui không hở ?
"Hí ...Hí... anh à, bé chịu thua ."



Cô Bé Tôi Yêu - 14

Ba tiếng đợi chờ, sáu tiếng bay,
Vượt ba ngàn dậm, đến nơi đây,
Đông mới vừa sang mang tuyết trắng,
Trắng đồi, trắng núi, trắng ngàn cây .

Tôi xuống sân bay lúc xế chiều,
Thăm người em nhỏ, bé tôi yêu,
Máy bay đến chậm vì mưa tuyết,
Để bé trông, chờ mộng chắt chiu .

Kià bé tôi yêu đứng cửa chờ,
Hôm nay bé mặc áo xanh lơ,
Cả em tôi nữa, quàng khăn đỏ,
Mái tóc nhung đen, xoả hững hờ .

Cô bé vội vàng, đến cạnh tôi,
Niềm thương, nỗi nhớ chẳng ra lời,
Ôm cô tôi xiết vòng tay ấm,
Những nụ hôn dài, lịm má, môi .

Em gái tôi cười, ngoảnh mặt đi,
Lại gần, xách hộ chiếc va ly,
"Em đem hành lý ra xe trước,
Anh chị lâu ngày ... vội vã chi"

Con nhỏ em tôi thật biết điều,
Để tôi với nhỏ tỏ thương, yêu,
Một ngày xa cách, trăm ngày nhớ,
Hạnh phúc chỉ toàn mộng dấu yêu .

Xe chạy ra đường tuyết vẫn rơi,
"Từ từ, cẩn thận, bé con ơi",
"Đừng lo, anh chị ngồi yên nhé,
Em lái tuyết, mưa lão luyện rồi".

Khách sạn, phi trường cách bốn miles,
Vòng qua, quẹo lại mấy đường dài,
Chờ cho tôi, bé vào cửa chính,
"Em đón hai người nhé, sáng mai"

Em gái nói rồi, biến thật nhanh,
Bé còn ngơ ngẩn, mắt long lanh,
"Ơ này, qủy xứ, chờ ta chút"
"Qủy xứ đâu nào, chỉ có anh"


Cô Bé Tôi Yêu 15

Cô bé lại gần, đứng cạnh tôi,
Tay vân tà áo, cắn vành môi,
Nhìn tôi đôi mắt như hờn dỗi,
"Anh ghẹo em hoài, giận nữa coi" .

Kéo bé lại bên má tựa đầu,
"Anh nào dám ghẹo bé yêu đâu,
Hôm xưa ghẹo bé, mưa hơn tháng,
Còn bị mẹ rầy, mắng giống trâu"

Bé níu tay tôi, trước cửa phòng,
Rụt rè, bé chẳng muốn vào trong,
Tôi diù bé xuống ngồi bên ghế,
Bé ngước nhìn tôi má ửng hồng .

"Bé gọi dùm anh cơm tối đi,
Từ trưa anh chẳng uống, ăn gì,
Chút anh đưa bé về cư xá,
Không Quỷ thì mình đón tắc xi (taxi)

Cô bé tôi yêu tủm tỉm cười,
"Thôi đừng đứng tếu nữa anh ơi,
Tắm đi, bồi sắp đem cơm tới,
Chắc hẳn anh yêu đói lắm rồi"


Cô Bé Tôi Yêu 16

Tôi lại ra đi, lúc xế chiều,
Xa miền đất lạnh, bé tôi yêu,
Bao nhiêu vui, sướng ngày nao đến,
Gìơ biệt ly buồn, khổ bấy nhiêu .

Lại một lần đi, vạn nỗi sầu,
Một lần đưa tiễn, mấy lần đau,
Người đi, kẻ ở còn lưu luyến,
Ngàn dậm xa lià, mãi nhớ nhau .

Bé níu tay tôi chẳng muốn rời,
"Anh đừng xa bé nhé anh ơi,
Ở đây giá lạnh nhiều băng tuyết,
Bé nhớ anh, buồn đến chết thôi"

Tôi vuốt đầu cô bé, dỗ dành,
"Bé đừng buồn nữa, buốt tim anh,
Ra trường mình sẽ bên nhau mãi,
Anh, bé cùng vui dệt mộng lành"

Giây phút bên nhau thật tuyệt vời,
Thế gian như chỉ chúng mình thôi,
Thời gian ơi hỡi, xin ngừng lại,
Cho kẻ yêu nhau tỏ hết lời .

Máy bay cất cánh, rời phi đạo,
Cô bé chắc còn đứng ngó theo,
Tuyết trắng bay ngoài khung của nhỏ,
Xa rồi bóng dáng bé tôi yêu .

Cô Bé Tôi Yêu 17

Tết này cô bé chẳng về chơi,
Anh nhớ bé nhiều lắm bé ơi,
Hôm qua mẹ hỏi, anh thưa mẹ,
"Bé bận học" mà mẹ chẳng vui .

Từ lúc em đi, mẹ vẫn buồn,
Ra vào mẹ nhắc đến em luôn,
Bữa ăn, mẹ cũng khen em mãi,
Em giỏi, ngoan, hiền, đẹp dễ thương .

Tết này buồn qúa bé yêu ơi,
Trên phố Bolsa thật lắm người,
Từng cặp nhân tình đi trẩy hội,
Một mình anh bước, đếm đơn côi .

Hôm qua anh chở mẹ đi chùa,
Lành lạnh, ngoài trời lất phất mưa,
Mẹ bảo "Xuân về sao chửa ấm ?
Quê mình đẹp lắm lúc sang mùa"

Mẹ ạ Quê người, tết giữa Đông,
Tìm đâu nắng ấm, gío Xuân nồng,
Tìm đâu ra đoá mai vàng nở ?
Đào vẫn trơ cành mẹ thấy không ?"

Cạnh mẹ, anh qùi nơi chánh điện,
Cầu mong hai đứa sớm nên duyên,
Mẹ cũng lầm thầm như khấn nguyện,
Ngày vui cho mẹ đón "dâu hiền" .


Cô Bé Tôi Yêu - bài số 18

Cô bé tôi yêu, lại dỗi hờn,
Bao lần tôi gọi chẳng cầm phôn,
Chỉ nghe tiếng nói cô ghi lại,
"Tôi bận, xin người để số phôn"

Cô bé tôi yêu, lại giận tôi,
Chuyện gì, mà giận thế cô ơi ?
Chuyện gì, không nói, sao tôi biết ?
Tôi nhắn sao cô chẳng trả lời ?

Cô bé tôi yêu, cứ giận hoài,
Hay là cô ấy phải lòng ai ?
Hay là cô ấy yêu người khác ?
Xa cách nên tình đã nhạt phai ?

Cô bé cầm phôn, hỏi "Chuyện gì?
Phải lòng ai hở nói ngay đi,
Xin đừng đổ lỗi cho người khác,
Đừng có gỉa vờ chẳng biết chi,

Chỉ tại anh mà, chỉ tại anh"
Trăng hoa, ong bướm, qúa đa tình,
Bao nhiêu cô gái, anh đùa giởn,
Chẳng nghĩ gì đâu đến chuyện mình"

"Vô cớ sao em cứ giận hoài ?
Anh nào đâu có phải lòng ai,
Mà em bóng gió, em hờn dỗi,
Như thể lòng anh đã đổi thay ? "

"Phương Hạnh là ai, thế hả anh,
Chắc là cô ấy đẹp như tranh,
Thông minh, học giỏi, giầu sang nữa,
Chẳng trách sao anh lại động tình"

"Cô ấy là con, bạn mẹ anh,
Làm sao mà lại đẹp như tranh,
Làm sao lại đẹp hơn em chứ,
Anh chỉ yêu em, chẳng động tình"

"Thứ bảy tuần qua anh ở đâu ?
Phải anh ra phố để cua đào ?
Phải anh dạo phố cùng cô ấy,
Phương Hạnh đó mà, chẳng phải sao ?

Cô bạn của em quen Phương Hạnh,
Hai người chung sở, cạnh nhà nhau,
Mẹ anh, mẹ Hạnh xưa đôi bạn,
Muốn kết xui mà, chẳng đúng sao ?"

"Họ chỉ đùa thôi, chẳng thật đâu,
Thương em, mẹ đã ước từ lâu,
Từ ngày hai đứa mình hò hẹn,
Chỉ đợi ra trường, đến đón dâu .

Cô Hạnh, em ơi cũng có bồ,
Học miền Đông Bắc, ở xa cô,
Đến chơi Thứ Bẩy, ngồi tâm sự,
Chỉ có thế thôi, thật đó mờ .

Em hỏi mẹ xem, phải thế không ?
Xa em anh hứa chẳng thay lòng,
Sao em cứ vẫn còn nghi ngại,
Để nhạt môi son, nhạt má hồng "

Cô bé "Vậy à, thật thế không ?
Yêu anh, em quyết chẳng thay lòng,
Yêu em, anh cũng đừng gian dối,
Đừng có đa tình, đó nhớ không"

"Sao hở ? bây giờ hết giận chưa ?
Đừng buồn em ạ, kẻo trời mưa,
Hè này, em nhớ về sơm sớm,
Phạt triệu nụ hôn thế mới vưà"

Cô bé tôi yêu, nức nở cười,
"Làm gì cả triệu thế anh ơi,
Hôn gì lắm thế, sao em thở ?
Đừng nhé, ơ ... này ... chỉ một thôi"




Cô Bé Tôi Yêu (bài số 19)

Cô bé về chơi khoảng tháng nay,
Còn tôi xin phép nghỉ dăm ngày,
Đưa cô dạo khắp vùng ven biển,
Hạnh phúc nào hơn những lúc này .

Hồi sáng hôm nay, bé ghé nhà,
Nghe cô "Chào bác, cháu vừa qua"
Bước chân rón rén, ngừng bên cửa,
"Trưa lắm rồi, anh vẫn ngủ à ?"

Tôi vội đứng lên, mở cửa phòng,
Cô như làn gió, lướt vào trong,
Vòng tay cô xiết còn tê dại,
Mà nụ hôn môi đã ấm nồng .

Hai đứa bên nhau chẳng muốn rời,
Men tình còn lịm ngọt bờ môi,
Hương tình còn ngất ngây, mê đắm,
Quên cả thời gian, cả đất trời .

Cô bé tôi yêu đẹp nhất đời,
Bé là tiên nữ của lòng tôi,
Bé là giòng máu, là hơi thở,
Không bé, thì tôi đã chết rồi .

"Anh nói gì mà bé chẳng nghe,
Thấy môi anh mấp máy mãi không nè ,
Nói đi, sao vẫn còn ngôì đó,
Không nói bé buồn, giận đấy nhe"

Bé có một chiêu cứ doạ hoài,
Cũng làm mền nhũn cả lòng trai,
Tôi đành lùi bước, chiêù cô tí,
Nhường bé yêu nào có chết ai,

"Anh nói bé yêu đẹp nhất đời,
Bằng lòng chưa hở, bé yêu ơi,
Nếu chưa, anh nói "Anh yêu bé"
Cho đến ngàn năm, chẳng đổi dời "

Cô bé tôi yêu, má ửng hồng,
Thì thầm "Anh chỉ ghẹo em không,
Là sao em đẹp bằng cô ấy,
Học giỏi, tài cao, chửa có chồng"

Cô bé tôi yêu lại muốn ghen,
Tôi nghe, vội nói lảng đi liền,
"Mình xuống nhà chơi, làm phụ mẹ,
Không chừng mẹ có chuyện nhờ em "

Kéo bé đứng lên, bước khỏi phòng,
Xuống nhà, mẹ đã nấu cơm xong,
Lisa nheo mắt, rồi ra dấu,
"Anh nợ bà mai, có nhớ không ?"

Mẹ, bé, em tôi nói ... nói ... cười,
Bữa cơm thanh đạm, thế mà vui,
Thịt bò xào cải làn xanh ngát,
Cá bống kho tiêu đậm, ngọt, bùi .

Bé ở bên tôi suốt buổi chiều,
Biển tình ngụp lặn với thương yêu,
Môi thơm từng nụ còn say đắm,
Mà nắng sau hè đã ngả xiêu .

Bé bước vào xe vẫn luyến lưu
Nhìn nhau còn muốn nói bao điều,
Bóng xe xa khuất, tôi còn đứng,
Tay tiễn đưa còn, mắt vẫn theo .


Cô Bé Tôi Yêu - Bài số 20

Cô bé tôi yêu trở lại trường,
Mang theo trăm nhớ với nghìn thương .
Mang theo nồng ấm và mê đắm,
Để lại tôi mình với gió sương .

Hai tháng bên nhau đẹp tuyệt vời,
Biể tình ngụp lặn chẳng hề vơi,
Hương tình còn lịm bờ môi thắm,
Mà phút chia ly đã đến rồi .

Cô bé tôi yêu lại vắng nhà,
Qua miên đất lạnh, bạt ngàn xa,
Mùa Đông nơi ấy trời băng gía,
Tuyết đổ ngập đường, gió buốt da .

Tôi tiễn cô đi một sáng buồn,
Trời còn xâm xẩm tối mờ sương,
Cỏ cây ủ rũ nằm im bóng,
Lá úa đầu Thu rụng cuối đường .

Cô lại ra đi, cách dậm ngàn,
Hẹn ngày trở lại lúc Hè sang,
Vòng tay xiết chặt còn lưu luyến,
Chân ngập ngừng xa, lệ ứa tràn .

Tôi đứng nhìn theo bé dặn dò,
"Bé đừng buồn nữa, bé đừng lo,
Noel này nghỉ, sang thăm bé"
"Nhớ đó, đừng quên để bé chờ"


Cô Bé Tôi Yêu - Bài số 21

Người yêu tôi gọi tối hôm qua,
Thỏ thẻ "Anh ơi ! nhớ qúa hà,
Anh nhớ em không sao chẳng nói ?
Chẳng thèm thăm hỏi đến người ta"

"Em nói sao anh mở miệng nè ?
Anh đang im lặng lắng tai nghe,
Tiêng em êm thể giòng thơ, nhạc,
Sao bỗng thay cung, đổi nhịp ... nhè ?"

"Anh lại chê em, đổi giọng nhè,
Hổng thèm nói nữa, cúp phôn nhe,
Cho anh ngồi đó mà chê trách,
Em giận anh rồi, thật đó nghe"

"Anh nhớ, anh thương nhất bé mà,
Bé đừng giận nữa tội anh nha,
Mỗi khi bé giận, ai dành dỗ,
Vì chúng mình giờ ở quá xa "

"Tội nghiệp anh yêu, bé hết buồn,
Bé hờn, giận để nhớ thương hơn,
Bé yêu anh nhất trên đời đó,
Bé hứa không hờn nữa chịu hôn ?

"Bé ngủ đi nghen, trễ lắm rồi,
Trăng tàn, gió lạnh, bé yêu ơi,
Ngày mai , mình nói yêu thương tiếp,
Gỏi bé nụ hôn, mộng tuyệt vời"




Cô Bé Tôi Yêu (Bài số 22)

Hôm qua tôi gọi bé tôi yêu,
Bảo bé rằng "Anh nhớ bé nhiêù,
Nhớ sáng quên ăn, đêm biếng ngủ,
Một mình thao thức với cô liêu .

Anh nhớ bé yêu, nhớ giọng cười,
Nhớ mùi hương tóc, nhớ bờ môi,
Nhớ đôi má thắm hồng trong nắng,
Nhớ mắt nhung đen, đẹp tuyệt vời .

Bé mới xa nhà mấy tháng thôi,
Mà anh cứ ngỡ mấy Đông rồi,
Nửa đêm thức giấc, nhìn trăng nhạt,
Lòng thấy thương, buồn, nhớ, bé ơi "

Tiếng bé xen trong tiếng sụt sùi,
"Anh làm bé khóc đó, anh ơi,
Hôm qua vào lớp ngồi nhơ ngẩn,
Thầy hỏi, bạn kêu, chẳng trả lời .

Bé nhớ anh nhiều nên ốm nhom,
Khẳng khiu như mấy cụ bà ròm,
Ra đường bé chẳng màng chưng diện,
Tan học xong về, cứ ở dorm"

"Bé hứa với anh, bé chẳng nhè,
Tiếng ai thút thít ? nói anh nghe ,
Bé đừng khóc nữa ... ờ hay nhỉ,
"Bé khóc làm anh cũng khóc nè"




Cô Bé Tôi Yêu (Bài số 23)

"Đầu năm anh chúc bé anh yêu,
Phú qúy, giầu sang, hạnh phúc nhiều,
Vui vẻ, trẻ hoài, xinh đẹp mãi,
Thông minh, tài giỏi, lắm chàng theo"

"Bé cám ơn anh chúc thật nhiều,
Nhưng mà bé chẳng muốn ai theo,
Chỉ cần anh nói yêu, thương bé,
Bảo đợi ngàn năm bé cũng chiều .

Bé chúc anh yêu vạn tốt lành,
Sáng ngời sự nghiệp lẫn công danh,
Giầu sang, tiền bạc vô như nước,
Nhưng chỉ yêu mình bé nhé anh ."

Cô bé tôi yêu khéo qúa trời,
Nói đi, nói lại, nhắc tôi thôi,
"Đừng quên trọn kiếp yêu tôi đấy,
Ong bướm, đa tình chết với tôi"




Cô Bé Tôi Yêu (Bài số 24)

"Hôm qua anh ạ, bé nằm mơ,
Bé thấy mình đang ngóng, đợi, chờ,
Một kẻ đa tình hay lỗi hẹn,
Bao lần để bé đứng bơ vơ .

Kẻ ấy nói năng rất ngọt ngaò,
Dỗ dành không để bé buồn lâu,
Nào mang qùa tặng, nào xin lỗi,
Bé qúa thương, yêu vội gật đầu"

"Kẻ đó là ai ? Thật hỗn hào,
Dám làm cho bé phải chờ lâu,
Dám làm cho bé anh yêu giận,
Để trói hắn vào đánh thật đau"

Kẻ đó là anh đấy chứ ai,
Làm như hông biết, chọc em hoài,
Em vừa mới lớn thì em đã,
Lọt lưới tình rồi, chẳng bạn trai"

"Bé kể anh nghe chuyện giấc mơ,
Chỉ nghe bé nói phải trông chờ,
Rồi sao kể tiếp anh nghe thử,
Có phải bé về xé hết thơ ?

"Bé thấy anh đi với một người,
Tóc thề, áo trắng thật xinh tươi,
Quàng tay, má dựa, ôi âu yếm,
Bé gọi nhưng anh chẳng trả lời"

Tiếng động bên hiên, bé giựt mình,
Nhìn qua song cửa, đã bình minh,
Giòng dư lệ ướt, nhoà chăn gối,
Bé trách, hờn anh - KẺ BẠC TÌNH"

"Bé của anh ơi, chớ tủi buồn,
Mắt huyền đừng để lệ trào tuôn,
Giấc mơ sao bé cho là thật ?
Ai phụ ai đâu ? bé trách, hờn ?"




Cô Bé Tôi Yêu (Baì Số 25)

"Biết thế, nhưng sao bé vẫn buồn,
Cố ngăn giòng lệ chẳng ngừng tuôn,
Mai đây, ví thử tình không vẹn,
Bé sẽ đau, buồn, khổ chết luôn"

"Tình cuả chúng ta vẫn mặn nồng,
Bé đừng "ví thử" nữa nghe không,
Lời yêu anh hứa không dời đổi,
Xa mặt, nhưng anh chẳng cách lòng .

Bé hãy yên vui dưới mái trường,
Ngày về ta sẽ, trọn yêu thương,
Xe hoa, lễ cưới anh mang đến,
Mừng đón cô dâu, pháo ngập đường."

"Giấc mộng không lành, bé bỏ qua
Anh đừng phụ bạc bé, anh nha,
Nếu không, bé biết anh tim lớn,
Bé mổ lấy ra để nhậm xà"

"Ý ẹ, lấy tim để nhậm xà,
Bé làm anh sợ, chết luôn a "
"Không tim anh sẽ không bay bướm,
Ở cạnh suốt đời với bé nha ?"




Cô Bé Tôi Yêu (Bài số 26)

"Bé biết, anh yêu, bé lớn rồi,
Bé không nhè, khóc nữa anh ơi,
Nhưng sao mắt ướt, ờ hay nhỉ,
Kià nhỏ em anh bụm miệng cười ".

"Hí !!! hí !!! Ông, bà giống trẻ con,
Mới đây nghe khóc đã cười dòn,
Hôm qua buồn bã, nay tươi rói,
Vừa nói thương yêu, lại giận hờn"

"Em nhỏ, ngủ đi, chị wính giờ,
Chuyện người lớn nói, cấm chen vô.
Bịt tai, nhắm mắt, chùm chăn lại,
Nhỏ muốn kẹo à, sáng chị cho"

"Em gái của anh chọc bé kìa,
Còn cười bé nữa ... đó anh nghe .
Im ngay qủy xứ anh mi bảo,
Ảnh ký đầu đau chớ có nhè"

Em gái của anh chọc bé hoài,
Bảo rằng bé chửa lấy anh Hai,
Mà đòi làm chị, coi chừng đó,
Chê bé chàng hiu, ốm, cẳng dài"

"Ừ nhỉ, thì ra cẳng bé dài,
Bé cao, bé ốm, bé mình dây,
Kẻ mong cao, ốm mà không được,
Bé chẳng muốn à, chắc nó sai"




Cô Bé Tôi Yêu (Bài số 27)

"Anh có chuyện gì dấu bé không ?
Nói đi cho bé được yên lòng,
Nói cho bé chẳng nghi ngờ nữa,
Đừng để đêm ngày, bé đợi mong"

"Anh có chuyện gì dấu bé đâu,
Mà sao bé cứ vấn vương sầu,
Mà sao bé cứ nghi ngờ mãi,
Để lệ tình buồn nhạt mắt nâu

Anh chẳng bao giờ dối bé đâu,
Ngày xưa anh có mối duyên đầu,
Hoa tình vừa nở thì tàn úa,
Người đã chôn vùi đáy biển sâu"

"Chuyện đó từ lâu, bé biết rồi,
Mỗi lần nhắc lại, lệ anh rơi,
Mỗi lần ra biển, anh thường đứng,
Đôi mắt đau thương, tiếc, ngậm ngùi .

Em gái của anh, kể hết rồi,
Anh đừng dấu bé nữa anh ơi,
Lệ Hoa, Phương Hạnh, Châu hàng xóm,
Bạn học, làm chung sở, mấy người ?"

"Bè bạn của anh có thật nhiều,
Nhưng anh chỉ có một người yêu,
Thủy chung anh hứa cùng cô ấy,
Sống khắc ghi lòng, chết bó theo .

Cô bé anh yêu, đẹp tuyệt vời,
Thông minh, tài giỏi lắm em ơi,
Thướt tha gót ngọc vườn xuân thắm,
Nguyệt thẹn, hoa nhường, bướm lả lơi"

"Cô bé anh yêu, đẹp thế à ?
Là ai ? anh nói bé nghe nha,
Anh không nhớ hở, anh vừa nói,
Anh chẳng bao giờ dối bé Nga"

"Cô ấy là ai, bé biết rồi,
Giả vờ không biết, thật hay chơi ?
Là cô con gái hay hờn dỗi,
Tên cổ là gì, bé đoán coi"




Cô Bé tôi Yêu (Bài số 28 )

"Cô bé ơi à, cô bé ơi,
Gọi cô từ sáng đến trưa rồi,
Hôm nay thứ bẩy không đi học,
Bộ giận anh sao chẳng trả lời .

Cô bé đâu rồi, cô bé ơi,
Party, họp mặt, chắc là vui ?
Movie với kép, tình ghê nhỉ ?
Quên mất anh sao chẳng trả lời ?"

"Bé tưởng rằng anh chẳng biết ghen,
Nhè đâu đôi mắt cũng vương ghèn,
Bé đi thư viên, quên mang máy,
Cùng Lisa nè, hỏi nó xem"

"Bé kể anh nghe một chuyện này,
Bé vào Thư Viện sáng hôm nay,
Cùng Loan, hai đứa đang tham khảo,
Project due vào sáng thứ thứ hai .

Lúc đó, bỗng dưng có một tên,
Áo quần diêm dúa, thật vô duyên,
Lại gần nhìn bé nheo nheo mắt,
Người đẹp ơi !!! mình chửa biết tên"

"Nè chị của tôi đã có chồng,
Còn tôi cũng vậy chẳng phòng không,
Hỏi tên chi thế, be he hả ?
Không sợ dao bay, súng ... cắc ... đùng ... ?"

Tên đó nghe xong, bước vội vàng,
Lisa và bé đứng cười vang,
Dê non gặp phải hai chằng lửa,
Không tránh coi chừng tật lại mang"




Cô Bé Tôi Yêu (Bài số 29)

"Bé của anh yêu giỏi quá trời,
Đuổi chàng dê nhí chạy cong đuôi,
Khi nghe nữ chúa rừng xanh rống,
Beo, gâú, hùm, voi cũng phải lùi .

Bé của anh yêu giỏi thật mà,
Lại còn xinh đẹp tợ Hằng Nga,
Cho anh gởi bé, hôn ngàn cái,
Ghi sổ, hè về trả gấp ba"

Tiếng bé đầu giây, khúc khích cười,
"Anh chàng bay bướm, đẹp trai ơi !!!
Anh chê bé dữ như sư tử,
Giờ lại khen xinh, nịnh, lắm lời .

Anh chỉ suốt ngày ghẹo bé thôi,
Coi chừng bé giận nữa cho coi,
Hè này về, bé hông thèm đến,
Hôn hở, đừng mong, nhịn, đáng đời"

Cô bé sinh ra ở chốn này,
Thế mà tiếng Việt thật là hay,
Vừa nghe "Nữ Chúa Rừng Xanh rống,
Cọp chạy, voi lùi đã biết ngay,

Cô bé lớn lên ở quận Cam, (Orange County, USA)
Dịu dàng cô nói giọng miền Nam,
Du dương, thảnh thót, ôi chao ... ngọt !!!!!
Nghe suốt đêm ngày, vắng vẫn ham .

"Này bé yêu ơi, chỉ mới đùa,
Thế mà đã giận ? khổ anh chưa,
Cho anh xin lỗi, cười lên nhé,
Nước bể đầy rồi, chẳng muốn mưa"




Cô Bé Tôi Yêu (Bài số 30)

Cô bé tôi yêu mới ghé nhà
Bảo rằng : "Bé muốn dạo Bolsa,
Tuần sau, đám cưới người anh họ,
Anh nhớ đi cùng với bé nha .

Bé muốn anh đi gặp họ hàng,
Chú, cô vừa ở Việt Nam sang,
Đang mong nhìn mặt anh, còn hỏi,
Sao Bé yêu hơn cả ngọc, vàng ???

Bé bảo rằng anh rất dịu dàng,
Thông minh, tài giỏi, lại cao sang,
Hào hoa nhưng ảnh chung tình lắm,
Yêu bé cũng hơn cả ngọc vàng"

Bé đã yêu anh đến thế sao ?
Còn anh yêu bé kém đâu nào ,
Lại đây hai đứa mình đo thử,
Bé kiễng chân nè ... cũng chẳng ... cao .

Bé đứng chờ anh một chút thôi,
Một ..., hai ..., ba ..., bốn ... đó xong rồi,
Mình đi bé hở, à quên nữa,
Loan chở mẹ vừa đến bạn chơi"




Cô Bé Tôi Yêu (Bài số 31)

Thứ Bẩy Bolsa thật lắm người,
Xe tìm chỗ đậu, cũng mòn hơi,
Vòng qua, lượn lại vài ba bận,
"Chỗ trống, kìa anh ... lại mất rồi"

Hai đứa dìu nhau dưới nắng hồng,
Qua rừng xe đậu, bước vào trong,
Vòng tay xiết chặt, tôi âu yếm,
"Mấy cậu ghen kìa, bé thấy không ?"

"Anh chỉ ngọt ngaò nịnh bé thôi,
Nhìn xem mấy cổ chúm nhau cười,
Chắc là chê bé chàng hiu, xấu,
Đi với anh nè, chẳng xứng đôi"

"Bé chẳng tự tin, lại đoán mò,
Mới đây gương mặt đã buồn xo,
Nhìn xem mấy cổ thân Bồ, Tượng,
Lùn, thấp lại còn béo, mập, to

Bé của anh yêu, đẹp nhất đời,
Đẹp hơn tiên nữa, bé yêu ơi,
Không ai duyên dáng, xinh hơn bé,
Bé hổng tin à, hỏi mẹ coi"

Bé nhéo tay tôi khúc khích cười,
Thôi đừng lẻo mép nưã anh ơi,
Người ta xinh đẹp như tiên nữ,
Anh lại chê lùn, béo, giống voi"




Cô Bé Tôi Yêu (Bài số 32)

"Chào chị, em là HLH,
Chú Dee, hồi đó ở chung nhà,
Mấy năm, chú chẳng lần thăm viếng,
Quên cháu rồi mà, tệ lắm nha"

Nói với bé rằng "Đây Cháu H,
Hôm xưa, anh ở đậu, chung nhà,
Bố anh, bố cổ thân nhau lắm,
Cánh sắt tung trời bảnh lắm nha"

Bé hết nhìn tôi lại ngó H,
Ô hay, không phải vậy đâu à,
Đa nghi xấu lắm đừng nhe bé,
Anh hở, chung tình nhất đó nha"

Bé kéo LH lại ghế ngồi,
BảO tôi "Anh lại chỗ kia chơi,
Để em với cổ, ngồi tâm sự
Chuyện vãn đó mà, một lát thôi"

Chừng nửa tiếng sau, bé gặp tôi,
"Đi dâu, cho bé kiếm mòn hơi,
LH gởi bé, lời "Chào Chú,
Có rảnh hai người ghé cháu chơi"

Không biết LH đã nói gì,
Sao giờ cô bé lại vui ghê,
Miệng cô chúm chím, làn môi mọng,
Má lúm đồng tiền, mắt chớp lia .

Tôi hỏi "LH nói bé gì ?
"Chuyện anh, chuyện cổ, hỏi làm chi,
Bây giờ, bé đói, đi vào quán,
Bé muốn ăn tô hủ tiếu mì"





--------------------------------------------------------------------------------

Cô Bé Tôi Yêu (Bài số 33)

Hồi tối, qua thăm thấy bé buồn,
Nghẹn ngào, đôi mắt lệ còn vương,
"Chuyện chi cô bé ?", "Anh còn hỏi,
Tuần tơi chia xa, bé tựu trường .

"Chết chửa, anh quên cả tháng ngày,
Men tình vừa nhắp vẫn còn say,
Lửa tình đang cháy cao ngùn ngụt,
Nào muốn xa lià chỉ phút giây"

"Anh có nghĩ gì đến bé đâu,
Xa nhau, anh chẳng vấn vương, sầu,
Xa nhau, mặc sức anh bay bướm,
Để bé phương trơì nhớ, xót, đau .

Bốn năm, hai đứa đã yêu nhau,
Bé đã trao anh giấc mộng đầu,
Đừng để mộng tan, tình lỡ, dở,
Đêm đêm mình bé với trăng sâù"

"Đừng trách anh như kẻ bạc tình,
Trăm năm, anh hứa trọn ba sinh,
Nghìn năm, anh hứa không dời đổi,
Hạnh phúc muôn đơì bé với anh"




Cô Bé Tôi Yêu (Bài số 34)

"Hè chửa sang Thu đã lạnh rồi
Nơi này buồn, chán qúa anh ơi,
Nằm nghe gió thoảng ngoài song cưả,
Chỉ thấy lòng buồn, dạ buốt thôi ."

Cô bé đầu giây thở ngắn, dài,
Ngậm ngùi, mềm nhũn cả lòng trai,
"Xa nhau chỉ độ ba ngàn dậm,
Bé tưởng đâu rằng đất vỡ hai"

Cô bé đâu giây lại sụt sùi,
"Đèn mờ, phòng vắng, lạnh anh ơi,
Canh khuya các bạn đều say ngủ,
Chỉ có riềng mình bé thức thôi"

"Anh tặng bé yêu con gấu trắng,
Hôm ra tiễn bé ở phi trường,
Sao không để nó nằm bên cạnh,
Ôm nó vào lòng, đỡ nhớ thương"

"Bé để hình anh trên gối nhe,
Gấu nằm bên cạnh bé đây nè,
Nhưng sao có thể bằng anh được,
Săn sóc, nuông chiều lẫn chở che"

"Bé mới xa anh có mấy ngày,
Ra vào anh cứ ngỡ mình say,
Đêm đêm ra đứng nhìn trăng nhạt,
Tưởng nhớ người tình tận cuối mây"

Đêm đã khuya rồi bé ngủ đi,
Để anh ru bé khúc tình si
Tay anh bé gối, vai kề má,
Mình cạnh nhau nè, Bé ngủ đi"




Cô Bé Tôi Yêu (Bài số 35)

Cô bé tôi yêu, lại dỗi, hờn,
Bảo rằng : "Em thấy thật cô đơn,
Đông, Tây hai ngả, mình xa cách,
Em biết làm sao để hết buồn ?"

Cô bé tôi yêu, cứ dỗi, hờn,
Bảo rằng : "Em muốn được yêu hơn,
Ngày, đêm muốn được nghe anh nói,
Muôn kiếp tình ta vẫn vẹn tròn"

Cô bé tôi yêu vẫn dỗi, hờn,
Bảo rằng :"Muốn được chuộng chiều hơn,
Mỗi khi giận dỗi, anh âu yếm,
Năn nỉ xong đền mấy nụ hôn"

Cô bé tôi yêu, vẫn dỗi, hờn,
Bảo rằng : "Đêm vắng lệ em tuôn,
Không anh, em thấy đời vô nghiã,
Trăm nhớ, nghìn thương triũ nặng hồn"




Cô Bé Tôi Yêu (Baì số 36)

Cô bé tôi yêu gọi tối qua,
Bảo rằng "Thứ Sáu, đón em nha,
Máy bay sẽ đến phi trường Los,
Vào lúc mười giờ, cổng số ba"

Em nói anh nghe một chuyện này,
Hoàn toàn bí mật, chửa ai hay,
Thu này, em chẳng xa anh nữa,
Tuần lễ gần anh đủ bẩy ngày .

"Thật hả ? hay em chỉ nói đùa ?
Hai năm học cuối, vẫn còn chưa,
Bộ em bỏ học luôn rồi hở ?
Anh chẳng tin đâu, chớ dối lừa"

"Anh tưởng rằng em bỏ học sao ?
Em đâu nói bỏ học hồi nào,
Hai năm học cuối không xa lắm .
Anh chẳng thích à, hãy nói mau"

Cô Bé tôi yêu lại sắp nhè,
"Thôi mà, cưng ạ, chẳng đùa nhe,
Gần nhau sao lại không vui chứ,
Ngụp lặn biển tình hạnh phúc nghe"




Cô Bé Tôi Yêu (Baì số 37)


Cô bé tôi yêu giận nữa rồi,
Suốt ngày Chủ Nhật chẳng sang chơi,
Gọi cô chỉ thấy lời cô nhắn,
"Đừng nói, không nghe, chớ lắm lời"

Cô bé tôi yêu mãi dỗi, hờn,
Gọi hoài, cô ấy chẳng cầm phôn,
Để tôi ngơ ngẩn ra, vào ngóng,
Đêm thức tương tư, sáng, tối buồn.

Hồi tối hôm qua, tôi ghé nhà,
Mẹ cô vào gọi, chẳng thèm ra,
Bố cô cười, bảo : "Ờ hay nhỉ,
Cái tánh giận, hờn giống mẹ nha "

Ông bắt tay tôi, kéo ghế ngồi,
Miệng cười, nheo mắt, ngắm, nhìn tôi,
"Đào hoa, nhưng cũng chung tình lắm,
Chắc lại ghen, hờn bóng gío thôi "

Ông tiếp :"Hai con có chuyện gì ?
Con ngồi kể lại chú nghe đi,
Mấy hôm, nó chẳng màng ăn, uống,
Cứ ở trong phòng, chẳng nói chi "

"Thưa chú nào đâu có chuyện gì,
Tuần qua, con đến rủ N đi,
Ăn kem, uống nước, ngồi nghe nhạc,
Con gặp lại người bạn cố tri .

Cô ấy cùng con học một trường,
Từ hồi lớp một ở quê hương,
Xa nhau lúc ấy mười lăm (15) tuổi,
Chưa một lần nào hứa, nhớ, thương .

Mười mấy năm rồi mới gặp nhau,
Quê người, thăm hỏi một đôi câu,
Tình xưa chẳng thắm, giờ sao thắm,
Nói mãi không nghe, cứ lắc đầu"

Xin phép chú xong, mở cửa phòng,
Cô nằm nghiêng gối mặt vô trong,
Lại gần, âu yếm tôi rờ trán,
"Em bị cảm à, có bớt không ?"

Cô bé nằm im, chẳng trả lời,
Chẳng thèm quay lại, ngó nhìn tôi,
Vai gầy, tóc xoả, rung rung nhẹ,
Đừng khóc, đau lòng lắm bé ơi !

"Quay lại nghe anh nói mấy lời,
Đừng buồn anh nữa bé yêu ơi,
Hôm xưa anh nói : "Anh yêu bé,
Muôn kiếp, ngàn năm chẳng đổi dời .

Nếu lỡ mai đây, có một ngày,
Bé yêu người khác, nói chia tay,
Anh như cây héo trên sa mạc,
Đứng giữa trưa hè, chẳng bóng mây .

Nếu lỡ mai đây, có một ngày,
Không yêu anh nữa, bé chia tay,
Anh thề anh chẳng yêu ai khác,
Sẽ sống cô đơn trọn kiếp này "

Cô chẳng cho tôi nói hết lời,
Chồm lên xiết chặt, đặt lên môi,
Nụ hôn nồng cháy, rồi âu yếm :
"Đừng nói, không nghe, chớ lắm lời"




Cô Bé Tôi Yêu (Bài số 38)

Trong ngày tình lễ Valentine,
Cô bé tôi yêu bận áo dài,
Màu trắng từ xưa, tôi vẫn thích,
Đôi tà theo gió nhẹ nhàng bay .

Nép sát vào tôi, bé mỉm cười,
"Chiều anh, bé mặc để anh vui,
Kìa người qua, lại đang nhìn bé,
To nhỏ, thì thầm, ngượng chết thôi"

"Chiếc áo trắng tinh đẹp tuyệt vời,
Người ta chiêm ngưỡng đó em ơi,
Việt Nam có bốn ngàn năm sử,
Anh dũng, oai hùng khắp mọi nơi"

"Dù có tha phương ở xứ người,
Chúng mình mãi, vẫn Việt Nam thôi,
Đông, Tây hai ngả, dù xa cách,
Tình của Quê Hương chớ đổi dời"

Cô bé nhìn tôi, khẽ gật đầu,
"Anh yêu, bé hứa mãi về sau,
Ra đường bé sẽ hiên ngang mặc,
Áo Việt Nam mình, chẳng ngại đâu"




Sinh Nhật Bé Yêu

Hôm qua Sinh Nhật bé tôi yêu,
Tôi đến nhà cô lúc xế chiều,
Nắng đã nhạt màu qua kẽ lá,
Đường lên dốc đá, gío hiu hiu .

Cô đứng chờ tôi trước cửa vào,
Vòng tay âu yếm, nụ hôn trao,
Bờ môi chín mọng và thơm ngát,
Cho đến hôm nay vẫn ngọt ngào .

Tôi đứng bên cô, chẳng muốn rời,
Cô cười, nhè nhẹ kéo tay tôi,
Đi anh, đừng để ba me đợi,
Bè bạn thân, quen đến cả rồi .

Tôi nắm tay cô, vội bước vào,
Trong nhà đèn thắp sáng, xôn xao,
Mẹ, cha, chú, bác, cô, dì cậu,
Hai đứa lại bên kính cẩn chào .

Cô kéo tôi ra gặp mọi người,
Sau vườn, bè bạn đến chung vui,
Bắt tay, thăm hỏi, dăm lời chúc,
Vang vọng ngoài, trong, tiếng nói cười .

Móc túi đưa cô chiếc hộp hồng,
"Mừng em Sinh Nhật, thích hay không ?
"Kim Cương Rolex, anh hoang qúa"
"Đồ giả, anh mua mấy chục ... đồng"

"Mẹ sẽ mắng em, chẳng dạy ... chồng,
Anh đừng hoang phí nữa nghe không,
Tiền dư, mẹ dặn : dành khi túng,
Nắng Hạ phải phòng lúc tuyết Đông .

Hoang phí còn thêm dám ngụy lời,
Tội này phạt nặng lắm anh ơi,
Lại đây, em nói cho anh biết,
Phạt phaỉ yêu em suốt cả đời"

"Anh chúc cho em vạn tốt lành,
Sáng ngời sự nghiệp lẫn công danh,
Ra trường, mai mốt thành ... NGƯÒI LỚN,
Tiền bạc 'đừng tiêu ' ...( à quên) ... ' dư tiêu ', nhớ để dành"

Cô bé nhìn tôi khúc khích cười,
Tối ngày, anh chỉ ghẹo em thôi,
Hôm nay Sinh Nhật, tha anh đó"
"Anh biết, không - anh sẽ ... tím người"

Bản nhạc Birthday trổi nhịp nhàng,
Mọi người cùng cất tiếng ca vang,
Chúc cô trẻ, đẹp, giầu, sang nữa,
Và chúc cô thêm một tuổi vàng .

"Thổi nến đi em, nhớ nguyện cầu,
Cho mình hai đứa mãi bên nhau,
Trăm năm hạnh phúc, không dời đổi,
Dù có răng long, có bạc đầu"

Chiếc bánh to, chia mấy chục phần,
Cô mời chú, bác, cậu, song thân,
Rồi mời bè bạn cùng gia quyến .
Đĩa bánh dừa non ruột trắng ngần .

Miếng bánh ăn chung ngọt ... ngọt ... bùi,
Đêm về nằm nhớ mãi không nguôi,
Vòng tay ngà ngọc, bờ môi ấm,
Giây phút bên nhau thật tuyệt vời .
Tác giả: DVHoDiep

Chuyện chỉ có ở Việt Nam - "Thằng ngân hàng Agribank" này cũng chơi tớ nhiều lần đấy

Quận 9, TP.HCM: Agribank bất ngờ yêu cầu khách hàng rút tiền tiết kiệm
(PL)- Tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) quận 9, những ngày qua khách hàng đã bất ngờ nhận được thông báo yêu cầu ra rút tiền tiết kiệm về và phải gửi lại với lãi suất thấp hơn.
Tất cả khách hàng đến ngân hàng này đều được trao ngay một tờ thông báo về việc ngân hàng sẽ tự ý điều chỉnh hạ lãi suất tiết kiệm, kể cả những khoản tiền đã gửi từ trước đó nhiều tháng.

Trao đổi với Báo Pháp Luật TP.HCM, ông Vũ Minh Tân, Trưởng Văn phòng đại diện miền Nam, kiêm Phó Tổng Giám đốc Agribank, cho biết: “Vừa qua, ở Chi nhánh Agribank quận 9 (TP.HCM) có huy động lãi suất kỳ hạn ngắn là 12 tháng, thậm chí là 24 tháng. Đến giai đoạn hiện nay, tình trạng làm ăn lỗ xảy ra rất cao nên chúng tôi có mời khách hàng đến vận động rút tiền tiết kiệm và gửi lại để hỗ trợ cho ngân hàng. Nếu khách hàng nào đồng ý thì hỗ trợ ngân hàng, còn không đồng ý thì ngân hàng cũng không ép, chúng tôi vẫn phải trả lãi bình thường cho họ”.

Đại học Vinh phải liên đới chịu trách nhiệm

(Toquoc) - “Một đơn vị không có chức năng đào tạo như Liên hiệp Khoa học SXTM & Hỗ trợ DN, nhưng ngang nhiên ra Thông báo tuyển sinh và Giấy gọi nhập học cao học là vi phạm. Về phía ĐH Vinh cũng phải chịu trách nhiệm trước Bộ vì để xảy ra việc này.” - TS.Nguyễn Lê Hương, P.Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, khẳng định với Tổ Quốc.

TS.Nguyễn Lê Hương: “Nếu mức độ ảnh hưởng của vụ này lớn, chúng tôi sẽ chuyển cho Thanh tra Bộ vào cuộc.” (Ảnh: T.A).

Sau khi phát hiện và thông tin về những sai phạm trong quá trình tổ chức khóa liên kết đào thạc sĩ ngành Quản lý Giáo dục và ngành Toán giữa Liên hiệp Khoa học Sản xuất Thương mại & Hỗ trợ doanh nghiệp (Viết tắt: Liên hiệp) với Trường Đại học (ĐH) Vinh, phóng viên Báo Tổ Quốc đã có cuộc trao đổi với TS.Nguyễn Lê Hương, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ Giáo dục-Đào tạo) - cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực đào tạo sau ĐH.

Bà Hương cho rằng: “Việc Liên hiệp ban hành Thông báo tuyển sinh đào tạo thạc sĩ số 15/LHKH-HĐKH và Giấy báo nhập học hệ đào tạo thạc sĩ số 16/LHKH-HĐKH, gửi các học viên là hoàn toàn trái thẩm quyền. Theo quy định, thẩm quyền này thuộc về cơ sở có chức năng đào tạo sau ĐH, cụ thể ở đây, là ĐH Vinh.”

PV: Vậy, trong trường hợp này, Liên hiệp nói trên được phép làm gì, thưa bà?

+ Liên hiệp này chỉ có thể tiến hành bố trí, chuẩn bị về mặt hậu cần - tức là lo cơ sở vật chất, phòng học, nơi ăn nghỉ cho học viên tham gia khóa học.

Mọi hoạt động liên quan đến công tác giảng dạy, tổ chức thi tuyển đầu vào khóa cao học này phải do ĐH Vinh đảm nhiệm.

PV: Bà nghĩ như thế nào khi học viên chưa học, chưa thi, nhưng vẫn có giấy báo “công nhận” đã đỗ thạc sĩ?

+ Tôi quá ngạc nhiên trước sự việc này! Bởi, học viên chưa học bồi dưỡng các chuyên đề sau ĐH, chưa trải qua kỳ thi tuyển mà Liên hiệp đã gửi giấy báo nói rằng, học viên đã trúng tuyển khóa đào tạo cao học là một sai phạm nghiêm trọng. Việc này, trước đây, chưa từng xảy ra bao giờ.

PV: Một đơn vị vốn chỉ có chức năng tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ cho các doanh nghiệp như Liên hiệp trên lại đứng ra tổ chức đào tạo thạc sĩ ngành Quản lý Giáo dục và Toán - có phải là điều lạ, thưa bà?

+ Thông thường một tổ chức, đơn vị liên kết với một trường ĐH là để đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực của nội bộ đơn vị đó. Nhưng ở đây, Liên hiệp lại tổ chức chiêu sinh học viên bên ngoài là điều tôi chưa từng thấy.

Mặt khác, Liên hiệp này với chức năng sản xuất thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp, thì cần những chương trình bồi dưỡng và đào tạo sau ĐH gần với lĩnh vực hoạt động của mình như ngành kinh tế hay quản trị kinh doanh mới phù hợp, đằng này lại liên kết đào tạo Quản lý giáo dục và Toán học thì quả thực là khó hiểu!

Đó là chưa nói tới việc, một đơn vị ở Hà Nội, vì sao lại vào tận Nghệ An để đề nghị mở liên kết đào tạo?

Dù không có thẩm quyền, nhưng Liên hiệp Khoa học SXTM & Hỗ trợ doanh nghiệp vẫn ra Thông báo 15/LHKH-HĐKH tuyển sinh đào tạo thạc sĩ.

(Ảnh: T.A).

PV: Trước khi mở khóa liên kết đào tạo thạc sĩ này, ĐH Vinh có báo cáo Bộ không, thưa bà?

+ Đến thời điểm này, ngoài thông tin do báo chí cung cấp, chúng tôi chưa nhận được một báo cáo nào từ Trường ĐH Vinh xung quanh khóa liên kết đào tạo này.

PV: Dư luận cho rằng, trong vụ này, ĐH Vinh đã phó mặc mọi việc cho đối tác (Liên hiệp) nên đã bị đối tác lợi dụng làm những việc trái thẩm quyền?

+ Trường ĐH Vinh sẽ phải chịu trách nhiệm trước Bộ Giáo dục-Đào tạo về việc này.

Thông thường, khi các cơ sở đào tạo tổ chức các chương trình bồi dưỡng, thì “anh” phải phân định trách nhiệm rõ ràng cho đơn vị phối hợp chứ không thể để họ tự tung, tự tác như thế được.

Tháng 11/2008, Bộ Giáo dục-Đào tạo cũng có đợt kiểm tra đánh giá các chương trình đào tạo thạc sĩ tại trường này. Theo đó, chúng tôi có nghe phản ánh ĐH Vinh tổ chức một số lớp bồi dưỡng về quản lý giáo dục, sau đó lại sử dụng kết quả học tập những môn này để cho học viên miễn học một số môn tương tự trong quá trình học cao học, nhưng phía ĐH Vinh lại nói là không có chuyện đó.

PV: Vậy, hướng xử lý của Bộ Giáo dục-Đào tạo về vụ việc này như thế nào, thưa bà?

+ Chúng tôi sẽ làm việc với ĐH Vinh để làm rõ vì sao trong cùng một ngày (16/01/2009), khi ĐH Vinh vừa ra văn bản 133/ĐHV-SĐH đồng ý việc mở liên kết đào tạo sau ĐH, thì Liên hiệp này lại có ngay Thông báo tuyển sinh và Giấy báo nhập học trái thẩm quyền như vậy. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ làm rõ chương trình, kế hoạch của ĐH Vinh và vai trò của Liên hiệp trong việc này. Có thể, Bộ sẽ có công văn yêu cầu ĐH Vinh phải báo cáo, giải trình rõ thêm. Nếu mức độ ảnh hưởng của nó lớn, chúng tôi sẽ chuyển cho Thanh tra Bộ để họ vào cuộc.

PV: Cảm ơn bà!

Sa thải người ký văn bản trái thẩm quyền

Theo nguồn tin của Tổ Quốc, sau khi những sai phạm trong khóa liên kết đào tạo này bị báo chí phanh phui, Tổng Giám đốc Liên hiệp khoa học SXTM và Hỗ trợ doanh nghiệp đã ký Quyết định 15/2009/QĐTC-LH sa thải ông Trần Đức Hà, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học thuộc Liên hiệp. Ông Hà chính là người đã ký ban hành Giấy báo nhập học có dấu hiệu giả mạo. Bởi, học viên chưa thi tuyển những vẫn công nhận họ đã trúng tuyển cao học./.

Dừng lớp bồi dưỡng sau ĐH để làm rõ sai phạm

(Toquoc) - Cùng với việc ký quyết định dừng lớp bồi dưỡng sau ĐH của Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh, Liên hiệp Khoa học SXTM và Hỗ trợ DN cũng hủy giấy Thông báo nhập học trái thẩm quyền và trả lại tiền cho học viên.

Không vì thu nhập mà đánh mất thương hiệu!

Trao đổi với phóng viên Tổ Quốc, ông Ngô Sỹ Tùng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học (ĐH) Vinh, thừa nhận, những sai phạm trong quá trình tổ chức liên kết đào tạo với Liên hiệp Khoa học Sản xuất thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp (viết tắt: Liên hiệp) đã làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và thương hiệu của Trường ĐH Vinh.

Ông Ngô Sỹ Tùng (trái): “Qua sự việc này, chúng tôi nhận ra rằng, uy tín và thương hiệu của ĐH Vinh mới là điều quan trọng.”. (Ảnh: T.A)

“Theo đó, tất cả các Giấy báo nhập học và Thông báo tuyển sinh mà Liên hiệp này đã ký, ban hành là trái với nội dung công văn số 133/ĐHV-SĐH của trường; đồng thời vi phạm quy chế tuyển sinh, đào tào, bồi dưỡng sau ĐH của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Vì vậy, ngay khi nhận được thông tin, Hiệu trưởng trường ĐH Vinh đã quyết định dừng ngay lớp học để làm rõ vấn đề.” - ông Tùng nói.

Được biết, trong công văn 133/ĐHV-SĐH, ĐH Vinh nêu điều kiện, các lớp bồi dưỡng sau ĐH chỉ được tiến hành khi giữa trường và Liên hiệp đã ký kết hợp đồng đào tạo. Thế nhưng, trên thực tế, trong khi hợp đồng chưa ký, nhưng không hiểu vì lý do gì ĐH Vinh vẫn vội vàng đưa giáo viên ra Hà Nội để mở lớp bồi dưỡng chuyên đề?

Về chi tiết này, ông Tùng cho biết, những chuyên đề nêu trên không phải là chương trình bồi dưỡng sau ĐH mà chỉ là những chuyên đề bổ túc kiến thức. Cụ thể, theo quy chế, để được tham gia khóa đào thạc sĩ ngành Quản lý giáo dục, học viên cần phải trải qua khóa bổ túc kiến thức về quản lý của ngành mà mình sẽ theo học…

Ở đây, mặc dù ông Tùng cố lập luận 3 chuyên đề trên không phải là chương trình bồi dưỡng sau ĐH để nói rằng trường minh không vi phạm, nhưng rõ ràng việc mở các lớp bồi dưỡng kiến thức này của ĐH Vinh tại Liên hiệp là không nằm ngoài mục đích hướng tới việc đào tạo thạc sĩ, trong khi mọi thủ tục cần thiết để liên kết đào tạo thạc sĩ giữa hai bên vẫn chưa được tiến hành.

Do vậy, trong trường hơp này, có thể đặt câu hỏi: Phải chăng vì lợi ích thu được từ khóa liên kết đào tạo này lớn, nên ĐH Vinh đã “quên” những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức đào tạo và đã phó mặc mọi chuyện để đối tác tự tung, tự tác dẫn tới sai phạm? - (PV). Ông Tùng nói: “Sự việc này thực sự là bài học kinh nghiệm đối với chúng tôi trong vấn đề liên kết đào tạo!”

Ngoài ra, ông Tùng còn cho biết: “Do muốn tạo công ăn việc làm cho giáo viên để tăng nguồn thu nhập nên trường đã tổ chức các liên kết đào tạo và cử giáo viên đi dạy một số nơi. Tuy nhiên, sau những gì vừa mới xảy ra, chúng tôi thấy rằng, uy tín và thương hiệu của ĐH Vinh mới là lớn và quan trọng.”

Tổng Giám đốc Liên hiệp thừa nhận sai phạm

Trong một diễn biến khác, mới đây, Liên hiệp cũng đã ra Quyết định hủy Giấy báo nhập học số 16/LHKH-HĐKH ngày 16/01/2009 do ông Trần Đức Hà ký ban hành; đồng thời ký Quyết định số 15/2009/QĐTC-LH kỷ luật cho ông này thôi việc.

Tiếp đó, Liên hiệp cũng đã hoàn trả lại tất cả số tiền mà trước đó đã thu của các học viên.

Cá nhân ông Đào Đình Huyên, Tổng Giám đốc Liên hiệp, trong một văn bản giải trình về vụ việc, cũng đã chính thức thừa nhận: “Sau sự việc này, tôi thấy trong đó có một phần trách nhiệm của bản thân, người đứng đầu cơ quan… Liên hiệp xin tiếp thu và tích cực xử lý, tránh để xảy ra những việc không tốt như báo chí nêu.”./.